860 Câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích
Nhằm giúp các bạn ôn tập và hệ thống lại kiến thức nhanh chóng để đạt kết quả cao trong kì thi sắp tới, tracnghiem.net tổng hợp và chia sẻ đến các bạn 860 câu trắc nghiệm môn Hóa phân tích, bao gồm các kiến thức về phương pháp phân tích công cụ cơ bản, được ứng dụng rộng rãi nhất giúp sinh viên nắm được bản chất của các phương pháp và ứng dụng chúng vào phân tích định tính và định lượng,... . Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Hãy nhanh tay tham khảo chi tiết bộ đề độc đáo này nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (40 câu/60 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Định lượng acid mạnh bằng base mạnh với chỉ thị helianthin, dung dịch chuyển màu từ ..........
A. Không màu sang hồng nhạt
B. Hồng đỏ sang vàng
C. Xanh sang vàng
D. Xanh lơ sang cam
-
Câu 2:
Định lượng base mạnh bằng acid mạnh, dùng chỉ thị phenolphtalein, dung dịch sẽ chuyển màu từ ..........
A. Hồng sang không màu
B. Vàng sang tím
C. Xanh sang vàng
D. Xanh lơ sang cam
-
Câu 3:
Định lượng base mạnh bằng acid mạnh, sử dụng chỉ thị đỏ methyl, dung dịch sẽ chuyển màu từ ..........
A. Cam sang xanh dương
B. Vàng sang đỏ
C. Tím sang xanh
D. Đỏ sang vàng cam
-
Câu 4:
Định lượng base mạnh bằng acid mạnh, dùng methyl da cam làm chỉ thị, dung dịch sẽ chuyển màu từ ..........
A. Đỏ sang tím
B. Vàng cam sang đỏ hồng
C. Nâu sang cam
D. Tím sang hồng
-
Câu 5:
Định lượng base mạnh bằng acid mạnh, dùng chỉ thị helianthin, dung dịch chuyển màu từ ..........
A. Tím sang nâu
B. Vàng cam sang đỏ hồng
C. Hồng sang xanh lơ
D. Xanh lơ sang xanh lục, rồi chuyển sang xanh tím
-
Câu 6:
Phương pháp chuẩn độ acid – base dựa trên nguyên tắc của:
A. Phản ứng thế
B. Phản ứng khử
C. Phản ứng oxy hóa
D. Phản ứng trung hòa
-
Câu 7:
Phương pháp chuẩn độ acid – base ứng dụng trong chuẩn độ các hợp chất, ngoại trừ:
A. Acid
B. Muối
C. Ion kim loại
D. Base
-
Câu 8:
Bản chất của các chị thị dùng trong chuẩn độ acid – base là:
A. Muối acid mạnh hoặc muối base mạnh
B. Acid mạnh hoặc base mạnh
C. Acid yếu hoặc base yếu
D. Tất cả đều sai
-
Câu 9:
Chỉ thị methyl da cam có màu của dạng acid là:
A. Vàng
B. Đỏ
C. Không màu
D. Tím
-
Câu 10:
Chỉ thị methyl da cam có màu của dạng base là:
A. Vàng
B. Đỏ
C. Không màu
D. Tím
-
Câu 11:
Chỉ thị Phenolphtalein có màu của dạng acid là:
A. Vàng
B. Đỏ
C. Không màu
D. Hồng
-
Câu 12:
Giá trị pT của chất chỉ thị acid - base:
A. = pKHind + 1
B. = pKHind - 1
C. = pKHind ± 1
D. = pKHind
-
Câu 13:
Khoảng pH chuyển màu của chỉ thị acid – base là:
A. pKHind ± 1
B. pKHind ± 2
C. pKHind ± 1,5
D. pKHind
-
Câu 14:
Khi [HInd]/[Ind-] = 10 thì chỉ thị acid – base chủ yếu tồn tại ở dạng nào?
A. Base
B. Acid
C. Lưỡng cực
D. Tất cả đều sai
-
Câu 15:
Khi [Ind-]/[HInd] = 10 thì chỉ thị acid – base chủ yếu tồn tại ở dạng nào?
A. Base
B. Acid
C. Lưỡng cực
D. Tất cả đều sai
-
Câu 16:
Khi [HInd]/[Ind-] = 100 thì pH dung dịch là bao nhiêu?
A. pH = pKHInd – 1
B. pH = pKHInd – 2
C. pH = pKHInd – 10
D. pH = pKHInd + 1
-
Câu 17:
Khi [Ind-]/[HInd] = 100 thì pH dung dịch là bao nhiêu?
A. pH = pKHInd + 1
B. pH = pKHInd – 2
C. pH = pKHInd – 1
D. pH = pKHInd + 2
-
Câu 18:
Khi [HInd]/[Ind-] = 50 thì pH dung dịch là bao nhiêu?
A. pH = pKHInd + 1,7
B. pH = pKHInd – 2
C. pH = pKHInd – 1,7
D. pH = pKHInd + 2
-
Câu 19:
Khi [Ind-]/[HInd] = 50 thì pH dung dịch là bao nhiêu?
A. pH = pKHInd + 1,7
B. pH = pKHInd – 2
C. pH = pKHInd + 2
D. pH = pKHInd – 1,7
-
Câu 20:
Trong chuẩn độ aicd mạnh bằng base mạnh thì điểm tương đương của đường cong chuẩn độ:
A. Nằm trong môi trường kiềm pHĐTĐ >7
B. Nằm trong môi trường acid pHĐTĐ < 7
C. pHĐTĐ = 7
D. Tất cả đều sai
-
Câu 21:
Trong chuẩn độ base mạnh bằng acid mạnh thì điểm tương đương của đường cong chuẩn độ:
A. Nằm trong môi trường kiềm pHĐTĐ >7
B. Nằm trong môi trường acid pHĐTĐ < 7
C. pHĐTĐ = 7
D. Tất cả đều sai
-
Câu 22:
Trong chuẩn độ aicd yếu bằng base mạnh thì điểm tương đương của đường cong chuẩn độ:
A. Nằm trong môi trường kiềm pHĐTĐ > 7
B. Nằm trong môi trường acid pHĐTĐ < 7
C. pHĐTĐ = 7
D. Tất cả đều sai
-
Câu 23:
Trong chuẩn độ base yếu bằng acid mạnh thì điểm tương đương của đường cong chuẩn độ:
A. Nằm trong môi trường kiềm pHĐTĐ > 7
B. Nằm trong môi trường acid pHĐTĐ < 7
C. pHĐTĐ = 7
D. Tất cả đều sai
-
Câu 24:
Nhóm nào sau đây là nhóm mang màu:
A. Nhóm Amin
B. Nhóm Cacboxyl
C. Nhóm Sulfo
D. Nhóm Quinon
-
Câu 25:
Nhóm nào dưới đây là nhóm mang màu:
A. Nhóm Amin
B. Nhóm Cacboxyl
C. Nhóm Azo
D. Nhóm Thiozol
-
Câu 26:
Tên nhóm nào sau đây là nhóm mang màu:
A. Nhóm Amin
B. Nhóm Nitro
C. Nhóm Cacboxyl
D. Nhóm Thiozol
-
Câu 27:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích theo:
A. Thuyết bảo toàn khối lượng
B. Thuyết bào toàn điện tích
C. Thuyết ion
D. Tất cả đều sai
-
Câu 28:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích theo thuyết:
A. Thuyết bảo toàn khối lượng
B. Thuyết nhóm mang màu
C. Thuyết đương lượng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 29:
Cơ chế chuyển màu của chỉ thị acid – base được giải thích dựa vào:
A. Thuyết ion và thuyết mang màu
B. Thuyết bào toàn điện tích
C. Thuyết đương lượng
D. Tất cả đều sai
-
Câu 30:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,01M. Khi chưa tiến hành chuẩn độ thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1
B. pH = 2
C. pH = 13
D. pH = 12
-
Câu 31:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 20ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,532
B. pH = 1
C. pH = 1,845
D. pH = 2,543
-
Câu 32:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 10ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,3
B. pH = 1,845
C. pH = 2,543
D. pH = 1
-
Câu 33:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 24,5ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 2,87
B. pH = 2,345
C. pH = 2,543
D. pH = 2
-
Câu 34:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 24,95ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 3,87
B. pH = 2,845
C. pH = 3,543
D. pH = 4,04
-
Câu 35:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 1,845
B. pH = 7
C. pH = 2,543
D. pH = 1
-
Câu 36:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 30ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 7
B. pH = 8,24
C. pH = 10,56
D. pH = 12,1
-
Câu 37:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25,5ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10,56
B. pH = 8,24
C. pH = 11,12
D. pH = 12,1
-
Câu 38:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25,05ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10,12
B. pH = 8,24
C. pH = 11,12
D. pH = 12,1
-
Câu 39:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25,05ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10,12
B. pH = 8,24
C. pH = 11,12
D. pH = 12,1
-
Câu 40:
Tiến hành chuẩn độ 50ml HCl 0,1N bằng NaOH 0,2N. Khi chuẩn độ đến thể tích VNaOH = 25,1ml thì pH của dung dịch trong bình nón là bao nhiêu?
A. pH = 10,12
B. pH = 9,54
C. pH = 10,42
D. pH = 11,12