Trắc nghiệm Định luật 3 Newton Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Một quả bóng , khối lượng 500g bay với tốc độ 20 m/s đập vuông góc vào bức tường và bay ngược lại với tốc độ 20 m/s.Thời gian va đập là 0,02 s. Lực do bóng tác dụng vào tường có độ lớn và hướng:
A. 1000 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng
B. 500 N, cùng hướng chuyển động ban đầu của bóng
C. 1000 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng
D. 200 N, ngược hướng chuyển động ban đầu của bóng
-
Câu 2:
Một vật có khối lượng m = 1kg chuyển động với vận tốc 5 m/s đến va chạm vào vật thứ 2 đang đứng yên. Sau va chạm vật thứ nhất chuyển động ngược lại với vận tốc 1 m/s, còn vật thứ hai chuyển động với vận tốc 2 m/s. Hỏi khối lượng của vật thứ hai là bao nhiêu?
A. 1,5 kg
B. 3 kg
C. 2 kg
D. 2,5 kg
-
Câu 3:
Một xe A đang chuyển động với vận tốc 3.6 km/h đến đụng vào mộ xe B đang đứng yên. Sau khi va chạm xe A dội ngược lại với vận tốc 0.1 m/s còn xe B chạy tiếp với vận tốc 0.55 m/s. Cho mB = 200g; khối lượng mA
A. 0,4 kg
B. 0,3 kg
C. 0,2 kg
D. 0,1 kg
-
Câu 4:
Trên mặt nằm ngang không ma sát xe một chuyển động với độ lớn vận tốc 5 m/s đến va chạm vào xe hai đang đứng yên. Sau va chạm xe một bật lại với vận tốc 150 cm/s; xe hai chuyển động với vận tốc 200 cm/s. Biết khối lượng xe hai là 400g; tính khối lượng xe một?
A. 0, 1kg
B. 0,2 kg
C. 0,3 kg
D. 0,4 kg
-
Câu 5:
Một viên bi A có khối lượng 300 g đang chuyển động với vận tốc 3 m/s thì va chạm vào viên bi B có khối lượng 600 g đang đứng yên trên mặt bàn nhẵn, nằm ngang. Biết sau thời gian va cham 0,2 s, bi B chuyển động với vận tốc 0,5 m/s cùng chiều chuyển động ban đầu của bi A. Bỏ qua mọi ma sát, tốc đọ chuyển động của bi A ngay sau va chạm là?
A. 1 m/s
B. 2 m/s
C. 3 m/s
D. 4 m/s
-
Câu 6:
Hai xe A và B cùng đặt trên mặt phẳng nằm ngang, đầu xe A có gắn mộ lò xo nhẹ. Đặt hai xe sát nhau để lò xo bị nén rồi buông nhẹ để hai xe chuyển động ngược chiều nhau. Tính từ lúc thả tay, xe A và B đi được quãng đường lần lượt là 1 m và 2 m trong cùng một khoảng thời gian. Biết lực cản của môi trường tỉ lệ với khối lượng của xe. Tỉ số khối lương của xe A và xe B là ?
A. 1414
B. 1212
C. 11
D. 22
-
Câu 7:
Hai quả cầu chuyển động trên mặt phẳng nằm ngang, quả cầu 1 chuyển động với vận tốc 4 m/s đến va chạm vào quả cầu 2 đang đứng yên. Sau va chạm cả hai quả cầu cùng chuyển động theo hướng cũ của quả cầu 1 với cùng vận tốc 2 m/s. Tính tỉ số khối lượng của hai quả cầu.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 8:
Xe lăn có khối lượng m1 = 400g , có gắn một lò xo. Xe lăn có khối lượng m2. Ta cho hai xe áp gần nhau bằng cách buộc dây để nén lò xo. Khi ta đốt dây buộc, lò xo giãn ra và sau một thời gian ΔtΔt rất ngắn, hai xe đi về hai phía ngược nhau với vận tốc v1=1,5m/s2v1=1,5m/s2 và v2=1m/sv2=1m/s. Bỏ qua ảnh hưởng của ma sát trong khoảng thời gian . Khối lượng của xe lăn thứ 2 là
A. 250 g
B. 350 g
C. 500 g
D. 600 g
-
Câu 9:
Khi một con trâu keo cày, lực tác dụng vào con trâu làm nó chuyển động về phía trước là
A. Lực mà con trâu tác dụng vào chiếc cày.
B. Lực mà chiếc cày tác dụng vào con trâu.
C. Lực mà con trâu tác dụng vào mặt đất.
D. Lực mà mặt đất tác dụng vào con trâu.
-
Câu 10:
Một trái bóng bàn bay từ xa đến đập vào tường và bật ngược trở lại
A. Lực của trái bóng tác dụng vào tường nhỏ hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng
B. Lực của trái bóng tác dụng vào tường bằng lực của tường tác dụng vào trái bóng.
C. Lực của trái bóng tác dụng vào tường lớn hơn lực của tường tác dụng vào trái bóng.
D. Không có đủ cơ sở để kết luận
-
Câu 11:
Lực và phản lực là hai lực
A. Cùng giá, cùng độ lớn và cùng chiều
B. Cân bằng nhau.
C. Cùng giá, cùng độ lớn và ngược chiều
D. Cùng giá, ngược chiều, độ lớn khác nhau
-
Câu 12:
Một lực F truyền cho một vật có khối lượng m1 gia tốc bằng 6m/s2, truyền cho vật có khối lượng m2 gia tốc bằng 4m/s2. Nếu đem ghép hai vật làm thành một thì lực đó truyền cho vật ghép gia tốc bao nhiêu?
A. 1,03 m/s2
B. 2,4 m/s2
C. 3,33 m/s2
D. 3,03 m/s2
-
Câu 13:
Dưới tác dụng của lực F, vật có khối lượng m1 thu được gia tốc 1m/s2 , vật có khối lượng m2 thu được gia tốc 3 m/s2. Tính gia tốc của vật thu được của vật có khối lượng m=m1+m23m=m1+m23 chịu tác dụng của lực F ?
A. 1 m/s2
B. 1,5 m/s2
C. 2 m/s2
D. 2,25 m/s2
-
Câu 14:
Một vật có khối lượng 2,5 kg , chuyển động với gia tốc 0,05m/s2 . Lực tác dụng vào vật có giá trị là
A. 5 N
B. 0,5 N
C. 0,125 N
D. 50 N
-
Câu 15:
Một vật có khối lượng 50 kg bắt đầu chuyển động nhanh dần đều và sau khi đi được 50m thì có vận tốc 0,7 m/s . Lực tác dụng vào vật là
A. 24,5 N
B. 2,45 N
C. 48,0 N
D. 51,0 N
-
Câu 16:
Một vật có khối lượng 200g trượt xuống một mặt phẳng nghiêng nhẵn với gia tốc 4m/s2. lấy g=10m/s. độ lớn của lực gây ra gia tốc bằng
A. 0,8 N
B. 8 N
C. 80 N
D. 800 N
-
Câu 17:
Người ta truyền cho một vật ở trạng thái nghỉ một lực F thì sau 0,5 giây vật này tăng vận tốc lên được 1m/s. Nếu giữ nguyên hướng của lực mà tăng gấp đôi độ lớn lực tác dụng vào vật thì gia tốc của vật bằng
A. 1 m/s2
B. 2 m/s2
C. 4 m/s2
D. 6 m/s2
-
Câu 18:
Một vật có khối lượng m=4kg đang ở trạng thái nghỉ được truyền cho một lực F=8N. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian 5s bằng:
A. 5 m
B. 25 m
C. 30 m
D. Một kết quả khác
-
Câu 19:
Một chiếc xe lưa có khối lượng 50 tấn chuyển động nhanh dần đều trên đường thẳng qua điểm A với vận tốc 10m/s . Tại điểm B cách A một đoạn 75m thì xe có vận tốc là 20 m/s . Lực gây ra chuyển động của xe là:
A. 100 N
B. 1000 N
C. 10000 N
D. 100000 N
-
Câu 20:
Một xe tải không chở hàng đang chạy trên đường. Nếu người lái xe hãm phanh thì xe trượt đi một đoạn đường s thì dừng lại. Nếu tốc độ của xe chỉ bằng một nửa lúc đầu thì đoạn đường trượt bằng bao nhiêu ? Cho rằng lực hãm không thay đổi.
A. S4S4
B. S6S6
C. S8S8
D. \frac{S}{2}
-
Câu 21:
Một xe tải chở hàng có tổng khối lượng xe và hàng hóa là 4 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 . Khi không chở hàng xe tải khởi hành với gia tốc 0,6 m/s2 . Biết rằng hợp lực tác dụng lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của xe lúc không chở hàng hóa là
A. 1 tấn
B. 1,5 tấn
C. 2 tấn
D. 2,5 tấn
-
Câu 22:
Một ô tô không chở hàng có khối lượng 2 tấn, khởi hành với gia tốc 0,3m/s2 . Ô tô đó khi chở hàng cũng khởi hành với gia tốc 0,3 m/s2 . Biết rằng hợp lực tác dung lên ô tô trong hai trường hợp đều bằng nhau. Khối lượng của hàng hóa trên xe là
A. 0,5 tấn
B. 0,75 tấn
C. 1,5 tấn
D. 1,0 tấn
-
Câu 23:
Hai đội A và B chơi kéo co và đội A thắng. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. lực kéo của đội A lớn hơn đội B.
B. đội A tác dụng lên mặt đất một lực có độ lớn lớn hơn đội B tác dụng vào mặt đất.
C. đội A tác dụng lên mặt đất một lực có độ lớn nhỏ hơn đội B tác dụng vào mặt đất
D. lực của mặt đất tác dụng lên hai đội là như nhau.
-
Câu 24:
Có hai nhận định sau đây: (1) Người chèo thuyền dùng mái chèo tác dụng vào nước một lực hướng về phía sau. Nước tác dụng lại mái chèo một lực hướng về phía trước làm thuyền chuyển động; (2) Khi cánh quạt của máy bay quay, nó đẩy không khí về phía sau. Không khí đẩy lại cánh quạt về phía trước làm máy bay chuyển động. Chọn phương án đúng?
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
D. (1) sai, (2) đúng.
-
Câu 25:
Một ô tô có khối lượng 1500 kg khi khởi hành được tăng tốc bởi một lực 2000 N trong 18 giây đầu tiên. Tốc độ của xe đạt được ở cuối khoảng thời gian đó là:
A. 24 m/s
B. 20 m/s
C. 10 m/s.
D. 40 m/s.
-
Câu 26:
Một quả bóng có khối lượng 0,2 kg bay với tốc độ 25 m/s đến đập vuông góc với một bức tường rồi bị bật trở lại theo phương cũ với tốc độ 15 m/s. Khoảng thời gian va chạm bằng 0,1 s. Tính độ lớn lực của tường tác dụng lên quả bóng, coi lực này là không đổi trong suốt thời gian tác dụng.
A. 80 N.
B. 200 N
C. 160 N
D. 90 N
-
Câu 27:
Một vật có khối lượng 3 kg đang chuyển động thẳng đều với tốc độ 2 m/s thì chịu tác dụng của một lực 9 N cùng hướng với hướng chuyển động. Vật sẽ chuyển động 14 m tiếp theo trong thời gian là:
A. 1,6s
B. 2s
C. 10s
D. 4s
-
Câu 28:
Một vật đang chuyển động dưới tác dụng của lực F1 với gia tốc a1. Nếu tăng lực tác dung lên F2=2F1F2=2F1 thì gia tốc của vật a2 có giá trị bằng
A. a1=2a2a1=2a2
B. a2=2a1a2=2a1
C. a1=a2a1=a2
D. a2=4a1a2=4a1
-
Câu 29:
Một vật có khối lượng được truyền một lực F không đổi thì sau 2 giây vật này tăng vận tốc từ 2,5 m/s đến 7,5 m/s . Độ lớn của lực F bằng
A. 5N
B. 19 N
C. 15 N
D. Một giá trị khác
-
Câu 30:
Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1. Một lực F3 tác dụng lên vật khối lượng m3. Nếu F3=F13;m1=2m35F3=F13;m1=2m35 thì mối quan hệ giữa hai gia tốc a1a3a1a3
A. 152152
B. 6565
C. 11151115
D. 5656
-
Câu 31:
Một lực F1 tác dụng lên vật khối lượng m1. Một lực F2 tác dụng lên vật khối lượng m2 bằng khối lượng m1. Nếu F1=2F23F1=2F23 thì mối quan hệ giữa hai gia tốc a2a1 sẽ là
A. 3
B. 23
C. 32
D. 13
-
Câu 32:
Một vật nhỏ có khối lượng 2 kg , lúc đầu đứng yên. Nó bắt đầu chịu tác dụng đồng thời của hai lực F1 = 4N và F2 = 3N. Góc hợp giữa (→F1;→F2)=300 . Quãng đường vật đi được sau 1,2s là
A. 2 m
B. 2,45m
C. 2,88m
D. 3,16m
-
Câu 33:
Một lực tác dụng vào một vật trong khoảng thời gian 0,6s làm vận tốc của nó thay đổi từ 8 cm/s đến 5 cm/s. Biết rằng lực tác dụng cùng phương chuyển động với chuyển động. Tiếp đó sẽ tăng độ lớn của lực lên gấp đôi trong khoảng thời gian 2,2s nhưng vẫn giữ nguyên hướng của lực. Vận tốc của vật tại thời điểm cuối là?
A. 12 cm/s;
B. 15 cm/s
C. - 17 cm/s
D. - 20 cm/s
-
Câu 34:
Vật đang đứng yên trong khoảng không vũ trụ.
A. Nếu không có lực nào tác dụng vào vật thì vật không chuyển động được.
B. Nếu thôi tác dụng lực vào vật thì vật đang chuyển động sẽ dừng lại.
C. Vật nhất thiết phải chuyển động theo hướng của lực tác dụng.
D. Nếu có lực tác dụng lên vật thì vận tốc của vật bị thay đổi.
-
Câu 35:
Có hai nhận định sau đây:
(1) Một vật đang đứng yên. Ta có thể kết luận, vật không chịu tác dụng của lực nào. (2) Một hành khách ngồi ở cuối xe. Nếu lái xe phanh gấp thì một túi sách ở phía trước bay về phía anh ta.
Chọn phương án đúng?
A. (1) đúng, (2) sai.
B. (1) đúng, (2) đúng.
C. (1) sai, (2) sai.
D. (1) sai, (2) đúng.
-
Câu 36:
Lực F truyền cho vật khối lượng m1 gia tốc a1, truyền cho vật khối lượng m2 gia tốc a2. Lực F sẽ truyền cho vật có khối lượng m = m1 + m2 gia tốc
A. (a1+a2)2
B. (a1+a2)a1a2
C. (a1a2)a1+a2
D. a1+a2
-
Câu 37:
Khi thôi tác dụng lực vào vật thì vật tiếp tục chuyển động thẳng đều vì
A. vật có tính quán tính.
B. vật còn gia tốc.
C. không có ma sát.
D. các lực tác dụng cân bằng nhau.
-
Câu 38:
Một sợi dây chỉ chịu được lực căng tối đa là 80 N. Hai người kéo sợi dây theo hai hướng ngược nhau, mỗi người kéo một lực 50 N. Sợi dây chịu lực căng bằng
A. 50 N nên không bị đứt.
B. 100 N nên bị đứt.
C. 50 N nên bị đứt.
D. 100 N nên không bị đứt.
-
Câu 39:
Trong một cơn lốc xoáy, một hòn đá bay trúng vào một của kính, làm vỡ kính.
A. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính lớn hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
B. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính (về độ lớn) lực của tấm kính tác dụng của hòn đá.
C. Lực của hòn đá tác dụng vào tấm kính nhỏ hơn lực của tấm kính tác dụng vào hòn đá.
D. Viên đá không tương tác với tấm kính khi làm vỡ kính.
-
Câu 40:
Một vật có khối lượng m = 1kg được treo vào trục quay của một ròng rọc động như hình vẽ bên. Sợi dây rất nhẹ, không dãn, bỏ qua khối lượng của ròng rọc, bỏ qua mọi ma sát. Lấy g = 9,8m/s2. Đấu dây còn lại được vắt qua ròng rọc cố định được kéo xuống bởi lực có hướng thẳng đứng trên xuống có độ lớn F. Nếu m chuyển động lên trên với gia tốc có độ lớn a = 2,8m/s2 thì F gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 6N
B. 12N
C. 7N.
D. 6,4N.
-
Câu 41:
Một vật chuyển động trên mặt phẳng ngang, đại lượng nào sau đây không ảnh hưởng đến gia tốc chuyển động của vật?
A. Vận tốc ban đầu của vật.
B. Độ lớn của lực tác dụng.
C. Khối lượng của vật
D. Gia tốc trọng trường.
-
Câu 42:
Hai vật có khối lượng m1 = 1kg, m2 = 2kg được nối với nhau bằng một sợi dây 1 và được đặt trên mặt bàn nằm ngang. Dùng một sợi dây 2 vắt qua một ròng rọc, một đầu dây buộc vào m2 và đầu dây kia buộc vào một vật thứ ba có khối lượng m3 = 3kg (xem hình vẽ). Coi ma sát không đáng kể, bỏ qua khối lượng của ròng rọc và khối lượng của các sợi dây. Lấy g = 10m/s2. Khi hệ bắt đầu chuyển động, độ lớn lực căng của sợi dây 1 và 2 lần lượt là T1 và T2. Giá trị của (2T1 + T2) bằng:
A. 15N
B. 20N.
C. 25N.
D. 10N.
-
Câu 43:
Lực có độ lớn F1 tác dụng lên một vật trong khoảng thời gian 0,8s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,4m/s đến 0,8m/s. Lực khác có độ lớn F2 tác dụng lên nó trong khoảng thời gian 1s làm tốc độ của nó thay đổi từ 0,8m/s đến 1m/s. Biết các lực đó có độ lớn không đổi và có phương luôn cùng phương chuyển động. Tỉ số F1/F2 bằng
A. 2,5
B. 2
C. 0,2.
D. 5.
-
Câu 44:
Tại cùng một địa điểm, hai vật có khối lượng m1<m2, trọng lực tác dụng lên hai vật lần lượt là P1, P2 luôn thỏa mãn điều kiện
A. P1>P2
B. P1=P2
C. P1P2<m1m2
D. P1P2=m1m2
-
Câu 45:
Hai vật có khối lượng m1;m2 bắt đầu chuyển động của hai lực cùng phương, cùng chiều và có cùng độ lớn F1=F2 . Quãng đường S1;S2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian sẽ thỏa
A. s1s2=m2m1
B. s1s2=m1m2
C. s1s2>m2m1
D. s1s2<m2m1
-
Câu 46:
Hai vật có khối lượng m1=m2 bắt đầu chuyển động của hai lực cùng phương, cùng chiều và có độ lớn F1>F2. Quãng đường s1,s2 mà hai vật đi được trong cùng một khoảng thời gian sẽ thỏa
A. s1s2=F2F1
B. s1s2=F1F2
C. s1s2>F2F1
D. s1s2<F2F1
-
Câu 47:
Nếu hợp lực tác dụng lên một vật là lực không đổi theo thời gian, thì vật đó sẽ thực hiện chuyển động
A. Thẳng đều
B. Nhanh dần đều theo phương tác dụng lực.
C. Chậm dần đều theo phương tác dụng lực.
D. Chậm dần đều hoặc nhanh dần đều
-
Câu 48:
Nhìn chiếc xe tải đang chạy trên đoạn đường thẳng nằm ngang với vận tốc không đổi, ta có thể tin rằng
A. Người lái xe đã cho động cơ ngừng hoạt động và xe tiếp tục chạy không gia tốc.
B. Trên xe không có hàng hóa, ma sát xuất hiện là rất be và không làm thay đổi vận tốc xe.
C. Lực tác dụng của động cơ làm cho xe chuyển động cân bằng với tất cả các lực cản tác dụng lên xe đang chạy
D. Hợp lực của lực động cơ và mọi lực cản là một lực không đổi và có hướng của vận tốc xe
-
Câu 49:
Câu nào sau đây là đúng ?
A. Nếu ngoại lực tác dụng lên vật bằng 0 , vật vẫn chuyển động với vận tốc không đổi.
B. Sự thay đổi vận tốc của một vật tỉ lệ nghịch với khối lượng của nó.
C. Nếu hai vật tương tác với nhau, tỉ số giữa các gia tốc của chúng bằng tỉ số giữa các khối lượng.
D. Định luật thứ nhất của Niutơn chỉ áp dụng cho các vật chuyển động thẳng đều.
-
Câu 50:
Câu nào sau đây là đúng ?
A. Một vật không thể chuyển động nếu không có lực nào tác dụng vào nó.
B. Nếu một vật đang chuyển động mà tất cả các lực tác dụng lên nó đều ngừng tác dụng thì vật sẽ chuyển động chầm dần rồi dừng lại
C. Một vật chuyển động thẳng đều nếu không có lực nào tác dụng lên nó, hoặc hợp lực tác dụng lên nó bằng 0
D. Nếu hợp lực tác dụng lên một vật bằng thì chắc chắn là vật đứng yên