Trắc nghiệm Định luật 3 Newton Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Một ô-tô có khối lượng 1 tấn đang chuyển động thì chịu tác dụng của lực hãm F và chuyển động thẳng biến đổi đều. Kể từ lúc hãm, ô-tô đi được đoạn đường AB=36m và tốc độ của ô-tô giảm đi 14,4km/h. Sau khi tiếp tục đi thêm đoạn đường BC=28m, tốc độ của ô-tô lại giảm thêm 4m/s. Độ lớn lực hãm và quãng đường ô-tô chuyển động từ C đến khi dừng hẳn lần lượt là:
A. 800N và 64m
B. 1000N và 18m
C. 1500N và 100m
D. 2000N và 36m
-
Câu 2:
Từ A, xe 1 chuyển động thẳng nhanh dần đều với vận tốc đầu 5m/s đuổi theo xe 2 khởi hành cùng lúc tại B cách A 30m. Xe 2 chuyển động thẳng nhanh dần đều không vận tốc đầu và cùng hướng với xe 1. Biết khoảng cách ngắn nhất giữa hai xe là 5m. Bỏ qua ma sát, khối lượng các xe m1=m2=1000kg. Xác định lực kéo của động cơ mỗi xe. Biết các xe chuyển động theo phương ngang với gia tốc a2=2a1
A. F1=1000N;F2=500NF1=1000N;F2=500N
B. F1=F2=500NF1=F2=500N
C. F1=500N;F2=1000NF1=500N;F2=1000N
D. F1=F2=1000NF1=F2=1000N
-
Câu 3:
Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn một lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1m và 2m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lượng của xe A và xe B là:
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 4:
Một xe ô-tô có khối lượng 1,2 tấn, chuyển động chậm dần đều cho đến khi dừng lại thì đi được quãng đường 96m. Biết quãng đường xe đi được trong giây đầu tiên gấp 15 lần quãng đường xe đi được trong giây cuối. Độ lớn của hợp lực tác dụng vào xe trong quá trình chuyển động chậm dần đều là:
A. 2500N
B. 1800N
C. 3600N
D. 2900N
-
Câu 5:
Một vật khối lượng 2,5kg đang nằm yên trên mặt phẳng nằm ngang thì chịu tác dụng của lực kéo 15N theo phương ngang và bắt đầu chuyển động. Biết trong 1 phút đầu tiên sau khi chịu tác dụng lực, vật đi được 2700m. Coi lực cản tác dụng vào vật không đổi trong quá trình chuyển động. Lực cản tác dụng vào vật bằng:
A. 11,25N
B. 13,5N
C. 9,75N
D. 15,125N
-
Câu 6:
Biểu thức nào sau đây là đúng về định luật III – Niuton?
A. →FAB=→FBA−−→FAB=−−→FBA
B. →FAB+→FBA=→0−−→FAB+−−→FBA=→0
C. →FAB→FBA=→0−−→FAB−−→FBA=→0
D. →FAB.→FBA=→0−−→FAB.−−→FBA=→0
-
Câu 7:
Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên. Biết M = 100kg, F = 600N, m = 3kg, lấy g = 10m/s2 . Gia tốc của m là?
A. 2,32m/s2
B. 3,21m/s2
C. −4,17m/s2
D. −2,45m/s2
-
Câu 8:
Chọn đáp án đúng. Khi nào thì trọng lượng của một vật tăng hoặc giảm?
A. Khi một vật di chuyển từ xích đạo tới một địa cực, trọng lượng của nó tăng lên
B. Khi một người đi thang máy, trọng lượng của người đó có thể tăng hoặc giảm
C. Khi một nhà du hành vũ trụ ở trong con tàu vũ trụ bay quanh Trái Đất, trọng lượng của người đó giảm xuống bằng 0
D. Trọng lượng của một vật có giá trị khác nhau tùy theo cách chuyển động của người đó
-
Câu 9:
Một ô tô có khối lượng 1200kg chuyển động đều qua một đoạn cầu vượt dạng cung tròn với tốc độ là 36km/h. Biết bán kính cong của đoạn cầu vượt là 50m. Lấy g = 10m/s2. Áp lực của ô tô lên mặt đường tại điểm cao nhất là
A. 11950N
B. 11760N
C. 14400N
D. 9600N
-
Câu 10:
Cho gia tốc rơi tự do tại mặt đất là 9,8m/s2. Tìm gia tốc rơi tự do tại độ cao bằng 1/5 bán kính Trái đất?
A. 5,8m/s2
B. 6,8m/s2
C. 4,8m/s2
D. 3,8m/s2
-
Câu 11:
Một hộp chứa cát ban đầu đứng yên, được kéo trên sàn nhà bằng một sợi dây với lực kéo F= 1200N. Hệ số ma sát giữa hộp với sàn là µ= 0,38. Lấy g= 9,8 m/s2. Góc giữa dây kéo và phương ngang là bao nhiêu để kéo được lượng cát lớn nhất?
A. 20,80
B. 21,80
C. 22,80
D. 21,70
-
Câu 12:
Một lực có độ lớn F = 20 N tác dụng vào một vật, làm vận tốc của vật tăng từ 4 m/s đến 8 m/s trong khoảng thời gian t = 16s. Khối lượng của vật là
A. 80kg
B. 10kg
C. 20kg
D. 30kg
-
Câu 13:
Một hộp gỗ có m= 1,5kg trượt trên mặt sàn nằm ngang có hệ số ma sát trượt là 0,2 với một lực đẩy theo phương nằm ngang. Lấy g = 10m/s2. Tính lực đẩy của vật chuyển động thẳng nhanh dần đều và sau 1s vận tốc tăng từ 1,8 km/h đến 3,6 km/h.
A. 3,75N
B. 2,75N
C. 4,75N
D. 5,75N
-
Câu 14:
Một ô tô đang chuyển động thì đột ngột hãm phanh, hành khách ngồi trên xe sẽ:
A. Dừng lại ngay
B. Ngã người về phía sau
C. Dồn người về phía trước
D. Ngã người sang bên cạnh
-
Câu 15:
Một vật có khối lượng 10kg ban đầu đứng yên được kéo bằng một lực không đổi F=20N theo phương ngang, làm vật trượt trên một mặt sàn nằm ngang. Biết hệ số ma sát trượt giữa vật và mặt sàn là 0,1. Lấy g=10m/s2. Tính lực ma sát trượt giữa vật và sàn.
A. 10N
B. 11N
C. 12N
D. 13N
-
Câu 16:
Cho hai vật rắn đặc A, B hình lập phương có cạnh a = 20cm, có khối lượng lần lượt là m1 = 12kg và m2 = 6,4kg được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh không giãn ở tâm mỗi vật. Thả hai vật vào bể đựng nước có độ sâu đủ lớn, nước có khối lượng riêng D0 = 1000kg/m3. Lực căng lớn nhất mà sợi dây chịu được là 70N. Kéo từ từ hệ vật lên trên theo phương thẳng đứng với lực kéo đặt vào tâm vật ở trên. Dây bị đứt khi nào?
A. Khi vật A còn chìm trong nước là 10,5cm.
B. Khi vật A còn chìm trong nước là 12,5cm.
C. Khi vật B còn chìm trong nước là 12,5cm.
D. Khi vật B còn chìm trong nước là 10,5cm
-
Câu 17:
Cho hai vật rắn đặc A, B hình lập phương có cạnh a = 20cm, có khối lượng lần lượt là m1 = 12kg và m2 = 6,4kg được nối với nhau bằng một sợi dây mảnh không giãn ở tâm mỗi vật. Thả hai vật vào bể đựng nước có độ sâu đủ lớn, nước có khối lượng riêng D0 = 1000kg/m3. Tìm lực căng của dây nối
A. 11N
B. 12N
C. 14N
D. 16N
-
Câu 18:
Một vật khối lượng m treo vào trần một thang máy khối lượng M, m cách sàn thang máy một khoảng s. Tác dụng lên buồng thang máy lực F hướng lên. Biết (M = 100kg,F = 600N,m = 3kg ), lấy (g = 10m/s2 ) . Gia tốc của m là?
A. 2,32m/s22,32m/s2
B. 3,21m/s23,21m/s2
C. −4,17m/s2−4,17m/s2
D. −2,45m/s2−2,45m/s2
-
Câu 19:
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg,m2 = 0,5kg nối với nhau bằng sợi dây và được kéo lên thẳng đứng nhờ lực F = 18N đặt lên vật I. Gia tốc chuyển động và lực căng của dây có giá trị là bao nhiêu? Coi dây không giãn và có khối lượng không đáng kể.
A. a=2m/s2;T=6Na=2m/s2;T=6N
B. a=1m/s2;T=2,5Na=1m/s2;T=2,5N
C. a=1m/s2;T=2,5Na=1m/s2;T=2,5N
D. a=2,2m/s2;T=5N
-
Câu 20:
Đo những quãng đường đi được của một vật chuyển động thẳng trong các khoảng thời gian liên tiếp bằng nhau và bằng 2 s, người ta thấy quãng đường sau dài hơn quãng đường trước 20 m. Biết khối lượng của vật m = 100 g. Lực tác dụng lên vật có độ lớn
A. 1 N
B. 0,5 N
C. 0,8 N
D. 1,2 N.
-
Câu 21:
Quả bóng khối lượng 300 g bay với tốc độ 72 km/giờ đến đập vào một bức tường rồi bật lại với độ lớn tốc độ không đổi. Biết va chạm của bóng với tường tuân theo định luật phản xạ của gưong phang (góc phản xạ bằng góc tới) và bóng đến đập vào tường với góc tới 30°, thời gian va chạm là 0,01 s. Lực do tường tác dụng lên bóng bằng
A. 600 N
B. 200√3N
C. 300√3N
D. 600√3N
-
Câu 22:
Đặt →F là hợp lực của tất cả các lực tác dụng vào vật có khối lượng m. Định luật II Niu tơn có công thức :→F=m→aTìm phát biểu sai dưới đây trong vận dụng định luật.
A. Áp dụng cho chuyển động rơi tự do ta có công thức trọng lượng →P=m→g
B. Vật chịu tác dụng của lực luôn chuyển động theo chiều của hợp lực →F
C. Khối lượng m càng lớn thì vật càng khó thay đổi vận tốc
D. Nếu vật là chất điểm thì điều kiện cân bằng của vật là →F=0
-
Câu 23:
Hình bên vẽ các lực tác dụng (cùng tỉ lệ) lên một chiếc xe đang chuyển động trên sàn ngang theo chiều dương. Nhận định nào sau đây đúng?
A. →Nlà phản lực của sàn tác dụng lên xe.
B. Xe có thể đang chuyển động chậm dần
C. →Fk;→Fc không có phản lực
D. Chỉ có lực →Fk gây ra gia tốc cho xe
-
Câu 24:
Hình bên vẽ các lực tác dụng lên một chiếc xe đang chuyển động với vận tốc →v trên đường ngang. Nhận định nào sau đây sai?
A. →N;→P là lực và phản lực
B. Xe đang chuyển động chậm
C. →N;→P là hai lực cân bằng
D. Chỉ có lực →F gây ra gia tốc cho xe.
-
Câu 25:
Chọn phát biểu đúng nhất.
A. Vectơ lực tác dụng lên vật có hướng trùng với hướng chuyển động của vật.
B. Hướng của vectơ lực tác dụng lên vật trùng với hướng biến dạng của vật.
C. Hướng của lực trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
D. Lực tác dụng lên vật chuyển động thẳng đều có độ lớn không đổi.
-
Câu 26:
Tác dụng của một lực F không đổi làm một vật dịch chuyển một độ dời S từ trạng thái nghỉ đến lúc đạt được vận tốc v. Nếu tăng lực tác dụng lên n lần thì cũng với độ dời S, vận tốc của vật đó tăng lên bao nhiêu ?
A. √n lần
B. n2 lần
C. n lần
D. 2n lần
-
Câu 27:
Một vật có khối lượng 2,0kg lúc đầu đứng yên,chịu tác dụng của một lực 1,0N trong khoảng thời gian 2,0 giây. Quãng đường mà vật đi được trong khoảng thời gian đó là:
A. 0,5m.
B. 2,0m.
C. 1,0m.
D. 4,0m
-
Câu 28:
Một vật có khối lượng 800g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng, nhẵn với gia tốc 2,0 m/s2. Lực gây ra gia tốc này bằng bao nhiêu?
A. 16N
B. 1,6N
C. 1600N.
D. 160N.
-
Câu 29:
Tìm lực căng T của dây khi buộc một vật có trọng lượng là 10N di chuyển lên trên với vận tốc không đổi?
A. 3,5N
B. 5,0N
C. 7,1N
D. 10N.
-
Câu 30:
Quả cầu khối lượng m được treo bởi 2 dây nhẹ trên trần 1 toa xe AB=BC=CA(ABC là tam giác đều BC trùng với nóc toa A là điểm treo vật) . Toa xe chuyển động nhanh dần đều với gia tốc a. Tìm a. Nếu lực căng dây AC=3AB
A. g2√3
B. g√3
C. g2
D. 2g√3
-
Câu 31:
Một ô tô có khối lượng m=2 tấn đang chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h thì tài xế tắt máy. Xe chuyển động chậm dần đều rồi dừng lại khi chạy thêm được 500m . Xác định lực phát động làm xe chuyển động thẳng đều ?
A. 400 N
B. 600 N
C. 800 N
D. 1000 N
-
Câu 32:
Xe lăn có khối lượng m=50 kg, dưới tác dụng của lực F, xe chuyển động không vận tốc đầu từ đầu phóng đến cuối phòng mất 10s . Nếu chất lên thêm một kiện hàng thì xe chuyển động đến cuối phòng mất 20s. Tính khối lượng kiện hàng ?
A. 50kg
B. 150kg
C. 100kg
D. 200 kg
-
Câu 33:
Một vật chuyển động thẳng có đồ thị tốc độ được biểu diên trên hình vẽ. Trong khoảng thời gian nào các lực tác dụng vào vật cân bằng nhau?
A. Từ 0 đến 2s
B. Từ 0s đến 1s.
C. Từ 2s đến 3s.
D. Không có khoảng thời gian nào.
-
Câu 34:
Khi vật chỉ chịu tác dụng của một lực duy nhất thì nó
A. chỉ biến dạng mà không biến đổi vận tốc.
B. chuyển động thẳng đều mãi.
C. chỉ biến đổi vận tốc mà không bị biến dạng.
D. bị biến dạng hoặc biến đổi vận tốc
-
Câu 35:
Khi một người kéo một thùng hàng chuyển động, lực tác dụng vào người làm người đó chuyển động về phía trước là:
A. lực người tác dụng vào xe
B. lực mà xe tác dụng vào người
C. lực người tác dụng vào mặt đất
D. lực mặt đất tác dụng vào người
-
Câu 36:
Chọn phát biểu đúng Người ta dùng búa đóng một cây đinh vào một khối gỗ
A. Lực của búa tác dụng vào đinh lớn hơn lực đinh tác dụng vào búa
B. Lực của búa tác dụng vào đinh về độ lớn bằng lực của đinh tác dụng vào búa.
C. Lực của búa tác dụng vào đinh nhỏ hơn lực đinh tác dụng vào búa.
D. Tùy thuộc đinh di chuyển nhiều hay ít mà lực do đinh tác dụng vào búa lớn hơn hay nhỏ hơn lực do búa tác dụng vào đinh.
-
Câu 37:
Kết luận nào sau đây là không chính xác :
A. Hướng của lực có hướng trùng với hướng của gia tốc mà lực truyền cho vật.
B. vật chuyển động thẳng đều vì các lực tác dụng vào nó cân bằng nhau.
C. Vật chịu tác dụng của hai lực mà chuyển động thẳng đều thì hai lực cân bằng nhau
D. Vệ tinh nhân tạo chuyển động tròn đều quanh Trái Đất là do các lực tác dụng lên vệ tinh cân bằng nhau
-
Câu 38:
Trong các hiện tượng sau, hiện tượng nào xảy ra không do quán tính :
A. Bụi rơi khỏi áo khi ta rũ mạnh áo.
B. Vận động viên chạy đà trước khi nhảy cao.
C. Lưỡi búa được tra vào cán khi gõ cán búa xuống nền.
D. Khi xe chạy, hành khách ngồi trên xe nghiêng sang trái, khi xe rẽ sang phải.
-
Câu 39:
Một vật được treo vào sợi dây mảnh 1 như hình. Phía dưới vật có buộc một sợi dây 2 giống như sợi dây 1. Nếu cầm sợi dây 2 giật thật nhanh xuống thì sợi dây nào sẽ bị đứt trước.
A. phụ thuộc vào khối lượng của vật
B. Dây 1 và dây 2 cùng bị đứt
C. Dây 2
D. Dây 1
-
Câu 40:
Trên một toa tàu lưa chuyển động thẳng đều người ta thả một dây dọi rồi đánh dấu hai điểm A, B trên phương dây dọi, điểm B ở sàn tàu. Đặt một vật nặng ở A rồi thả ra vật rơi xuống. Điểm chạm sàn tàu.
A. Tại D phía sau B
B. Tại B
C. Điểm C phía trước B
D. Điểm C hoặc D tùy hướng chuyển động của tàu.
-
Câu 41:
Hiện tượng nào sau đây không thể hiện tính quán tính
A. Khi bút máy bị tắt mực, ta vẩy mạnh để mực văng ra.
B. Viên bi có khối lượng lớn lăn xuống máng nghiêng nhanh hơn viên bi có khối lượng nhỏ.
C. Ôtô đang chuyển động thì tắt máy nó vẫn chạy thêm một đoạn nữa rồi mới dừng lại.
D. Một người đứng trên xe buyt, xe hãm phanh đột ngột, người có xu hướng bị ngã về phía trước.
-
Câu 42:
Dưới tác dụng của một lực vật đang thu gia tốc; nếu lực tác dụng lên vật giảm đi thì độ lớn gia tốc sẽ
A. tăng lên.
B. giảm đi
C. không đổi
D. bằng 0.
-
Câu 43:
Chọn câu phát biểu đúng.
A. Nếu không có lực tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được
B. Lực tác dụng luôn cùng hướng với hướng biến dạng.
C. Vật luôn chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi
-
Câu 44:
Câu nào sau đây là đúng?
A. Không có lực tác dụng thì vật không thể chuyển động .
B. Một vật bất kì chịu tác dụng của một lực có độ lớn tăng dần thì chuyển động nhanh dần.
C. Một vật có thể chịu tác dụng đồng thời của nhiều lực mà vẫn chuyển động thẳng đều.
D. Không vật nào có thể chuyển động ngược chiều với lực tác dụng lên nó
-
Câu 45:
Chọn câu sai. Trong tương tác giữa hai vật :
A. gia tốc mà hai vật thu được luôn ngược chiều nhau và có độ lớn tỉ lệ thuận với khối lượng của. chúng
B. Hai lực trực đối đặt vào hai vật khác nhau nên không cân bằng nhau.
C. Các lực tương tác giữa hai vật là hai lực trực đối.
D. Lực và phản lực có độ lớn bằng nhau.
-
Câu 46:
Khi vật chịu tác dụng của hợp lực có độ lớn và hướng không đổi thì:
A. vật sẽ chuyển động tròn đều
B. vật sẽ chuyển động thẳng nhanh dần đều.
C. vật sẽ chuyển động thẳng biến đổi đều
D. Một kết quả khác
-
Câu 47:
Một quả bóng có khối lượng 400g nằm yên trên mặt đất. Một cầu thủ đá bóng với một lực 300 N . Thời gian chân tác dụng vào bóng là 0,015s . Quả bóng bay đi với tốc độ là
A. 2,5 m/s
B. 3,5 m/s
C. 5,0 m/s
D. 11,25 m/s
-
Câu 48:
Một quả bóng khối lượng 0,5kg đang bay theo phương ngang với vận tốc 20 m/s thì va theo phương vuông góc vào bức tường thẳng đứng và bay ngược trở lại với vận tốc 15 m/s. Thời gian va chạm giữa bóng và tường là 0,02s. Lực của quả bóng tác dụng vào tường là bao nhiêu?
A. 750 N
B. 375 N
C. 875 N
D. 575 N
-
Câu 49:
Một A vật có khối lượng 1kg chuyển động với tốc độ 5 m/s va chạm vào một vật B có khối lượng 3kg đứng yên. Sau va chạm vật A chuyển động ngược trở lại với tốc độ 1 m/s, cho vật B chuyển động với tốc độ bao nhiêu?
A. 2 m/s
B. 3 m/s
C. . 4 m/s
D. 5 m/s
-
Câu 50:
Một viên bi A có khối lượng 1kg đang chuyển động với vận tốc 5 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 2kg đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0.3 s, bi B chuyển động với vận tốc 2 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc độ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?
A. 2 m/s
B. 2.5 m/s
C. 1 m/s
D. 1.5 m/s