860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tính nồng độ CN của dung dịch acid sulfuric 14,35% (d = 1,1g/ml) (M = 98).
A. 3,22N
B. 6,21N
C. 2,28N
D. 4,80N
-
Câu 2:
Nồng độ CN của dung dịch HCl 24,45% (d = 1,09g/ml) (M = 36,5) là … N.
A. 7,1
B. 7,2
C. 7,3
D. 7,4
-
Câu 3:
Tính thể tích dung dịch HCl 37,23% (khối lượng/khối lượng) (d = 1,19) cần để pha 100ml dd HCl 10% (khối lượng/thể tích).
A. 22,25ml
B. 37,23ml
C. 2,25ml
D. 22,57ml
-
Câu 4:
Tính nồng độ đương lượng của dung dịch NaOH 12,45% (d = 1,12).
A. 3,486
B. 3,412
C. 3,795
D. 3,921
-
Câu 5:
Cho 50 mL CH3COOH 0,5 M + 150 mL CH3COONa 0,1 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKCH3COOH = 4,75.
A. 4,528
B. 4,926
C. 4,321
D. 4,75
-
Câu 6:
Cho 50 mL CH3COOH 0,2 M + 50 mL CH3COONa 0,1 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKCH3COOH = 4,75.
A. 4,45
B. 4,55
C. 4,65
D. 4,75
-
Câu 7:
Cho 20 mL CH3COOH 0,2 M + 30 mL CH3COONa 0,1 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKCH3COOH = 4,75.
A. 4,625
B. 4,75
C. 4,875
D. 5
-
Câu 8:
Cho 10 mL CH3COOH 0,5 M + 40 mL CH3COONa 0,125 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKCH3COOH = 4,75.
A. 4,625
B. 4,75
C. 4,875
D. 5
-
Câu 9:
Cho 100 mL HCOOH 0,5 M + 400 mL HCOONa 0,125 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKHCOOH = 3,65.
A. 3,5
B. 3,65
C. 3,8
D. 3,45
-
Câu 10:
Cho 150 mL HCOOH 0,5 M + 350 mL HCOONa 0,05 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKHCOOH = 3,65.
A. 3
B. 3,35
C. 3,65
D. 3,45
-
Câu 11:
Cho 100 mL HCOOH 0,5 M + 150 mL HCOONa 0,5 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKHCOOH = 3,65.
A. 3,512
B. 3,65
C. 3,826
D. 4
-
Câu 12:
Cho 10 mL HCOOH 0,5 M + 40 mL HCOONa 0,25 M. Tính pH dung dịch thu được. Cho: pKHCOOH = 3,65.
A. 3,35
B. 3,65
C. 3,95
D. 3,05
-
Câu 13:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 150ml dung dịch HCl 0,01M với 250ml dung dịch HCl 0,05M.
A. pH = 1,2
B. pH = 1,46
C. pH = 2,2
D. pH = 1,86
-
Câu 14:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 50ml dung dịch HCl 0,001M với 100ml dung dịch HCl 0,002M.
A. pH = 1,2
B. pH = 2,2
C. pH = 2,8
D. pH = 3,2
-
Câu 15:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 100ml dung dịch HCl 0,01M với 150ml dung dịch HCl 0,05M.
A. pH = 1,47
B. pH = 1,2
C. pH = 1,86
D. pH = 2,03
-
Câu 16:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 75ml dung dịch HCl 0,005M với 25ml dung dịch HCl 0,015M.
A. pH = 1,86
B. pH = 2,12
C. pH = 2,56
D. pH = 2,86
-
Câu 17:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 150ml dung dịch CH3COOH 0,01M với 100ml dung dịch CH3COOH 0,02M. Biết pKaCH3COOH = 4,75.
A. pH = 3,3
B. pH = 6,6
C. pH = 4,75
D. pH = 5,3
-
Câu 18:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 75ml dung dịch CH3COOH 0,1M với 25ml dung dịch CH3COOH 0,25M. Biết pKaCH3COOH = 4,75.
A. pH = 2,81
B. pH = 3,5
C. pH = 4,75
D. pH = 1,95
-
Câu 19:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 50ml dung dịch CH3COOH 0,05M với 100ml dung dịch CH3COOH 0,02M. Biết pKaCH3COOH = 4,75.
A. pH = 2,67
B. pH = 2,23
C. pH = 3,14
D. pH = 3,5
-
Câu 20:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 15ml dung dịch HCOOH 0,005M với 45ml dung dịch HCOOH 0,001M. Biết pKaHCOOH = 3,75.
A. pH = 2,23
B. pH = 3,22
C. pH = 2,76
D. pH = 3,76
-
Câu 21:
Tính pH dung dịch sau khi trộn 150ml dung dịch HCOOH 0,01M với 100ml dung dịch HCOOH 0,02M. Biết pKaHCOOH = 3,75.
A. pH = 2,8
B. pH = 3,2
C. pH = 2,3
D. pH = 2,5
-
Câu 22:
Khái niệm Nồng độ đương lượng là:
A. Số gam chất tan trong 100ml dung dịch
B. Số đương lượng gam chất tan trong 100ml dung dịch
C. Số mol chất tan trong 100ml dung dịch
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Nồng độ đương lượng của dung dịch H3PO4 0,1M là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Nồng độ đương lượng của dung dịch HCl 0,1M là:
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 25:
Nồng độ đương lượng của dung dịch KMnO4 0,1M là:
A. 0,1N
B. 0,3N
C. 0,5N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 26:
Nồng độ đương lượng của dung dịch H3PO4 0,1M trong phản ứng: 2NaOH + H3PO4 → Na2HPO4 + 2H2O.
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 27:
Nồng độ đương lượng của dung dịch H3PO4 0,1M trong phản ứng: 3NaOH + H3PO4 → Na3PO4 + 2H2O.
A. 0,1N
B. 0,2N
C. 0,3N
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Nồng độ đương lượng của dung dịch H2SO4 0,2M trong phản ứng: 2NaOH + H2SO4 → Na2SO4 + 2H2O.
A. 0,2N
B. 0,4N
C. 0,6N
D. 0,1N
-
Câu 29:
Trong phản ứng tạo phức (Complexon) thì hệ số z để tính đương lượng 1 chất là:
A. Số điện tích mà 1 phân tử A trao đổi
B. Số electron mà 1 phân tử A cho hay nhận
C. Luôn luôn bằng 2
D. Số ion H+ mà 1 phân tử A bị trung hòa
-
Câu 30:
Chất chuẩn gốc phải thỏa mãn yêu cầu:
A. Chất phải tinh khiết phân tích (PA; AR) hoặc tinh khiết hóa học (CP), lượng tạp chất phải nhỏ hơn 1%
B. Thành phần hóa học phải ứng với một công thức phân tử xác định không có chứa nước kết tinh
C. Khối lượng phân tử càng nhỏ càng tốt
D. Chất gốc và dung dịch chuẩn phải bền
-
Câu 31:
Chọn câu sai. Cách pha chế dung dịch từ chất gốc:
A. Tính khối lượng chất tan (mct)
B. Cân chính xác mct chất gốc trên cân kỹ thuật
C. Hòa tan hoàn toàn mct bằng V1 (L) nước cất, V1 < V cần pha
D. Định mức đến V(L) bằng nước cất, dùng bình định mức
-
Câu 32:
Chọn đáp án sai. Cách pha chế dung dịch từ chất gốc:
A. Tính khối lượng chất tan (mct)
B. Cân chính xác mct chất gốc trên cân phân tích
C. Hòa tan hoàn toàn mct bằng V1 (L) nước cất, V1 = V cần pha
D. Định mức đến V(L) bằng nước cất, dùng bình định mức
-
Câu 33:
Các cách pha chế dung dịch chuẩn:
A. Pha chế từ chất gốc
B. Pha từ dung dịch chuẩn từ hóa chất không phải chất gốc
C. Dùng ống chuẩn
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 34:
Muốn pha chế 100ml dung dịch HCl 0,5M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch HCl 1N?
A. 25ml
B. 50ml
C. 100ml
D. 200ml
-
Câu 35:
Muốn pha chế 50ml dung dịch H2SO4 0,5M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch H2SO4 2M?
A. 12,5ml
B. 25ml
C. 50ml
D. 100ml
-
Câu 36:
Muốn pha chế 200ml dung dịch NaOH 0,1M thì phải lấy bao nhiêu ml dung dịch NaOH 10M?
A. 2ml
B. 10ml
C. 20ml
D. 50ml
-
Câu 37:
Để pha 500ml dung dịch KMnO4 0,1M thì cần phải cân bao nhiêu gam KMnO4?
A. 7
B. 7,9
C. 15,8
D. 3,95
-
Câu 38:
Để pha 200ml dung dịch KMnO4 0,5M thì cần phải cân bao nhiêu gam KMnO4?
A. 7
B. 7,9
C. 15,8
D. 3,95
-
Câu 39:
Để pha 500ml dung dịch H2C2O4 0,5M thì cần phải cân bao nhiêu gam H2C2O4 biết acid oxalic có dạng H2C2O4.2H2O.
A. 19,5
B. 22,5
C. 25,2
D. 31,5
-
Câu 40:
Một lọ dung dịch H2SO4 ngoài nhãn có ghi nồng độ P% = 98% và d = 1,84 g/ml. Tính nồng độ đương lượng của dung dịch.
A. 18N
B. 18,4N
C. 19N
D. Tất cả đều sai