525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc
tracnghiem.net chia sẻ 525 câu trắc nghiệm môn Toán rời rạc (có đáp án) dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành có thêm tư liệu học tập, ôn tập chuẩn bị cho kì thi kết thúc học phần sắp diễn ra. Nội dung gồm những vấn đề cơ bản nhất của toán học rời rạc lý thuyết tổ hợp, lý thuyết đồ thị, lý thuyết độ phức tạp, đại số Boole.,…Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Đồ thị G vô hướng n đỉnh là một cây nếu:
A. Nếu liên thông và có n-1 cạnh
B. Nếu không liên thông và có n-1 cạnh
C. Nếu liên thông và có n cạnh
D. Nếu không liên thông và có n cạnh
-
Câu 2:
Một thuật toán liệt kê phải đảm bảo:
A. Không duyệt các cấu hình không thuộc tập các cấu hình
B. Không bỏ xót và không lặp lại bất kì một cấu hình nào
C. Không bỏ xót một cấu hình nào
D. Không duyệt lại các cấu hình đã duyệt
-
Câu 3:
Có bao nhiêu xâu nhị phân độ dài là 8 hoặc bắt đầu bởi 00 hoặc kết thúc bởi 11.
A. 112
B. 128
C. 64
D. 124
-
Câu 4:
Cho đồ thị như hình vẽ. Kết quả khi duyệt đồ thị theo thuật toán DFS(G) là:
A. G, H, I, N, K, B, A, C, D, E, F
B. G, H, N, K, B, A, D, C, E, F, I
C. G, H, N, K, B, A, C, D, E, I, F
D. G, A, B, C, D, E, F, N, K, H, I
-
Câu 5:
Kết quả của một cuộc điều tra ở Hà Nội cho thấy 96% các gia đình có máy thu hình, 98% có điện thoại và 95% có điện thoại và máy thu hình. Tính tỷ lệ % các gia đình ở Hà Nội không có thiết bị nào là). ( Tỷ lệ % các gia đình có điện thoại hoặc máy thu hình là 98%+96%-95%=99%. Tỷ lệ % các gia đình không có điện thoại và không có máy thu hình là 1%)
A. 4%
B. 5%
C. 1%
D. 2%
-
Câu 6:
Thuật toán đệ quy dưới đây tính:
Function Test(a,b): Integer;
Begin
If (b = a) or (b = 0) then Test:=1
Else Test := Test (a-1,b-1) + Test (a-1,b);
End;
A. Bội chung nhỏ nhất của a và b
B. Ước chung lớn nhất của a và b
C. Số Fibonaci thứ a
D. Tổ hợp chập b của a
-
Câu 7:
Cho S và i biến kiểu nguyên. Khi chạy đoạn chương trình:
S:= 0;
i:= 1;
while i<= 6 do
begin
S:= S + i;
i:= i + 2;
end;
Giá trị sau cùng của S là:
A. 6
B. 9
C. 11
D. 0
-
Câu 8:
Phương trình x1 + x2 + x3 = 11 có bao nhiêu nghiệm nguyên không âm?
A. 78
B. 165
C. 990
D. 21
-
Câu 9:
Nhận xét nào sau đây là SAI:
A. Một quan hệ có tính phản xạ khi và chỉ khi ma trận biểu diễn nó có tất cả các phần tử trên đường chéo chính đều bằng 1
B. Một quan hệ có tính đối xứng khi và chỉ khi ma trận biểu diễn nó là một ma trận đối xứng qua đường chéo chính
C. Một quan hệ có tính phản xạ khi và chỉ khi đồ thị biểu diễn nó tại mỗi đỉnh đều có khuyên
D. Một quan hệ có tính bắc cầu khi và chỉ khi đồ thị biểu diễn nó có cung đi từ đỉnh a đến đỉnh b thì cũng có cung đi từ đỉnh b đến đỉnh c
-
Câu 10:
Cho tập S = {a, b, c,d} khi đó số phần tử của tập lũy thừa của tập S là:
A. 4
B. 16
C. 8
D. 9
-
Câu 11:
Hãy cho biết khẳng định nào sau đây không phải là 1 mệnh đề?
A. 2 + 3 < 4
B. 3 là 1 số chẵn
C. Cho x là một số nguyên dương
D. 1 - 2 < 0
-
Câu 12:
Cho A = {2, 3, 5}, B = {3, 2, 5}. Hãy cho biết A và B có quan hệ như thế nào với nhau:
A. Khác nhau
B. B là con của A
C. Bằng nhau
D. A là con của B
-
Câu 13:
Cho X = {1,2,3,4,5,6,7,8,9}. Xâu bit biểu diễn tập A là: 111001011, xâu bit biểu diễn tập B là 010111001. Tìm xâu bit biểu diễn tập \(A \cap B.\)
A. 010001100
B. 101110010
C. 010001001
D. 010001101
-
Câu 14:
Thuật toán đệ qui dưới đây tính:
Function Tesr(n:integer): integer;
Begin
If n<=2 then Test:=1
Else Test: = Test (n-1) + Test (n-2);
End;
A. Tổng n số tự nhiên đầu tiên.
B. Số Fibonacci thứ n.
C. Số nguyên tố thứ n.
D. Tổng hai số nguyên liên tiếp n và n-1.
-
Câu 15:
Trong bất kỳ một nhóm có 367 người, thế nào cũng có:
A. Nhiều nhất một người có cùng ngày sinh.
B. Ít nhất một người có cùng ngày sinh.
C. Ít nhất hai người có cùng ngày sinh.
D. Nhiều nhất một người có cùng ngày sinh.
-
Câu 16:
Giả sử p1, p2, … , pn là các biến mệnh đề. Một biểu thức logic F theo các biến mệnh đề p1, p2, … , pn được gọi là một biểu thức hội cơ bản nếu nó có dạng?
A. \(F = {q_1} \vee {q_2} \vee ... \vee {q_n}\) với qj = pj hoặc \({q_j} = \overline {{p_j}} (j = 1,...,n)\)
B. \(F = {q_1} \vee {q_2} \vee ... \vee {q_n}\)
C. \(F = {q_1} \wedge {q_2} \wedge ... \wedge {q_n}\)
-
Câu 17:
Công thức đa thức là?
A. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tích của các tích cơ bản (từ tối tiểu)
B. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tổng của các tích cơ bản (từ tối tiểu)
C. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tổng của các từ đơn
D. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tổng của các đơn thức
-
Câu 18:
Đường đi Euler vô hướng trên một đồ thị có đỉnh đầu và đỉnh cuối:
A. Trùng nhau
B. Khác nhau
C. Có cùng bậc chẵn
D. Đỉnh đầu bậc chẵn đỉnh cuối bậc lẻ
-
Câu 19:
Cho A là tập hữu hạn, B là tập vũ trụ. Phần bù của A trong B là:
A. Tập chứa tất cả các phần tử hoặc thuộc tập hợp A hoặc thuộc tập hợp B.
B. Tập chứa các phần tử thuộc tập hợp A nhưng không thuộc tập hợp B.
C. Tập bao gồm những phần tử thuộc tập A và tập B.
D. Tập bao gồm những phần tử không thuộc A nhưng lại thuộc B
-
Câu 20:
Quy tắc (luật )suy luận nào là cơ sở của suy diễn sau: Nếu là sinh viên CNTT của trường DHCN Việt Hung thì phải học Toán rời rạc. An không học Toán rời rạc nên An không phải là sinh viên CNTT của trường ĐHCN Việt Hung.
A. Luật khẳng định
B. Luật phủ định
C. Luật tam đoạn luận
D. Luật tam đoạn luận rời
-
Câu 21:
Quy tắc suy luận nào sau đây là quy tắc tam đoạn luận?
A. \((P \wedge (P \to Q)) \to Q\)
B. \(((P→Q)\vee(Q→R)) →(P→R) \)
C. \(((P→Q)\vee(Q→R)) →(Q→R)\)
D. \(((P→Q) \wedge (Q→R)) →(P→R)\)
-
Câu 22:
Một hội nghị bàn tròn của phái đoàn các nước: Việt Nam 3 người; Lào 2 người; Campuchia 1 người; Thái Lan 2 người. Có bao nhiêu cách xếp chỗ ngồi cho mọi thành viên sao cho người cùng quốc tịch ngồi cạnh nhau?
A. 120
B. 476
C. 24
D. 96
-
Câu 23:
Chu trình Euler đi qua mỗi đỉnh của đồ thị:
A. Không quá một lần
B. Đúng một lần.
C. Không xác định
D. Nhiều hơn một lần
-
Câu 24:
Có bao nhiêu xâu nhị phân có độ dài bằng 5 mà hoặc có 2 bít đầu tiên là 0 hoặc có 2 bít cuối cùng là 1?
A. 16
B. 14
C. 2
D. 32
-
Câu 25:
Dạng chính tắc tuyển (nối rời chính tắc) của hàm Boole là…?
A. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tổng của các tích cơ bản (từ tối tiểu)
B. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tích của các tích cơ bản (từ tối tiểu)
C. Công thức biểu diễn hàm Boole thành tổng của các đơn thức
-
Câu 26:
Có bao nhiêu cạnh trong đồ thị có 10 đỉnh, mỗi đỉnh có bậc bằng 6?
A. 60
B. 45
C. 30
D. 20
-
Câu 27:
Ma trận kề của một đơn đồ thị vô hướng đầy đủ là:
A. Ma trận tam giác trên.
B. Ma trận tam giác dưới
C. Ma trận có các phần tử trên đường chéo chính bằng 0, các phần tử khác bằng 1.
D. Ma trận có các phần tử trên đường chéo chính bằng 1, các phần tử khác bằng 0.
-
Câu 28:
Có bao nhiêu khả năng có thể xảy ra đối với các vị trí thứ nhất, thứ nhì và thứ ba trong cuộc đua có 12 con ngựa, nếu mọi thứ tự tới đích đều có thể xảy ra?
A. 220
B. 1320
C. 123
D. 312
-
Câu 29:
Biểu thức \((P \wedge Q) \to (P \vee Q)\) tương đương logic với biểu thức nào sau đây?
A. \((P \wedge Q) \vee (P \vee Q)\)
B. \((P \wedge Q) \vee (\overline {P \vee Q} )\)
C. \((\overline {P \wedge Q} ) \vee (P \vee Q)\)
D. \((\overline {P \wedge Q} ) \wedge (P \vee Q)\)
-
Câu 30:
Cho đồ thị như hình vẽ. Kết quả khi duyệt đồ thị theo thuật toán DFS(I) là:
A. I, A, C, E, G, B, F, H, D, K, N
B. I, C, E, F, G, K, H, N, B, D, A
C. I, G, B, F, N, K, E, C, D, H, A
D. I, G, H, N, K, B, A, C, E, F, D