Trắc nghiệm Tinh bột và Xenlulozơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho 50 gam hỗn hợp X gồm glucozơ và saccarozơ vào nước thu dược dung dịch Y. Dung dịch Y này làm mất màu vừa đủ 160 gam dung dịch brom 20%. % khối lượng của saccarozơ trong hỗn hợp X là:
A. 40%
B. 28%
C. 72%
D. 25%
-
Câu 2:
Thuỷ phân 62,5 gam dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit (vừa đủ) được dung dịch X. Cho dung dịch AgNO3/NH3 vào X và đun nhẹ được m gam Ag (biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn). Giá trị của m là
A. 13,5.
B. 7,5.
C. 6,75.
D. 10,8.
-
Câu 3:
Thủy phân hoàn toàn 3,42 gam hỗn hợp X gồm saccarozơ và mantozơ thu được hỗn hợp Y. Biết rằng hỗn hợp Y phản ứng vừa đủ 0,015 mol Br2. Tính khối lượng mỗi loại đường có trong hỗn hợp.
A. 17,1 gam và 18,2 gam
B. 18,4 gam 19,56 gam
C. 17,1 gam và 17,1 gam
D. 16,5 gam và 18,1 gam
-
Câu 4:
Saccarozơ và mantozơ đều là đisaccarit vì
A. Có phân tử khối bằng 2 lần glucozơ.
B. Phân tử có số nguyên tử cacbon gấp 2 lần glucozơ.
C. Thủy phân sinh ra 2 đơn vị monosaccarit.
D. Có tính chất hóa học tương tự monosaccarit.
-
Câu 5:
Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau là
A. Đều được lấy từ củ cải đường.
B. Đều có trong “huyết thanh ngọt”.
C. Đều bị oxi hoá bởi ion phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]+.
D. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam.
-
Câu 6:
Một nhà máy đường mỗi ngày ép 30 tấn mía. Biết 1 tạ mía cho 63 lít nước mía với nồng độ đường 7,5% và khối lượng riêng 1,103 g/ml. Giả sử hiệu suất của quá trình tinh chế là 100%. Khối lượng đường thu được là:
A. 1563,5kg.
B. 1163,1 kg.
C. 113,1 kg.
D. 1361,1 kg.
-
Câu 7:
Từ 1 tấn tinh bột chứa 20% tạp chất trơ có thể sản xuất được bao nhiêu kg glucozơ nếu hiệu suất của quá trình sản xuất là 80% ?
A. 1777 kg.
B. 711 kg.
C. 666 kg.
D. 71 kg.
-
Câu 8:
Thủy phân 324 gam tinh bột với hiệu suất của phản ứng là 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 250 gam.
B. 300 gam.
C. 360 gam.
D. 270 gam.
-
Câu 9:
Thủy phân hỗn hợp gồm 0,02 mol saccarozơ và 0,01 mol mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì lượng Ag thu được là:
A. 0,090 mol.
B. 0,095 mol.
C. 0,12 mol.
D. 0,06 mol.
-
Câu 10:
Đun nóng dung dịch chứa 8,55 gam cacbohidrat X với một lượng nhỏ HCl. Cho sản phẩm thu được tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thấy tạo thành 10,8 gam Ag kết tủa. Hợp chất X là:
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Tinh bột
D. Saccarozơ
-
Câu 11:
Lấy 34,2 gam đường saccarozơ có lẫn một ít đường mantozơ đem thực hiện phản ứng tráng gương với lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 0,216 gam Ag. Độ tinh khiết của mẫu đường saccarozơ này là:
A. 80%
B. 85%
C. 90%
D. 99%
-
Câu 12:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau: CO2 → X → Y → Z. Các chất X, Y, Z là
A. Tinh bột, xenlulozo, ancol etylic, etilen.
B. Tinh bột, glucozo, ancol etylic, etilen.
C. Tinh bột, saccarozo, andehit, etilen.
D. Tinh bột, glucozo, andêhit, etilen.
-
Câu 13:
Cho sơ đồ: CO2 (1) → (C6H10O5)n (2) → C6H12O6 (3) → C2H5O (4) → CH3COOH
Tên gọi của phản ứng nào sau đây là không đúng:
A. (3): Phản ứng lên men ancol.
B. (4): Phản ứng lên men giấm.
C. (2): Phản ứng thủy phân.
D. (1): Phản ứng cộng hợp.
-
Câu 14:
Cho các chất: glucozơ, saccarozơ, mantozơ, xenlulozơ, fructozơ, tinh bột. Số chất đều có phản ứng tráng gương và phản ứng khử Cu(OH)3/OH- thành Cu2O là.
A. 4
B. 2
C. 3
D. 5
-
Câu 15:
Cacbohidrat Z tham gia chuyển hóa:
Z + Cu(OH)2/OH- → dung dịch xanh lam
Z (to) → kết tủa đỏ gạch
Vậy Z không thể là chất nào trong các chất cho dưới đây?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Mantozơ
-
Câu 16:
Có các phản ứng sau: phản ứng tráng gương (1); phản ứng với I2 (2); phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam (3); phản ứng thuỷ phân (4); phản ứng este hóa (5); phản ứng với Cu(OH)2 tạo Cu2O (6). Tinh bột có phản ứng nào trong các phản ứng trên?
A. (2), (4).
B. (1), (2), (4).
C. (2), (4), (5).
D. (2), (3), (4).
-
Câu 17:
Cho dãy phản ứng hoá học sau: CO2 → (C6H10O5)n → C12H22O11 → C6H12O6→ C2H5OH
Các giai đoạn có thể thực hiện nhờ xúc tác axit là
A. (1), (2), (3).
B. (2), (3).
C. (2), (3), (4).
D. (1), (2), (4).
-
Câu 18:
Đốt cháy hoàn toàn 10,26 gam một cacbohiđrat X thu được 8,064 lít CO2 (ở đktc) và 5,94 gam H2O. X có M < 400 và có khả năng phản ứng tráng gương. Tên gọi của X là
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. fructozơ.
D. mantozơ.
-
Câu 19:
Hợp chất A là chất bột màu trắng không tan trong nước, trương lên trong nước nóng tạo thành hồ. Sản phẩm cuối cùng của quá trình thủy phân là chất B. Dưới tác dụng của enzim của vi khuẩn axit lactic, chất B tạo nên chất C có hai loại nhóm chức hóa học. Chất C có thể được tạo nên khi sữa bị chua. Xác định hợp chất A?
A. Tinh bột
B. Saccarozơ
C. Xenlulozơ
D. Mantozơ
-
Câu 20:
Khi đốt cháy một cacbohiđrat X được mH2O : mCO2 = 33:88. Công thức phân tử của X là
A. C6H12O6.
B. C12H22O11.
C. (C6H10O5)n.
D. Cn(H2O)m.
-
Câu 21:
Một hợp chất hữu cơ (X) có %C = 40,0; %H = 6,7 và %O = 53,3. Xác định công thức đơn giản nhất của X. biết rằng MX = 180. Xác định công thức phân tử của X.
A. C6H10O6
B. C12H22O11
C. C6H12O6
D. C6H10O5
-
Câu 22:
Đốt cháy hoàn toàn 0,0855 gam một cacbohiđrat X. Sản phẩm được dẫn vào nước vôi trong thu được 0,1 gam kết tủa và dung dịch A, đồng thời khối lượng dung dịch tăng 0,0815 gam. Đun nóng dung dịch A lại được 0,1 gam kết tủa nữa. Biết khi làm bay hơi 0,4104 gam X thu được thể tích khí đúng bằng thể tích 0,0552 gam hỗn hợp hơi ancol etylic và axit fomic đo trong cùng điều kiện. Công thức phân tử của X là
A. C12H22O11
B. C6H12O6
C. (C6H10O5)n
D. C18H36O18
-
Câu 23:
Đốt cháy hoàn toàn 16,2 gam một cacbohidrat X thu được 13,44 lít khí CO2 (đktc) và 9 gam nước. Tìm công thức đơn giản nhất của X?
A. C6H10O5
B. C6H12O6
C. C5H10O2
D. C2H2O
-
Câu 24:
Đốt cháy hoàn toàn 0,855 gam một chất đường thì thu được 1,32 gam CO2 và 0,495 gam H2O. Phân tử khối của đường trên gấp 1,9 lần phân tử khối glucozo. Tìm công thức của đường.
A. C2H5OH
B. C5H11O
C. C12O22O11
D. C6H10O5
-
Câu 25:
Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccarozo, mantozo, etanol và formalin.
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. Br2
D. Dd NaOH
-
Câu 26:
Chỉ dùng 1 thuốc thử, hãy phân biệt các dung dịch chất riêng biệt: saccarozo, mantozo, etanol và formalin.
A. Cu(OH)2/OH-
B. AgNO3/NH3
C. Br2
D. Dd NaOH
-
Câu 27:
Để phân biệt bột gạo với vôi bột, bột thạch cao(CaSO4 . 2H2O), bột đá vôi (CaCO3) có thể dùng chất nào cho dưới đây?
A. Dung dịch HCl
B. Dung dịch NaOH
C. Dung dịch I2 (cồn iot)
D. Dung dịch quì tím
-
Câu 28:
Chất thuộc loại đisaccarit là
A. Glucozơ
B. Saccarozơ.
C. Xenlulozơ.
D. Fructozơ.
-
Câu 29:
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và:
A. C2H5OH.
B. CH3COOH.
C. HCOOH
D. CH3CHO.
-
Câu 30:
Phát biểu nào dưới đây chưa chính xác?
A. Không thể thủy phân monosaccarit.
B. Thủy phân đisaccarit sinh ra hai phân tử monosaccarit.
C. Thủy phân polisaccarit chỉ tạo nhiều phân tử monosaccarit.
D. Tinh bột, mantozơ và glucozơ lần lượt là poli–, đi– và monosaccarit.
-
Câu 31:
Nhỏ dung dịch iot lên miếng chuối xanh thấy xuất hiện màu xanh tím là do chuối xanh có chứa
A. glucozơ.
B. saccarozơ.
C. tinh bột.
D. xenlulozơ.
-
Câu 32:
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Tinh bột không cho phản ứng tráng gương.
B. Tinh bột tan tốt trong nước lạnh.
C. Tinh bột cho phản ứng màu với dung dịch iot.
D. Tinh bột có phản ứng thủy phân.
-
Câu 33:
Cho xenlulozơ, toluen, phenol, glixerol tác dụng với HNO3/H2SO4 đặc. Phát biểu nào sau đây sai khi nói về các phản ứng này?
(1) Sản phẩm của các phản ứng đều chứa nitơ
(2) Sản phẩm của các phản ứng đều có nước tạo thành
(3) Sản phẩm của các phản ứng đều thuộc loại hợp chất nitro, dễ cháy, nổ
(4) Các phản ứng đều thuộc cùng một loại phản ứng
A. (3)
B. (4)
C. (3) và (4)
D. (2) và (4)
-
Câu 34:
Cacbohidrat (gluxit, saccarit) là:
A. Hợp chất đa chức, có công thức chung là Cn(H2O)m.
B. Hợp chất tạp chức, đa số có công thức chung là Cn(H2O)m.
C. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
D. Hợp chất chứa nhiều nhóm hidroxyl và nhóm cacboxyl.
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau về cacbohiđrat:
(a) Tất cả các cacbohiđrat đều có phản ứng thủy phân.
(b) Thủy phân hoàn toàn tinh bột thu được glucozơ.
(c) Glucozơ, fructozơ và mantozơ đều có phản ứng tráng bạc.
(d) Glucozơ làm mất màu nước brom.
Số phát biểu đúng là:
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 36:
Từ 180 gam glucozơ, bằng phương pháp lên men rượu, thu được a gam ancol etylic (hiệu suất 80%). Oxi hóa 0,1a gam ancol etylic bằng phương pháp lên men giấm, thu được hỗn hợp X. Để trung hòa hỗn hợp X cần 720 ml dung dịch NaOH 0,2M. Hiệu suất quá trình lên men giấm là
A. 20%.
B. 10%.
C. 80%.
D. 90%.
-
Câu 37:
Có thể tổng hợp ancol etylic từ CO2 theo sơ đồ sau:
CO2 → Tinh bột → Glucozơ → ancol etylic
Tính thể tích CO2 sinh ra kèm theo sự tạo thành ancol etylic nếu CO2 lúc đầu dùng là 1120 lít (đktc) và hiệu suất của mỗi quá trình lần lượt là 50%; 75%; 80%.
A. 373,3 lít
B. 280,0 lít
C. 149,3 lít
D. 112,0 lít
-
Câu 38:
: Phản ứng tổng hợp Glucozơ trong cây xanh cần được cung cấp năng lượng 2813 kJ cho mỗi mol Glucozo tạo thành
6CO2 + 6H2O → C6H12O6 + O2
Nếu trong 1 phút mỗi cm2 lá xanh nhận được khoảng 2,09 J năng lượng từ mặt trời nhưng chỉ có 10% được sử dụng vào phản ứng tổng hợp glucozo. Với 1 ngày nắng ( từ 6h - 17h) diện tích lá xanh là 1 m2, lượng Glucozo tổng hợp được là bao nhiêu ?
A. 88,26 gam
B. 88,32 gam
C. 90,26 gam
D. 90,32 gam
-
Câu 39:
Biết khối lượng phân tử trung bình của PVC và xenlululozơ lần lượt là 250000 và 1620000. Hệ số polimehoá của chúng lần lượt là:
A. 6200 và 4000
B. 4000 và 2000
C. 400 và 10000
D. 4000 và 10000
-
Câu 40:
Tinh bột có phân tử khối từ 200000 đến 1000000 đvc. Số mắt xích trong phân tử tinh bột ở vào khoảng:
A. Từ 2000 đến 6000
B. Từ 600 đến 2000
C. Từ 1000 đến 5500
D. Từ 1000 đến 6000
-
Câu 41:
Từ 16,20 tấn xenlulozơ người ta sản xuất được 26,73 tấn xenlulozơ trinitrat. Hiệu suất của phản ứng là:
A. 75%
B. 80%
C. 85%
D. 90%
-
Câu 42:
Hỗn hợp X gồm glucozơ và tinh bột được chia thành hai phần bằng nhau. Phần thứ nhất được khuấy trong nước, lọc và cho nước lọc phản ứng với dung dịch AgNO3 dư/NH3 thấy tách ra 2,16 gam Ag. Phần thứ hai được đun nóng với dung dịch H2SO4 loãng, trung hòa hỗn hợp thu được bằng dung dịch NaOH rồi cho sản phẩm tác dụng với dung dịch AgNO3 (dư)/NH3 thấy tách ra 6,48 gam Ag. Giả sử các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Hỗn hợp ban đầu có % khối lượng glucozơ và tinh bột lần lượt là
A. 35,29 và 64,71.
B. 64,71 và 35,29.
C. 64,29 và 35,71.
D. 35,71 và 64,29.
-
Câu 43:
Đem thủy phân 1kg khoai chứa 20% tinh bột trong môi trường axit. Nếu hiệu suất phản ứng là 75% thì lượng glucozơ thu được là:
A. 166,67g
B. 145,70g
C. 210,00g
D. 123,45g
-
Câu 44:
Đun nóng 34,2 gam mantozơ trong dung dịch axit sunfuric loãng. Trung hòa dung dịch thu được sau phản ứng bằng dung dịch NaOH rồi cho tác dụng hoàn toàn với dung dịch AgNO3/NH3 dư, đun nóng thu được 37,8 gam Ag. Hiệu suất của phản ứng thủy phân mantozơ
A. 87,5%
B. 69,27%
C. 62,5%
D. 75,0%
-
Câu 45:
Thuỷ phân hỗn hợp gồm 34,2 gam saccarozơ và 68,4 gam mantozơ một thời gian thu được dung dịch X (hiệu suất phản ứng thủy phân mỗi chất đều là 75%). Khi cho toàn bộ X tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, sau phản ứng số mol Ag thu được là:
A. 0,90 mol
B. 1,00 mol
C. 0,85 mol
D. 1,05 mol
-
Câu 46:
Thủy phân hoàn toàn 6,48g Saccarozơ rồi chia làm 2 phần bằng nhau:
Phần 1: Cho tác dụng với AgNO3/NH3 thu được a g kết tủa
Phần 2: Cho tác dụng với nước brom thấy b mol brom phản ứng.
Gía trị của a, b lần lượt là:
A. 4,32 và 0,02
B. 2,16 và 0,04
C. 2,16 và 0,02
D. 4,32 và 0,04