Trắc nghiệm Di truyền học người Sinh Học Lớp 12
-
Câu 1:
Dạng đột biến cấu trúc NST gây bệnh bạch cầu ác tính ở người là
A. mất đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
B. lặp đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
C. đảo đoạn ở cặp NST số 21 hoặc 22.
D. chuyển đoạn NST ở cặp NST số 21 hoặc 22.
-
Câu 2:
Ở người, 3 NST 16 - 18 gây ra
A. hội chứng tiếng mèo kêu.
B. sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
C. ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D. hội chứng Tơcnơ.
-
Câu 3:
Ở người, 3 NST 13- 15 gây ra
A. bệnh ung thư máu.
B. sứt môi, thừa ngón, chết yểu.
C. ngón trỏ dài hơn ngón giữa, tai thấp, hàm bé.
D. hội chứng Đao.
-
Câu 4:
Ở người, các tật xương chi ngắn, 6 ngón tay, ngón tay ngắn ...
A. là những tính trạng lặn.
B. được di truyền theo gen đột biến trội.
C. được quy định theo gen đột biến lặn.
D. là những tính trạng đa gen.
-
Câu 5:
Khó khăn chủ yếu trong việc nghiên cứu di truyền người là
A. người sinh sản chậm, đẻ ít con.
B. bộ NST người có số lượng khá nhiều.
C. NST người có kích thước nhỏ, ít sai khác về hình dạng, kích thước.
D. không thể áp dụng các phương pháp lai, gây đột biến để nghiên cứu.
-
Câu 6:
Trong nghiên cứu phả hệ không cho phép chúng ta xác định
A. tính trạng là trội hay lặn.
B. tính trạng do 1 gen hay nhiều gen qui định.
C. tính trạng liên kết với giới tính hay không liên kết với giới tính.
D. tính trạng có hệ số di truyền cao hay thấp.
-
Câu 7:
Các phương pháp nghiên cứu di truyền người bao gồm:
A. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu ADN.
B. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu trẻ đồng sinh, nghiên cứu tế bào.
C. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu trẻ sơ sinh.
D. nghiên cứu phả hệ, nghiên cứu tế bào, nghiên cứu phôi thai.
-
Câu 8:
Một người nam có nhóm máu B và một người nữ có nhóm máu A có thể có con thuộc các nhóm máu nào sau đây?
A. Chỉ có nhóm máu A hoặc nhóm máu B.
B. Chỉ có nhóm máu AB.
C. Có nhóm máu AB hoặc nhóm máu O.
D. Có nhóm máu A, B, AB hoặc O.
-
Câu 9:
Trong một gia đình bố mẹ đều bình thường, sinh con đầu lòng bị hội chứng đao, ở lần sinh thứ hai con của họ:
A. chắc chắn bị hội chứng Đao vì đây là bệnh di truyền.
B. không bao giờ bị hội chứng Đao vì rất khó xẩy ra.
C. có thể bị hội chứng Đao nhưng với tần số rất thấp.
D. không bao giờ xuất hiện vì chỉ có 1 giao tử mang đột biến.
-
Câu 10:
Bộ NST của người nam bình thường là
A. 44A, XX.
B. 44 A, XY.
C. 46A, YY.
D. 46A, XY.
-
Câu 11:
Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Một người phụ nữ mang gen máu khó đông lấy chồng bị bệnh máu khó đông. Xác suất họ đẻ con gái đầu lòng bị bệnh máu khó đông là
A. 12,5%.
B. 25%.
C. 50%.
D. 100%.
-
Câu 12:
Trong nghiên cứu di truyền người, phương pháp di truyền tế bào là phương pháp
A. Sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. Phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá số lượng, cấu trúc của các NST.
C. Tìm hiểu cơ chế hoạt động của 1 gen qua quá trình sao ma và dịch mã.
D. Nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ 1 tế bào trứng hay từ những trứng khác nhau.
-
Câu 13:
Ở người, bệnh mù màu đỏ - lục do gen lặn m trên NST giới tính X quy định, alen trội tương ứng M quy định phân biệt màu rõ, NST Y không mang gen tương ứng. Trong một gia đình bố mẹ đều phân biệt màu rõ sinh được cô con gái mang gen dị hợp về bệnh này, kiểu gen của bố mẹ là:
A. XMXM x XMY.
B. XMXm x XmY.
C. XMXM x XmY.
D. XMXm x XMY.
-
Câu 14:
Bệnh máu khó đông do gen lặn a trên NST X quy định, gen A quy định máu đông bình thường, NST Y không mang gen tương ứng. Trong 1 gia đình bố mẹ bình thường sinh con trai đầu lòng bị bệnh, xác suất bị bệnh của đứa con trai thứ 2 là
A. 50%.
B. 25%.
C. 12,5%.
D. 6,25%.
-
Câu 15:
Nghiên cứu trẻ đồng sinh cùng trứng cho phép
A. xác định mức độ tác động của môi trường lên sự hình thành tính trạng của cơ thể.
B. phát hiện các trường hợp bệnh lý do đột biến gen và NST gây nên.
C. phát hiện dị tật và các bệnh di truyền bẩm sinh.
D. xác định được tính trạng trội lặn.
-
Câu 16:
Hội chứng Đao dễ dàng xác định được bằng phương pháp
A. nghiên cứu trẻ đồng sinh.
B. di truyền tế bào.
C. di truyền hoá sinh.
D. phân tích phả hệ.
-
Câu 17:
Phương pháp nào dưới đây không được áp dụng để nghiên cứu di truyền người?
A. Phương pháp lai phân tích.
B. Phương pháp di truyền tế bào.
C. Phương pháp phân tích phả hệ.
D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh.
-
Câu 18:
Bệnh thiếu máu hình liềm (HbS) ở người là do đột biến gen mã hoá chuỗi Hb gây nên, gen này nằm trên NST số 11. Nếu ở thể dị hợp sẽ gây bệnh thiếu máu hình liềm nhẹ, còn ở thể đồng hợp (HbSHbS) thì gây chết. Trong một gia đình: mẹ thiếu máu hình liềm nhẹ, bố bình thường, khả năng họ sinh con trai đầu lòng thiếu máu nhẹ là
A. 50%.
B. 25 %.
C. 12,5%.
D. 6,25%.
-
Câu 19:
Trong phương pháp phả hệ, việc xây dựng phả hệ phải được thực hiện ít nhất qua
A. 5 thế hệ.
B. 4 thế hệ.
C. 3 thế hệ.
D. 2 thế hệ.
-
Câu 20:
Bệnh mù màu đỏ - lục ở người được gọi là bệnh của nam giới vì
A. bệnh chịu ảnh hưởng bởi giới tính nam nhiều hơn giới tính nữ.
B. bệnh do gen trên NST Y không có alen tương ứng trên X.
C. bệnh do gen lặn trên NST X, không có alen tương ứng trên Y.
D. chỉ xuất hiện ở nam, không tìm thấy ở nữ.
-
Câu 21:
Hiện tượng di truyền chéo (tính trạng được truyền từ ông ngoại cho con gái biểu hiện ở cháu trai) là hiện tượng di truyền của các tính trạng:
A. do gen trên NST giới tính Y qui định.
B. do gen trên NST thường qui định.
C. do gen trong tế bào chất qui định.
D. do gen trên NST giới tính X qui định.
-
Câu 22:
Việc nghiên cứu di truyền ở người thường gặp khó khăn vì nhiều lý do khác nhau. Trong những lý do sau đây, lý do nào là không đúng?
A. Tính di truyền, biến dị ở người không tuân theo quy luật di truyền biến dị như ở các sinh vật khác.
B. NST ở người có số lượng lớn (2n = 46) kích thước nhỏ ít sai khác về hình dạng và kích thước.
C. Người sinh sản chậm, đẻ ít con.
D. Vì những lý do thuộc phạm vi xã hội, đạo đức nên không áp dụng phương pháp lai và gây đột biến để nghiên cứu.
-
Câu 23:
Lí do làm cho tỉ lệ trẻ mắc bệnh Đao có tỉ lệ gia tăng theo tuổi của người mẹ là do:
A. tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh trứng không diễn ra.
B. tế bào bị lão hóa làm phát sinh đột biến gen.
C. tế bào bị lão hóa làm cho sự phân li NST bị rối loạn.
D. tế bào bị lão hóa làm cho quá trình giảm phân của tế bào sinh tinh trùng không diễn ra.
-
Câu 24:
Những biện pháp được dùng để bảo vệ vốn gen loài người:
(1) Tạo môi trường sạch.
(2) Tránh và hạn chế tác hại của các tác nhân gây đột biến.
(3) Sử dụng kĩ thuật nhân bản vô tính tạo ra nhiều cá thể giống nhau.
(4) Sử dụng liệu pháp gen.
Số biện pháp đúng là:
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 25:
Loại bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số tế bào dẫn đến hình thành khối u chèn ép các cơ quan được gọi là:
A. bệnh ung thư
B. bệnh di truyền phân tử
C. bệnh AIDS
D. bệnh di truyền tế bào
-
Câu 26:
Một người bị hội chứng Đao nhưng bộ NST 2n = 46. Khi quan sát tiêu bản bộ NST người này thấy NST thứ 21 có 2 chiếc, NST thứ 14 có chiều dài bất thường. Điều giải thích nào sau đây là hợp lí?
A. Đột biến lệch bội ở cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc NST 21 gắn vào NST 14 do chuyển đoạn không tương hỗ.
B. Hội chứng Đao phát sinh do cặp NST 21 có 3 chiếc nhưng 1 chiếc trong số đó bị tiêu biến.
C. Hội chứng Đao phát sinh do đột biến cấu trúc của NST 14.
D. Dạng đột biến do hiện tượng lặp đoạn.
-
Câu 27:
Bằng cách làm tiêu bản tế bào để quan sát bộ NST thì không phát hiện sớm trẻ mắc hội chứng nào sau đây?
A. Hội chứng Claiphentơ.
B. Hội chứng Tơcnơ.
C. Hội chứng AIDS.
D. Hội chứng Đao.
-
Câu 28:
Theo nghiên cứu di truyền ở người, phương pháp làm tiêu bản tế bào là phương pháp:
A. sử dụng kĩ thuật ADN tái tổ hợp để nghiên cứu cấu trúc của gen.
B. nghiên cứu trẻ đồng sinh được sinh ra từ cùng một trứng hay khác trứng.
C. phân tích tế bào học bộ NST của người để đánh giá về số lượng và cấu trúc của NST.
D. tìm hiểu cơ chế phân bào.
-
Câu 29:
Cho các bệnh và tật di truyền sau:
(1) Bệnh phêninkêto niệu.
(2) Hội chứng Đao.
(3) Hội chứng Tơcnơ.
(4) Bệnh máu khó đông.
(5) Bệnh thiếu máu hồng cầu hình lưỡi liềm.
(6) Bệnh Đao.
Những bệnh hoặc hội chứng bệnh nào có nguyên nhân do đột biến gen?
A. (1), (3), (6)
B. (1), (4), (6)
C. (2), (4), (5)
D. (1), (4), (5)
-
Câu 30:
Một trong những bệnh rối loạn chuyển hóa ở người là bệnh phêninkêto niệu. Người bệnh không chuyển hóa được axit amin phêninalanin thành tirôxin làm axit amin phêninalanin ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh làm bệnh nhân bị thiểu năng trí tuệ dẫn đến mất trí nhớ. Trong các kết luận sau đây, có bao nhiêu kết luận đúng?
(1) Nguyên nhân gây bệnh do đột biến xảy ra ở cấp độ phân tử.
(2) Bệnh có khả năng chữa trị hoàn toàn nếu phát hiện sớm.
(3) Bệnh có khả năng chữa trị nếu phát hiện sớm và có chế độ ăn kiêng hợp lí.
(4) Bệnh do gen đột biến không tạo được enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôxin.
A. 1
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 31:
Bệnh phêninkêto niệu xảy ra do:
A. thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôxin.
B. thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôxin trong thức ăn thành phêninalanin.
C. thiếu enzim xúc tác cho phản ứng chuyển tirôxin trong thức ăn thành phêninalanin.
D. thừa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển phêninalanin trong thức ăn thành tirôxin.
-
Câu 32:
Trong các ý sau đây, khẳng định nào đúng về bệnh di truyền phân tử?
A. Bệnh có thể phát hiện bằng việc quan sát cấu trúc NST.
B. Bệnh do các đột biến gen gây nên.
C. Đao là một trong các bệnh điển hình của bệnh di truyền phân tử.
D. Bệnh sẽ di truyền qua các thế hệ.