860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thể tích dung dịch H2SO4 98% có khối lượng riêng 1,84 g/ml cần lấy để pha thành 350 ml dung dịch H2SO4 37% có khối riêng 1,28 g/ml là:
A. 91,9 ml
B. 85,3 ml
C. 112,5 ml
D. Một trị số khác
-
Câu 2:
Cho 28 gam Fe hòa tan trong 256 ml dung dịch H2SO4 14% (có khối lượng riêng 1,095g/ml), có khí hiđro thoát ra. Sau khi kết thúc phản ứng, đem cô cạn dung dịch thì thu được m gam một tinh thể muối ngậm 7 phân tử nước (nmuối : nnước = 1 : 7). Trị số của m là:
A. 139 gam
B. 70,13 gam
C. 116,8 gam
D. 111,2 gam
-
Câu 3:
Nhúng một miếng kim loại M vào dung dịch CuSO4, sau một lúc đem cân lại, thấy miếng loại có khối lượng lớn hơn so với trước khi phản ứng. Cho biết kim loại bị đẩy ra khỏi muối bám hết vào miếng kim loại còn dư. M không thể là:
A. Fe
B. Zn
C. Ni
D. Al
-
Câu 4:
Dung dịch A là dung dịch HNO3. Dung dịch B là dung dịch NaOH. Cho biết 10 ml dung dịch A tác dụng với 12 ml dung dịch B, thu được dung dịch chỉ gồm NaNO3 và H2O. Nếu trộn 15,5 ml dung dịch A với 17 ml dung dịch B, thu được dung dịch D. Các chất có trong dung dịch D là:
A. NaNO3; H2O
B. NaNO3; NaOH; H2O
C. NaNO3; HNO3; H2O
D. Có thể gồm NaNO3; H2O; cả HNO3 lẫn NaOH vì muối bị thủy phân (có phản ứng ngược lại)
-
Câu 5:
Xem các dung dịch: KHSO4, KHCO3, KHS. Chọn cách giải thích đúng với thực nghiệm:
A. Muối KHSO4 là muối được tạo bởi axit mạnh (H2SO4) và bazơ mạnh (KOH) nên muối này không bị thủy phân, do đó dung dịch muối này trung tính, pH dung dịch bằng 7
B. Các muối KHCO3, KHS trong dung dịch phân ly hoàn tạo ion K+, HCO- cũng như K+, HS-. K+ xuất phát từ bazơ mạnh (KOH) nên là chất trung tính. Còn HCO3-, HS- là các chất lưỡng tính (vì chúng cho được H+ lẫn nhận được H+, nên vừa là axit vừa là bazơ theo định nghĩa của Bronsted). Do đó các dung dịch loại này (KHCO3, KHS) trung tính, pH dung dịch bằng 7
C. Cả A và B
D. Tất cả đều sai vì trái với thực nghiệm
-
Câu 6:
Khí nitơ đioxit (NO2) là một khí màu nâu, có mùi hắc, rất độc, nó được coi là oxit axit của hai axit, HNO3 (axit nitric) và HNO2 (axit nitrơ). Khí NO2 tác dụng với dung dịch kiềm tạo hai muối (nitrat, nitrit) và nước. Cho 2,24 lít NO2 (đktc) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch D. Chọn kết luận đúng về pH dung dịch D:
A. pH = 7, vì có phản ứng vừa đủ
B. pH < 7 vì có NO2 dư, nó phản ứng tiếp với H2O tạo HNO3
C. pH > 7 vì có KOH dư
D. pH > 7
-
Câu 7:
Số oxi hóa của S trong các chất và ion: K2S, FeS2, S, S8, Na2S2O3, S4O62-, SO2, SO42- lần lượt là:
A. -2; -1; 0; 0; +2; +2,5; +4; +6
B. -2; -2; 0; 0; +4; +5; +4; +6
C. -2; -2; 0; 0; +2; +3; +4; +6
D. -2; -1; 0; 0; +2; +3; +4; +8
-
Câu 8:
Cho một thanh kim loại M vào dung dịch Cu(NO3)2. Sau khi lấy thanh kim loại ra khỏi dung dịch (có kim loại Cu bám vào). Cân lại dung dịch thấy khối lượng dung dịch tăng so với trước khi phản ứng. M không thể là:
A. Pb
B. Fe
C. Zn
D. Cả A và C
-
Câu 9:
X là một nguyên tố hóa học. Ion X2+ có số khối bằng 55, số hạt không mang điện tích của ion này nhiều hơn số hạt mang điện tích âm là 7 hạt. Chọn ý đúng:
A. Cấu hình electron của ion này là: 1s22s23s23p63d5
B. Số hiệu (Số thứ tự) nguyên tử của X2+ là Z = 23
C. X là một phi kim
D. Tất cả đều sai
-
Câu 10:
X là một nguyên tố hóa học. Axit có chứa X là HnXO3 (n là số nguyên tự nhiên). Phần trăm khối lượng của X trong muối Kali của axit này là 18,182%. X là nguyên tố nào?
A. C
B. S
C. Si
D. Một nguyên tố khác
-
Câu 11:
Trộn 120 ml dung dịch HCl 5,4% (có khối lượng riêng 1,025 g/ml) với 100 ml dung dịch NaOH 6,47% (có khối lượng riêng 1,07 g/ml), thu được 220 ml dung dịch D. Trị số pH của dung dịch D là:
A. 1,39
B. 2,05
C. 8,12
D. 7
-
Câu 12:
Một hợp chất có màu xanh lục tạo ra khi đốt Crom kim loại trong Oxi. Phần trăm khối lượng của Crom trong hợp chất này là 68,421% . Công thức của hợp chất này là:
A. CrO
B. Cr2O3
C. CrO3
D. CrO2
-
Câu 13:
LD50 có ý nghĩa là liều thuốc giới hạn khiến một nửa (50%) số con vật thí nghiệm bị chết. Liều LD50 etanol qua đường miệng (uống) của chuột là 0,013ml/g (số ml etanol trên thể trọng tính bằng gam của chuột). Giả sử không có sự khác biệt LD50 về etanol giữa chuột và người, thì LD50 của một người cân nặng 60kg bằng bao nhiêu?
A. 0,78 ml
B. 780 gam
C. 78 ml
D. 0,78 lít
-
Câu 14:
Chất khoáng đolomit (dolomite) gồm CaCO3.MgCO3. Tuy nhiên trong một số trường hợp, tỉ lệ số mol giữa CaCO3 với MgCO3 khác 1 : 1. Có một mẩu đolomit coi là hỗn hợp gồm CaCO3 và MgCO3. Đem nung 20,008 gam một mẩu đolomit này cho đến khối lượng không đổi thì còn lại 11,12 gam chất rắn. Phần trăm khối lượng của CaCO3 trong mẩu đolomit trên là:
A. 54,35%
B. 52%
C. 94,96%
D. 80,5%
-
Câu 15:
Hoá phân tích là khoa học về sự xác định......... của chất phân tích.
A. tính chất hoá học
B. thành phần hoá học
C. phản ứng hoá học
D. nhóm chức
-
Câu 16:
Phân tích định lượng cho phép xác định..... của các hợp phần trong chất nghiên cứu:
A. cấu trúc
B. thành phần
C. thể tích
D. trọng lượng
-
Câu 17:
Khi tiến hành phân tích 1 mẫu bất kỳ thường mắc phải các loại sai số:
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số hệ thống
D. Cả a, b, c đều đúng
-
Câu 18:
Sai số do phương pháp đo dẫn đến:
A. Sai số tương đối
B. Sai số thô
C. Sai số hệ thống
D. Sai số tuyệt đối
-
Câu 19:
Loại sai số nào có thể hiệu chỉnh và loại trừ khi tiến hành phân tích mẫu?
A. Sai số thô
B. Sai số hệ thống
C. Sai số tuyệt đối
D. Sai số tương đối
-
Câu 20:
Loại sai số nào thể hiện độ đúng của phương pháp phân tích?
A. Sai số thô
B. Sai số ngẫu nhiên
C. Sai số tuyệt đối
D. Sai số hệ thống