Trắc nghiệm Sóng cơ và sự truyền sóng cơ Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm
A. gần nhau nhất mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
B. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
C. trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha.
D. gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó cùng pha.
-
Câu 2:
Vận tốc truyền sóng trong một môi trường
A. phụ thuộc vào bản chất của môi trường và tần số sóng.
B. phụ thuộc vào bản chất của môi trường và biên độ sóng.
C. chỉ phụ thuộc vào bản chất môi trường
D. tăng theo cường độ sóng.
-
Câu 3:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Quá trình truyền sóng cơ là quá trình truyền năng lượng.
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
C. Sóng cơ là dao động cơ lan truyền trong một môi trường.
D. Sóng cơ là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong một môi trường.
-
Câu 4:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
D. Tại một điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
-
Câu 5:
Sóng dọc truyền được trong các môi trường
A. rắn, lỏng và chân không.
B. khí, rắn và chân không.
C. rắn, lỏng và khí.
D. rắn và trên bề mặt chất lỏng.
-
Câu 6:
Một sóng cơ truyền qua một môi trường vật chất. Kết luận nào sau đây là sai?
A. Vận tốc dao động của các phần tử môi trường bằng tốc độ truyền sóng
B. Trong không khí, các phần tử khí dao động theo phương truyền sóng
C. Trên mặt nước, các phần tử nước dao động theo phương vuông góc với mặt nước
D. Các phần tử môi trường dao động khi có sóng truyền qua
-
Câu 7:
Sóng (cơ học) ngang được truyền trong môi trường
A. Khí
B. Chân không
C. Lỏng
D. Rắn
-
Câu 8:
Một sóng âm truyền từ không khí vào nước, sóng âm đó ở hai môi trường:
A. Cùng vận tốc truyền.
B. Cùng tần số.
C. Cùng biên độ.
D. Cùng bước sóng.
-
Câu 9:
Khi nói về sóng âm, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng âm trong không khí là sóng dọc.
B. Ở cùng một nhiệt độ, tốc độ truyền sóng âm trong không khí nhỏ hơn tốc độ truyền sóng âm trong nước.
C. Sóng âm trong không khí là sóng ngang.
D. Sóng âm truyền được trong các môi trường rắn, lỏng và khí.
-
Câu 10:
Chọn phát biểu sai về quá trình truyền sóng cơ
A. Biên độ sóng là biên độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
B. Bước sóng là quãng đường mà sóng truyền được trong một chu kì
C. Tốc độ truyền sóng là tốc độ dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
D. Chu kì sóng là chu kì dao động của một phần tử môi trường nơi có sóng truyền qua
-
Câu 11:
Khi nói về sóng cơ học, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng cơ học có phương dao động vuông góc với phương truyền sóng là sóng ngang.
B. Sóng cơ học là sự lan truyền dao động cơ học trong môi trường vật chất
C. Sóng cơ học lan truyền được trong tất cả các môi trường rắn, lỏng, khí và chân không.
D. Sóng âm truyền trong không khí là sóng dọc.
-
Câu 12:
Chọn phát biểu sai về sóng điện từ
A. Truyền được trong điện môi.
B. Có thể do một điện tích điểm dao động sinh ra.
C. Có tốc độ như nhau trong mọi môi trường.
D. Khi đi từ không khí vào nước thì có thể đổi phương truyền.
-
Câu 13:
Trong sơ đồ khối của một máy thu thanh vô tuyến không có bộ phận nào dưới đây?
A. Mạch tách sóng.
B. Mạch khuyếch đại.
C. Anten.
D. Mạch biến điệu.
-
Câu 14:
Trong mạch dao động LC lí tưởng đang có dao động điện từ tự do, điện tích của một bản tụ điện và cường độ dòng điện qua cuộn cảm biến thiên điều hòa theo thời gian
A. với cùng tần số.
B. luôn ngược pha nhau.
C. luôn cùng pha nhau.
D. với cùng biên độ.
-
Câu 15:
Mạch dao động điện từ LC lí tưởng đang hoạt động. Điện tích của một bản tụ điện
A. biến thiên theo hàm bậc hai của thời gian.
B. biến thiên điều hòa theo thời gian.
C. không thay đổi theo thời gian.
D. biến thiên theo hàm bậc nhất của thời gian.
-
Câu 16:
Tại Phan Thiết, một máy đang phát sóng điện từ theo phương thẳng đứng hướng lên. Vào thời điểm t, tại điểm M trên phương truyền, vectơ cảm ứng từ đang có độ lớn cực đại và hướng về phía Nam. Khi đó vectơ cường độ điện trường có
A. độ lớn cực đại và hướng về phía Đông.
B. độ lớn bằng không.
C. độ lớn cực đại và hướng về phía Tây.
D. độ lớn cực đại và hướng về phía Bắc.
-
Câu 17:
Ở một mặt nước (đủ rộng), tại điểm O có một nguồn sóng dao động theo phương thẳng đứng với phương trình u0 = 4cos20pt (u tính bằng cm, t tính bằng s). Tốc độ truyền sóng trên mặt nước là 40 m/s, coi biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền đi. Phương trình dao động của phần tử nước tại điểm M (ở mặt nước), cách O một khoảng 50 cm là
A. \({{u}_{M}}=4cos\left( 20\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
B. \({{u}_{M}}=4cos\left( 20\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\text{ }cm.\)
C. \({{u}_{M}}=4cos\left( 20\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
D. \({{u}_{M}}=4cos\left( 20\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\text{ }cm.\)
-
Câu 18:
Tại một điểm trên mặt phẳng chất lỏng có một nguồn dao động tạo ra sóng ổn định trên mặt chất lỏng. Coi môi trường tuyệt đối đàn hồi. M và N là 2 điểm trên mặt chất lỏng, cách nguồn lần lượt là R1 và R2. Biết biên độ dao động của phần tử tại M gấp 4 lần tại N. Tỉ số \(\frac{{{R}_{1}}}{{{R}_{2}}}\)bằng
A. 1/4.
B. 1/16.
C. 1/2.
D. 1/8.
-
Câu 19:
Hai điểm M, N cùng nằm trên một phương truyền sóng cách nhau \(x=\frac{\lambda }{3}\), sóng có biên độ A, chu kì T. Tại thời điểm t1 = 0, có uM = +3 cm và uN = – 3 cm. Ở thời điểm t2 liền sau đó có uM = +A, biết sóng truyền từ N đến M. Biên độ sóng A và thời điểm t2 là
A. \(2\sqrt{3}\,cm\] và \[\frac{11T}{12}.\)
B. \(3\sqrt{2}\,cm\] và \[\frac{11T}{12}.\)
C. \(2\sqrt{3}\,cm\] và \[\frac{22T}{12}.\)
D. \(3\sqrt{2}\,cm\] và \[\frac{22T}{12}.\)
-
Câu 20:
Hai điểm M, N cùng nằm trên một hướng truyền sóng và cách nhau một phần ba bước sóng. Biên độ sóng không đổi trong quá trình truyền. Tại một thời điểm, khi li độ dao động của phần tử tại M là 3 cm thì li độ dao động của phần tử tại N là -3 cm. Biên độ sóng bằng
A. 6 cm.
B. 3 cm.
C. 2\sqrt{3}\,\,cm.
D. 3\sqrt{2}\,\,cm.
-
Câu 21:
Một sóng hình sin truyền theo phương Ox từ nguồn O với tần số 20 Hz, có tốc độ truyền sóng nằm trong khoảng từ 0,7 m/s đến 1 m/s. Gọi A và B là hai điểm nằm trên Ox, ở cùng một phía so với O và cách nhau 10 cm. Hai phần tử môi trường tại A và B luôn dao động ngược pha với nhau. Tốc độ truyền sóng là
A. 100 cm/s.
B. 80 cm/s.
C. 85 cm/s.
D. 90 cm/s.
-
Câu 22:
Sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình \(u=\cos (20t-4x)\,\,\left( cm \right)\) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Vận tốc truyền sóng này trong môi trường trên bằng
A. 5 m/s.
B. 50 cm/s.
C. 40 cm/s
D. 4 m/s.
-
Câu 23:
Trên một sợi dây dài có một sóng ngang, hình sin truyền qua. Hình dạng của một đoạn dây tại hai thời điểm t1 và t2 có dạng như hình vẽ bên. Trục Ou biểu diễn li độ của các phần tử M và N ở các thời điểm. Biết t2 − t1 bằng 0,05 s, nhỏ hơn một chu kì sóng. Tốc độ cực đại của một phần tử trên dây bằng
A. 3,4 m/s.
B. 4,25 m/s.
C. 34 cm/s.
D. 42,5 cm/s.
-
Câu 24:
Một sóng cơ truyền trên trục Ox trên một dây đàn hồi rất dài với tần số \(f=\frac{1}{3}\,\,Hz.\) Tại thời điểm t0 = 0 và tại thời điểm t1 = 0,875 s hình ảnh của sợi dây được mô tả như hình vẽ. Biết rằng d2 – d1 = 10 cm. Gọi \(\delta \) là tỉ số giữa tốc độ dao động cực đại của phần tử trên dây và tốc độ truyền sóng. Giá trị \(\delta \) là
A. \(\pi .\)
B. \(\frac{\pi }{10}.\)
C. \(\frac{5\pi }{3}.\)
D. \(2\pi .\)
-
Câu 25:
Một sóng hình sin đang truyền trên một sợi dây theo chiều dương của trục Ox. Hình vẽ mô tả hình dạng của sợi dây tại thời điểm t1 và t2 = t1 + 1 s. Tại thời điểm t2, vận tốc của điểm M trên dây gần giá trị nào nhất sau đây?
A. –3,029 cm/s.
B. –3,042 cm/s.
C. 3,042 cm/s.
D. 3,029 cm/s.
-
Câu 26:
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài, biên độ dao động là 160 mm. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, khoảng cách lớn nhất giữa hai phần tử M và N có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 8,5 cm.
B. 8,2 cm.
C. 8,35 cm.
D. 8,02 cm.
-
Câu 27:
Một sóng cơ học tại thời điểm t = 0 có đồ thị là đường liền nét. Sau thời gian t, nó có đồ thị là đường đứt nét. Cho biết vận tốc truyền sóng là 4 m/s, sóng truyền từ phải qua trái. Giá trị của t là
A. 0,25 s.
B. 1,25 s.
C. 0,75 s.
D. 2,5 s.
-
Câu 28:
Một sóng truyền theo phương AB. Tại một thời điểm nào đó, hình dạng sóng có dạng như hình vẽ. Biết rằng điểm M đang đi lên vị trí cân bằng. Khi đó điểm N đang chuyển động
A. đi xuống.
B. đứng yên.
C. chạy ngang.
D. đi lên.
-
Câu 29:
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Chu kì của sóng cơ này là 3 s. Ở thời điểm t, hình dạng một đoạn của sợi dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử dây cùng nằm trên trục Ox. Tốc độ lan truyền của sóng cơ này là
A. 2 m/s.
B. 6 m/s.
C. 3 m/s.
D. 4 m/s.
-
Câu 30:
Một sóng ngang hình sin truyền trên một sợi dây dài. Hình vẽ bên là hình dạng của một đoạn dây tại một thời điểm xác định. Trong quá trình lan truyền sóng, hai phần tử M và N lệch nhau pha một góc là
A. \(\frac{2\pi }{3}.\)
B. \(\frac{5\pi }{6}.\)
C. \(\frac{\pi }{6}.\)
D. \(\frac{\pi }{3}.\)
-
Câu 31:
Một sóng hình sin truyền trên một sợi dây dài. Ở thời điểm t, hình dạng của một đoạn dây như hình vẽ. Các vị trí cân bằng của các phần tử trên dây cùng nằm trên trục Ox. Bước sóng của sóng này bằng
A. 48 cm.
B. 18 cm.
C. 36 cm.
D. 24 cm.
-
Câu 32:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
-
Câu 33:
Một nguồn sóng cơ dao động điều hoà theo phương trình: \(u=Acos\left( 5\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\,\,\left( cm \right).\) Trong đó t đo bằng giây. Khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên phương truyền sóng mà pha dao động lệch nhau \(\frac{3\pi }{2}\) là 0,75 m. Bước sóng và tốc độ truyền sóng lần lượt là
A. 1,0 m; 2,5 m/s.
B. 1,5 m; 5,0 m/s.
C. 2,5 m; 1,0 m/s.
D. 0,75 m; 1,5 m/s.
-
Câu 34:
Cho phương trình \(u=Acos\left( 0,4\pi x+7\pi t+\frac{\pi }{3} \right).\) Phương trình này biểu diễn
A. một sóng chạy theo chiều âm của trục x với tốc độ 0,15 m/s.
B. một sóng chạy theo chiều dương của trục x với tốc độ 0,2 m/s.
C. một sóng chạy theo chiều dương của trục x với tốc độ 0,15 m/s.
D. một sóng chạy theo chiều âm của trục x với tốc độ 17,5 m/s.
-
Câu 35:
Một sóng cơ học lan truyền trong một môi trường vật chất tại một điểm cách nguồn x (m) có phương trình sóng \(u=4cos\left( \frac{\pi }{3}t-\frac{2\pi }{3}x \right)\,\,\left( cm \right).\)Tốc độ truyền sóng trong môi trường đó có giá trị
A. 0,5 m/s.
B. 1 m/s.
C. 1,5 m/s.
D. 2 m/s.
-
Câu 36:
Một sóng cơ học lan truyền trên một phương truyền sóng với tốc độ 40 cm/s. Phương trình sóng của một điểm O trên phương truyền đó là \({{u}_{0}}=2cos2\pi t\,\,\left( cm \right).\) Phương trình sóng tại một điểm N nằm trước O và cách O một đoạn 10 cm là
A. \({{u}_{N}}=2cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\,\,\left( cm \right).\)
B. \({{u}_{N}}=2cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\,\,\left( cm \right).\)
C. \({{u}_{N}}=2cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\,\,\left( cm \right).\)
D. \({{u}_{N}}=2cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\,\,\left( cm \right).\)
-
Câu 37:
Khoảng cách giữa hai điểm trên phương truyền sóng gần nhau nhất và dao động cùng pha với nhau gọi là
A. vận tốc truyền sóng.
B. độ lệch pha.
C. chu kỳ.
D. bước sóng.
-
Câu 38:
Một dao động lan truyền trong môi trường từ điểm M đến điểm N cách M một đoạn 0,9 m với vận tốc 1,2 m/s. Biết phương trình sóng tại N có dạng \({{u}_{N}}=0,02cos2\pi t\text{ }\left( m \right).\) Viết biểu thức sóng tại M:
A. \({{u}_{M}}~=0,02cos2\pi t\,\,\left( m \right).\)
B. \({{u}_{M}}~=0,02cos\left( 2\pi t+\frac{3\pi }{2} \right)\,\,\left( m \right).\)
C. \({{u}_{M}}~=0,02cos\left( 2\pi t-\frac{3\pi }{2} \right)\,\,\left( m \right).\)
D. \({{u}_{M}}~=0,02cos\left( 2\pi t-\pi \right)\,\,\left( m \right).\)
-
Câu 39:
Lúc t = 0 đầu O của dây cao su căng thẳng nằm ngang bắt đầu dao động đi lên từ vị trí cân bằng theo chiều dương với biên độ 1,5 cm, chu kì T = 2 s. Hai điểm gần nhau nhất trên dây dao động cùng pha cách nhau 6 cm. Viết phương trình dao động tại M cách O 1,5 cm.
A. \({{u}_{M}}=1,5cos\left( \pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
B. \({{u}_{M}}=1,5cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
C. \({{u}_{M}}=1,5cos\left( \pi t-\frac{3\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
D. \({{u}_{M}}=1,5cos\left( \pi t-\pi \right)\text{ }cm.\)
-
Câu 40:
Tạo sóng ngang tại O trên một dây đàn hồi. Điểm M cách nguồn phát sóng O một khoảng d = 20 cm có phương trình dao động \({{u}_{M}}=5cos2\pi \left( t-0,125 \right)\text{ }cm.\) Vận tốc truyền sóng trên dây là 80 cm/s. Phương trình dao động của nguồn O là phương trình dao động trong các phương trình sau?
A. \({{u}_{o}}=5cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
B. \({{u}_{o}}=5cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{2} \right)\text{ }cm.\)
C. \({{u}_{o}}=5cos\left( 2\pi t+\frac{\pi }{4} \right)\text{ }cm.\)
D. \({{u}_{o}}=5cos\left( 2\pi t-\frac{\pi }{4} \right)\text{ }cm.\)
-
Câu 41:
Một sóng cơ có tần số 0,5 Hz truyền trên một sợi dây đàn nhỏ đủ dài với tốc độ 0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là
A. 1,2 m.
B. 0,5 m.
C. 0,8 m.
D. 1 m.
-
Câu 42:
Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng là \(u=6cos(4\pi t-0,02\pi x);\) trong đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có bước sóng là
A. 150 cm.
B. 50 cm.
C. 100 cm.
D. 200 cm.
-
Câu 43:
Một sóng có chu kì 0,125 s thì tần số của sóng này là
A. 8 Hz.
B. 4 Hz.
C. 16 Hz.
D. 10 Hz.
-
Câu 44:
Sóng cơ có tần số 50 Hz truyền trong môi trường với vận tốc 160 m/s. Ở cùng một thời điểm, hai điểm gần nhau nhất trên một phương truyền sóng có dao động cùng pha với nhau, cách nhau
A. 3,2 m.
B. 2,4 m.
C. 1,6 m.
D. 0,8 m.
-
Câu 45:
Một sóng truyền trong một môi trường với vận tốc 110 m/s và có bước sóng 0,25 m. Tần số của sóng đó là
A. 50 Hz.
B. 220 Hz.
C. 440 Hz.
D. 27,5 Hz.
-
Câu 46:
Mối liên hệ giữa bước sóng λ, vận tốc truyền sóng v, chu kì T và tần số f của một sóng là
A. \(\text{f}=\frac{1}{T}=\frac{v}{\lambda }.\)
B. \(v=\frac{\text{1}}{\text{f}}=\frac{T}{\lambda }.\)
C. \(\lambda =\frac{T}{v}=\frac{\text{f}}{\text{v}}.\)
D. \(\lambda =\frac{T}{v}=\text{vf}.\)
-
Câu 47:
Một nguồn dao động đặt tại điểm A trên mặt chất lỏng nằm ngang phát ra dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với phương trình uA = acosωt . Sóng do nguồn dao động này tạo ra truyền trên mặt chất lỏng có bước sóng λ tới điểm M cách A một khoảng x. Coi biên độ sóng và vận tốc sóng không đổi khi truyền đi thì phương trình dao động tại điểm M là
A. \({{u}_{M}}=acos\omega t.\)
B. \({{u}_{M}}=acos\left( \omega t-\frac{\pi x}{\lambda } \right).\)
C. \({{u}_{M}}=acos\left( \omega t+\frac{\pi x}{\lambda } \right).\)
D. \({{u}_{M}}=acos\left( \omega t-\frac{2\pi x}{\lambda } \right).\)
-
Câu 48:
Một sóng cơ học có bước sóng λ truyền theo một đường thẳng từ điểm M đến điểm N. Biết khoảng cách MN = d. Độ lệch pha \(\Delta \varphi \) của dao động tại hai điểm M và N là
A. \(\Delta \varphi =\frac{2\pi d}{\lambda }.\)
B. \(\Delta \varphi =\frac{\pi d}{\lambda }.\)
C. \(\Delta \varphi =\frac{\pi \lambda }{d}.\)
D. \(\Delta \varphi =\frac{2\pi \lambda }{d}.\)
-
Câu 49:
Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB
A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn.
B. không dao động.
C. dao động với biên độ cực đại.
D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn.
-
Câu 50:
Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào dưới đây là sai?
A. Sóng dọc là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua trùng với phương truyền sóng.
B. Sóng cơ không truyền được trong chân không.
C. Sóng ngang là sóng mà phương dao động của các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua vuông góc với phương truyền sóng.
D. Khi sóng truyền đi, các phần tử vật chất nơi sóng truyền qua cùng truyền đi theo sóng.