860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
-
Câu 1:
Trộn dung dịch axit oxalic với dung dịch canxi clorua, có hiện tượng gì xảy ra?
A. Thấy dung dịch đục, do có tạo chất không tan
B. Dung dịch trong suốt, không có phản ứng xảy ra, vì axit hữu cơ yếu (HOOC-COOH) không tác dụng được với muối của axit mạnh (HCl)
C. Lúc đầu dung dịch trong, do không có phản ứng, nhưng khi đun nóng thấy dung dịch đục là do phản ứng xảy ra được ở nhiệt độ cao
D. Khi mới đổ vào thì dung dịch đục do có tạo chất không tan canxi oxalat, nhưng một lúc sau thấy kết tủa bị hòa tan, dung dịch trở lại trong là do axit mạnh HCl vừa tạo ra phản ứng ngược trở lại
-
Câu 2:
Để pha 200ml dung dịch KMnO4 0,5M thì cần phải cân bao nhiêu gam KMnO4?
A. 7
B. 7,9
C. 15,8
D. 3,95
-
Câu 3:
Các cation nhóm II:
A. Hg2+, Pb2+
B. Cu2+, Ba2+
C. Ca2+, Ba2+
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 4:
Phương pháp chuẩn độ acid – base ứng dụng trong chuẩn độ các hợp chất, ngoại trừ:
A. Acid
B. Muối
C. Ion kim loại
D. Base
-
Câu 5:
Chọn câu đúng: (1) Chuẩn độ HCl 0,05M bằng NaOH 0,1M.... (2) Chuẩn độ NaOH 0,1M bằng HCl 0,1M.
A. Bước nhảy của trường hợp (2) và (1) tương đương nhau
B. Bước nhảy của trường hợp (2) hẹp hơn trường hợp (1)
C. Bước nhảy của trường hợp (2) rộng hơn trường hợp (1)
D. Tất cả đều sai
-
Câu 6:
Dẫn 1,568 lít hỗn hợp A (đktc) gồm hai khí H2 và CO2 qua dung dịch có hòa tan 0,03 mol Ba(OH)2, thu được 3,94 gam kết tủa. Phần trăm thể tích mỗi khí trong hỗn hợp A là:
A. 71,43%; 28,57%
B. 42,86%; 57,14%
C. 30,72%; 69,28%
D. Cả A và B
-
Câu 7:
Hỗn hợp A dạng bột gồm hai kim loại nhôm và sắt. Đặt 19,3 gam hỗn hợp A trong ống sứ rồi đun nóng ống sứ một lúc, thu được hỗn hợp chất rắn B. Đem cân lại thấy khối lượng B hơn khối lượng A là 3,6 gam (do kim loại đã bị oxi của không khí oxi hóa tạo hỗn hợp các oxit kim loại). Đem hòa tan hết lượng chất rắn B bằng dung dịch H2SO4 đậm đặc, nóng, có 11,76 lít khí duy nhất SO2 (đktc) thoát ra. Khối lượng mỗi kim loại có trong 19,3 gam hỗn hợp A là:
A. 5,4 gam Al; 13,9gam Fe
B. 4,05 gam Al; 15,25 gam Fe
C. 8,1 gam Al; 11,2 gam Fe
D. 8,64 gam Al; 10,66 gam Fe
-
Câu 8:
Tính nồng độ dung dịch sau khi trộn 400ml dung dịch NH4OH 2N với 1200ml dung dịch NH4OH 5N.
A. 2,5N
B. 3,25N
C. 4,25N
D. 3,5N
-
Câu 9:
Với tủa tinh thể, cần duy trì điều kiện để làm .........
A. Chậm quá trình tạo mầm
B. Giảm quá trình lớn lên của mầm
C. Tủa lớn tan hoặc phân hủy
D. Tủa bé không tan và nổi lên trên
-
Câu 10:
Tính thể tích dung dịch acid hydrocloric 37,23% (khối lượng/ khối lượng) (d = 1,19) cần để pha 100ml dd HCl 10% (khối lượng/ thể tích).
A. 22,5 ml
B. 11,25 ml
C. 5,75 ml
D. 10 ml
-
Câu 11:
Điện phân dung dịch KI, dùng điện cực than chì, có cho vài giọt thuốc thử phenolptalein vào dung dịch trước khi điện phân. Khi tiến hành điện phân thì thấy một bên điện cực có màu vàng, một bên điện cực có màu hồng tím.
A. Vùng điện cực có màu vàng là catot, vùng có màu tím là anot bình điện phân
B. Vùng điện cực có màu vàng là anot, vùng có màu tím là catot bình điện phân
C. Màu vàng là do muối I- không màu bị khử tạo I2 tan trong nước tạo màu vàng, còn màu tím là do thuốc thử phenolptalein trong môi trường kiềm (KOH)
D. Cả A và C
-
Câu 12:
Từ dung dịch HCl 40%, có khối lượng riêng 1,198 g/ml, muốn pha thành dung dịch HCl 2M thì phải pha loãng bao nhiêu lần?
A. 6,56 lần
B. 21,8 lần
C. 10 lần
D. 12,45 lần
-
Câu 13:
Tiến hành chuẩn độ 50ml NaOH 0,1N bằng HCl 0,1N. Khi chuẩn độ đến thể tích VHCl = 49,9ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 4
B. pH = 3,5
C. pH = 10
D. pH = 11
-
Câu 14:
Một oxit sắt có khối lượng 25,52 gam. Để hòa tan hết lượng oxit sắt này cần dùng vừa đủ 220 ml dung dịch H2SO4 2M (loãng). Công thức của oxit sắt này là:
A. FeO
B. Fe2O3
C. Fe3O4
D. FeO4
-
Câu 15:
–38,9˚C; 28,4˚C; 38,9˚C; 63,7˚C là nhiệt độ nóng chảy của các kim loại có nhiệt độ nóng chảy thấp nhất: Cs; Rb; Hg; K. Nhiệt độ nóng chảy của thủy ngân (Hg) là:
A. 63,7˚C
B. 38,9˚C
C. 28,4˚C
D. –38,9˚C
-
Câu 16:
Chất chỉ thị trong phương pháp định lượng Permanganat thuộc dạng:
A. Chất chỉ thị oxy hoá khử thực
B. Chất chuẩn tự chỉ thị
C. Chất chỉ thị tạo phức chất
D. Chỉ thị pH
-
Câu 17:
Tính pH của dung dịch H2SO4 0,01M:
A. 0,2
B. 1
C. 1,5
D. 2
-
Câu 18:
Metylamin là một chất khí có mùi khai giống amoniac, metylamin hòa tan trong nước và có phản ứng một phần với nước theo phản ứng:
CH3NH2 + H2O \(\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over {\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \) CH3NH3+ + OH-
Nước trong phản ứng trên đóng vai trò chất gì?
A. Axit
B. Bazơ
C. Chất bị oxi hóa
D. Chất bị khử
-
Câu 19:
Phân tích định lượng cho phép xác định..... của các hợp phần trong chất nghiên cứu:
A. cấu trúc
B. thành phần
C. thể tích
D. trọng lượng
-
Câu 20:
Trong phương pháp định lượng Permanganat, khi tới điểm tương đương:
A. Dung dịch chuyển từ màu hồng sang không màu
B. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu hồng
C. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu xanh
D. Dung dịch chuyển từ không màu sang màu tím
-
Câu 21:
Định lượng một acid yếu bằng một base mạnh, ta chọn chỉ thị:
A. Đỏ methyl, methyl da cam
B. Phenolphtalein, thymolphtalein
C. Eosin
D. Kali clorid
-
Câu 22:
LD50 có ý nghĩa là liều thuốc giới hạn khiến một nửa (50%) số con vật thí nghiệm bị chết. Liều LD50 etanol qua đường miệng (uống) của chuột là 0,013ml/g (số ml etanol trên thể trọng tính bằng gam của chuột). Giả sử không có sự khác biệt LD50 về etanol giữa chuột và người, thì LD50 của một người cân nặng 60kg bằng bao nhiêu?
A. 0,78 ml
B. 780 gam
C. 78 ml
D. 0,78 lít
-
Câu 23:
Chuẩn độ 100ml hỗn hợp gồm KOH và Na2CO3 bằng HCl 0,1M. Chỉ thị phenolphtalein chuyển màu khi VHCl = 150ml. Chỉ thị methyl da cam chuyển màu khi VHCl = 187,5 ml. Nồng độ Na2CO3 bằng:
A. 0,15
B. 0,05
C. 0,1
D. 0,075
-
Câu 24:
Sục 1,792 lít khí SO2 (đktc) vào 250 ml dung dịch Ba(OH)2 nồng độ C (mol/l). Phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được 8,68 gam kết tủa. Trị số của C là:
A. 0,16M
B. 0,16M và 0,2M
C. 0,24M
D. Cả A và C
-
Câu 25:
Theo quy ước, thế Eo của hydro bằng ...... volt và thế của những hệ thống khác được xác định theo tỷ lệ của thế của điện cực này:
A. 0,00
B. 1,00
C. ± 1,00
D. ± 10,0
-
Câu 26:
Khí nitơ đioxit (NO2) là một khí màu nâu, có mùi hắc, rất độc, nó được coi là oxit axit của hai axit, HNO3 (axit nitric) và HNO2 (axit nitrơ). Khí NO2 tác dụng với dung dịch kiềm tạo hai muối (nitrat, nitrit) và nước. Cho 2,24 lít NO2 (đktc) tác dụng hoàn toàn với 100 ml dung dịch KOH 1M, thu được dung dịch D. Chọn kết luận đúng về pH dung dịch D:
A. pH = 7, vì có phản ứng vừa đủ
B. pH < 7 vì có NO2 dư, nó phản ứng tiếp với H2O tạo HNO3
C. pH > 7 vì có KOH dư
D. pH > 7
-
Câu 27:
Chuẩn độ 50ml acid yếu HA 0,1M có Ka = 10-5,5 bằng dung dịch NaOH 0,1M. Khi chuẩn độ được VNaOH = 45ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 6,45
B. pH = 6,2
C. pH = 7,5
D. pH = 7,2
-
Câu 28:
Trong ngành Dược, hoá học phân tích giúp giải quyết vấn đề nào:
A. Nghiên cứu các phương pháp bào chế thuốc
B. Tối ưu hoá các quá trình tổng hợp thuốc
C. Xác định trong các chế phẩm có tạp chất hay không
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 29:
Trong phương pháp Fajans, khi tới điểm tương đương sẽ tạo thành:
A. Phức màu đỏ
B. Phức màu hồng
C. Phức màu xanh dương
D. Phức có màu tuỳ theo chỉ thị sử dụng
-
Câu 30:
Một học sinh thực hiện hai thí nghiệm sau:
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch HNO3 0,6M, thu được V lít NO (đktc)
- Lấy 16,2 gam Ag đem hòa tan trong 200 ml dung dịch hỗn hợp HNO3 0,6M – H2SO4 0,1M, thu được V’ lít NO (đktc).
Các phản ứng xảy ra hoàn toàn, coi H2SO4 loãng phân ly hoàn toàn tạo 2H+ và SO42-.
A. V = V’ = 0,672 lít
B. V = 0,672 lít; V’ = 0,896 lít
C. Hai thể tích khí trên bằng nhau, nhưng khác với kết quả câu (a)
D. Tất cả đều không phù hợp
-
Câu 31:
Khi hòa tan muối amoni clorua trong nước tạo thành dung dịch mang tính:
A. Base mạnh
B. Base yếu
C. Acid mạnh
D. Acid yếu
-
Câu 32:
Cho luồng khí CO đi qua ống sứ đựng m gam một oxit sắt FexOy, đun nóng, thu được 57,6 gam hỗn hợp chất rắn gồm Fe và các oxit. Cho hấp thụ khí thoát ra khỏi ống sứ vào dung dịch nước vôi trong dư thì thu được 40 gam kết tủa. Trị số của m là:
A. 80 gam
B. 69,6 gam
C. 64 gam
D. 56 gam
-
Câu 33:
Cấu hình electron của ion Fe3+ là:
A. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 4s2 3d3
B. 1s2 2s2 2p6 3s2 3p6 3d3 4s2
C. Cả A hay B
D. Tất cả đều sai
-
Câu 34:
Hồ tinh bột là chỉ thị được dùng trong phương pháp định lượng:
A. Phương pháp định lượng bằng iod
B. Phương pháp Volhard
C. Phương pháp định lượng Permanganat
D. Phương pháp định lượng nitrit
-
Câu 35:
Phương pháp Fajans định lượng Br–, I– với chỉ thị eosin thực hiện ở môi trường:
A. acid mạnh
B. kiềm mạnh
C. acid yếu
D. kiềm yếu
-
Câu 36:
Phân biệt tủa vàng tươi của BaCrO4 và PbCrO4 bằng tính chất:
A. PbCrO4 tan trong NaOH còn BaCrO4 không tan trong NaOH
B. BaCrO4 không tan trong NaOH
C. BaCrO4 có màu vàng còn PbCrO4 có màu trắng
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 37:
Các phương pháp Fajans dùng chỉ thị:
A. Đen Eriocrom T
B. Murexid
C. Xylen da cam
D. Chỉ thị màu hấp phụ: flourescein; 2,7 – dicloroflourescein
-
Câu 38:
Với PbO2, Mn2+ chuyển thành Mn7+ có màu:
A. Tím đỏ
B. Xanh
C. Đỏ cam
D. Cam vàng
-
Câu 39:
Để phân biệt hai khí CO2 và SO2, người ta dùng:
A. Dung dịch nước vôi trong, CO2 sẽ làm nước vôi đục còn SO2 thì không
B. Dùng nước brom
C. Dùng dung dịch KMnO4
D. Cả B và C
-
Câu 40:
Nếu chuẩn độ dung dịch HCl 0,1M bằng dung dịch NaOH 0,1M thì cần kết thúc trong khoảng pH nào để sai số chỉ thị không quá 0,1%.
A. 9,7
B. 7,9
C. 5,3
D. 3,4