860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Phương pháp chuẩn độ thẳng:
A. Để định lượng một dung dịch NaCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
B. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
C. Cho AgNO3 dư tác dụng với clorid để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Để định lượng một dung dịch KCl người ta nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch KCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
-
Câu 2:
Phương pháp chuẩn độ ngược:
A. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI dư trong môi trường acid. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
B. Nhỏ dung dịch chuẩn độ AgNO3 vào dung dịch NaCl đến khi chất chỉ thị chuyển màu
C. Để định lượng clorid, trước hết ta cho AgNO3 dư để tủa hòa toàn AgCl. Sau đó chuẩn độ AgNO3 còn thừa bằng dung dịch chuẩn KSCN
D. Cho K2Cr2O7 tác dụng với KI trong môi trường base. Định lượng I2 giải phóng ra bằng Na2S2O3
-
Câu 3:
Yêu cầu tạp chất trong hóa chất tinh khiết chuẩn độ phải <... %.
A. 1
B. 0,1
C. 0,01
D. 0,5
-
Câu 4:
Nồng độ dung dịch chuẩn khi pha không được phép chênh lệch quá ...% so với yêu cầu.
A. 5
B. 10
C. 15
D. 20
-
Câu 5:
Sai số khi pha dung dịch chuẩn không được quá ...%.
A. 0,1
B. 0,2
C. 0,3
D. 0,4
-
Câu 6:
Trong phương pháp chuẩn độ thể tích, dung dịch chuẩn thường được:
A. Cho vào bình tam giác (Erlen)
B. Cho vào trên cây Buret
C. Cho vào bình định mức
D. Tất cả đều sai
-
Câu 7:
Trong phương pháp chuẩn độ thể tích, dung dịch phân tích thường được:
A. Cho vào bình tam giác (Erlen)
B. Cho vào trên cây Buret
C. Cho vào bình định mức
D. Tất cả đều sai
-
Câu 8:
Điểm tương đương được gọi là:
A. Điểm mà tại đó chỉ thị chuyển màu rõ rệt nhất
B. Điểm mà lượng sản phẩm tạo ra nhiều nhất
C. Điểm mà lượng dung dịch chuẩn tương đương lượng dung dịch phân tích
D. Điểm mà VR.CMR = VX.CMX
-
Câu 9:
Phân loại các phương pháp chuẩn độ thể tích theo bản chất phản ứng bao gồm, ngoại trừ:
A. Chuẩn độ tạo tủa
B. Chuẩn độ tạo phức
C. Chuẩn độ oxy hóa khử
D. Chuẩn độ đo quang
-
Câu 10:
Thêm một lượng dư, chính xác dung dịch chuẩn R1 vào dung dịch phân tích X. Sau đó chuẩn lại lượng dư bằng dung dịch chuẩn R2. Đây là phương pháp:
A. Chuẩn độ trực tiếp
B. Chuẩn độ thừa trừ
C. Chuẩn độ thay thế
D. Chuẩn độ gián tiếp
-
Câu 11:
Chọn câu sai. Chuẩn độ thay thế:
A. Thêm một lượng dung dịch MY vào dung dịch phân tích X sao cho xảy ra phản ứng thay thế X + MY → MX + Y
B. Chuẩn độ Y sinh ra bằng dung dịch chuẩn R thích hợp
C. Kết quả eX = eY = eR
D. MX phải bền hơn MY
-
Câu 12:
Trong một dung dịch chứa đồng thời các cấu tử X, Y, Z,… khi đó có thể chuẩn độ lần lượt từng cấu tử trong dung dịch bằng một hoặc hai dung dịch chuẩn. Chuẩn độ này gọi là:
A. Chuẩn độ thay thế
B. Chuẩn độ ngược
C. Chuẩn độ phân đoạn
D. Chuẩn độ gián tiếp
-
Câu 13:
Khái niệm Sai số điểm cuối:
A. Là sai số gây ra do điểm cuối của quá trình chuẩn độ trùng với điểm tương đương
B. Là sai số tuyệt đối
C. Là sai số tương đối
D. Tất cả đều sai
-
Câu 14:
Bước nhảy ∆pXđp của đường chuẩn độ:
A. Càng ngắn thì sai số càng bé
B. Càng ngắn khi Kcb càng lớn
C. Quá ngắn (gần bằng 0) vẫn có thể chuẩn độ được
D. Càng ngắn thì phát hiện điểm tương đương càng khó chính xác
-
Câu 15:
Bước nhảy ∆pXđp của đường chuẩn độ là:
A. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất phân tích
B. Tỉ lệ nghịch với nồng độ chất chuẩn
C. Tỉ lệ thuận với Kcb
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 19,5ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 5%
D. -5%
-
Câu 17:
Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,15M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 29,8ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 0,67%
B. 1,33%
C. -0,67%
D. -1,33%
-
Câu 18:
Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 20,5ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 5%
D. -5%
-
Câu 19:
Khi chuẩn độ 10ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.05M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 20ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 2,5%
B. -2,5%
C. 0%
D. Tất cả đều sai
-
Câu 20:
Khi chuẩn độ 50ml dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0.2M. Khi kết thúc chuẩn độ thì thể tích NaOH tiêu tốn là 24,8ml. Tính sai số điểm cuối của quá trình chuẩn độ.
A. 0,8%
B. 8%
C. -0,8%
D. 0,08%
-
Câu 21:
Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chưa chuẩn độ thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 1,62
B. pH = 2,12
C. pH = 2,6
D. pH = 1,9
-
Câu 22:
Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 25ml thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 2,12
B. pH = 4,67
C. pH = 1,62
D. pH = 2,56
-
Câu 23:
Chuẩn độ 50ml dung dịch H3PO4 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 75ml thì pH dung dịch trong bình nón là bao nhiêu. Cho biết pKa1 = 2,12; pKa2 = 7,21; pKa3 = 12,36.
A. pH = 4,67
B. pH = 7,21
C. pH = 9,79
D. pH = 12,36
-
Câu 24:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 75 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 125ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,01M
B. 0,025M
C. 0,05M
D. 0,1M
-
Câu 25:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 75 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 125ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,01M
B. 0,025M
C. 0,05M
D. 0,1M
-
Câu 26:
Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 225ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 300ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,05M
B. 0,1M
C. 0,15M
D. 0,2M
-
Câu 27:
Chuẩn độ 150ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,1M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 225 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 300ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,05M
B. 0,1M
C. 0,15M
D. 0,2M
-
Câu 28:
Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,05M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 125 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 175ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,05
B. 0,075
C. 0,1
D. 0,15
-
Câu 29:
Chuẩn độ 50ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,05M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 125 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 175ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,05
B. 0,075
C. 0,1
D. 0,15
-
Câu 30:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,2M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 150 ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 237,5ml. Nồng độ H3PO4 bằng:
A. 0,125
B. 0,175
C. 0,225
D. 0,275
-
Câu 31:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm HCl và H3PO4 bằng NaOH 0,2M. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VNaOH = 150ml. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VNaOH = 237,5ml. Nồng độ HCl bằng:
A. 0,125
B. 0,175
C. 0,225
D. 0,275
-
Câu 32:
Chuẩn độ dung dịch H3PO4 bằng NaOH, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu 0 < V < V1:
A. dung dịch bình nón chỉ chứa H3PO4
B. dung dịch bình nón chứa H3PO4 và NaH2PO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa NaH2PO4
D. dung dịch bình nón chứa H3PO4 và NaOH
-
Câu 33:
Giả sử có một dung dịch H3PO4, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu V1 < V < V2 thì:
A. dung dịch bình nón chỉ NaH2PO4 và Na2HPO4
B. dung dịch bình nón chứa H3PO4, NaH2PO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa NaH2PO4
D. dung dịch bình nón chứa NaH2PO4 và NaOH
-
Câu 34:
Giả sử có một dung dịch H3PO4, methyl da cam chuyển màu là V1, phenolphtalein chuyển màu là V2 (mL). Gọi V là thể tích NaOH chuẩn độ. Nếu V > V2 thì:
A. dung dịch bình nón chứa Na2HPO4 và Na3PO4
B. dung dịch bình nón chứa Na2HPO4 và Na2HPO4
C. dung dịch bình nón chỉ chứa Na2HPO4
D. Tất cả đều sai
-
Câu 35:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 175 ml. Nồng độ KOH bằng:
A. 0,125
B. 0,025
C. 0,05
D. 0,075
-
Câu 36:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 175 ml. Nồng độ Na2CO3 bằng:
A. 0,125
B. 0,025
C. 0,05
D. 0,075
-
Câu 37:
Định lượng acid đa chức bằng base mạnh, đê phân biệt rõ ràng điểm tương đương của từng nấc thì ......
A. pKa2 – pKa1 ≥ 4
B. pKa2 – pKa1 > 4
C. pKa2 – pKa1 < 4
D. pKa2 – pKa1 = 4
-
Câu 38:
Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ nhất nên xác định bằng chỉ thị .........
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosin
D. Murexid
-
Câu 39:
Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ hai nên xác định bằng chỉ thị ..........
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosin
D. Murexid
-
Câu 40:
Định lượng H3PO4 0,1M bằng KOH 0,1M. Cho biết pKa1 = 2,1; pKa2 = 7,2; pKa3 = 12,4. Điểm tương đương thứ ba nên xác định bằng chỉ thị ..........
A. Phenolphtalein
B. Đỏ methyl, methyl da cam
C. Eosin
D. Thực tế không xác định được