500 câu trắc nghiệm Kinh tế quốc tế
Mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế quốc tế được đính kèm đáp án chi tiết. Nội dung của câu hỏi bao gồm: những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại. Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Luật đầu tư nước ngoài tại Việt nam có tư tưởng chủ đạo là:
A. Tạo nên khung pháp lý thuân lợi và bình đẳng cho môi trường đầu tư tại VN
B. Bảo vệ các doanh nghiệp VN
C. Tạo điều kiên cho việc tiếp nhậncông nghệ nươc ngoài vào VN
D. Phát triển mạnh các doanh nghiệp nước ngoài
-
Câu 2:
Yếu tố nào không nằm trongcán cân thanh toán QT của 1 nước:
A. Cán cân thường xuyên
B. Cán cân luồng vốn
C. Cán cân tài trợ chính thức
D. Cân bằng cán cân thanh toán
-
Câu 3:
Chế độ tỷ giá hối đoái của Việt Nam hiện nay là:
A. Tỷ giá hối đoái cố định
B. Tỷ giá hối đoái thả nổi
C. Tỷ giá thả nổi có quản lý
D. Không phương án nào đúng
-
Câu 4:
Khi sức mua của đồng nội tệ giảm so với ngoại tệ thì:
A. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm
B. Xuất khẩu tăng nhập khẩu tăng
C. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu tăng
D. Xuất khẩu giảm, nhập khẩu giảm
-
Câu 5:
Biểu thức nào sau đây nêu lên mối quan hệ giữa cán cân thường xuyên hai thu nhập quốc dân:
A. Y=C + I + G +X
B. Y=C + I + G + (X-M)
C. Y=C + I + G
D. Y =C + I + G + (M-X)
-
Câu 6:
Tiêu thức nào là cơ bản để đánh giá hiệu quả hoạt động của một hệ thống tiền tệ quốc tế:
A. Điều hành
B. Dự trù
C. Độ tin cậy
D. Cả 3 đáp án trên
-
Câu 7:
Đặc trưng của hệ thống tiền tệ cố định bretton là:
A. Sử dụng bản vị vàng
B. Sử dụng bản vị vàng và USD
C. IMF và WB được lâph và điều tiết thanh toán TCQT
D. Không đáp án nào đúng
-
Câu 8:
Nếu chính phủ nước tiếp nhận FDI không có 1 chính sách quản lý và sử dụng FDI 1 cách hợp lý thì có thể dẫn tới những bất lợi nào:
A. Gây hậu quả xấu tới môi trường và làm cạn kiệt tài nguyên
B. Có thể gây ra hiện tượng đọc quyền do tác động ngược lên cạnh tranh từ phía các công ty bên ngoài đối với các công ty bản xứ
C. Biến nước sở tại thành bãi chứa các công nghệ và thiết bị trung gian,lạc hậu
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 9:
Các khu chế xuất được thành lập nhằm mục đích chủ yếu nào:
A. sản xuất hàng hóa, dịch vụ phục vụ cho nhu cầu trong nước
B. sản xuất hàng hóa,dịch vụ phục vụ nhu cầu xuất khẩu
C. phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ
D. chuyển dịch cơ cấu kinh tế
-
Câu 10:
So với các khu chế xuất thì khu công nghiệp tập trungcó những ưu điếm hơn trong việc:
A. Sản xuất hàng hóa phục vụ xuất khẩu
B. Thu hút đàu tư nước ngoài
C. tạo ra mối liên hệ chăt chẽ với kinh tế ngành,kinh tế vùng và cả nước
D. đẩy mạnh quá trình công nghiệp hóa ở giai đoạn đầu
-
Câu 11:
Trong các mức độ hội nhập kinh tế dưới đây hình thức nao mang tính chất hội nhập đầy đủ:
A. thị trường chung
B. khu vực thương mại
C. liên minh thuế quan
D. liên minh kinh tế
-
Câu 12:
Giữa lý thuyết lợi thế so sánh của David ricardo và lý thuyết hiện đậi về thương mại quốc tế của HeckschẻOhlin được gây dựng trên một số các giả thiết chung nào sau đây:
A. mô hình chỉ có hai quốc gia và hai loại sản phẩm
B. mậu dịch tự do thị trường cạnh tranh hoàn hảo
C. cả hai quốc gia có cùng một trình độ kĩ thuật công nghệ
D. cả a, b, c
-
Câu 13:
Khi đồng tiền yên Nhật lên giá so với đồng đô la Mỹ sẽ làm cho:
A. đầu tư và thị trường Nhật tăng
B. đầu tư vào thị trường Đông Á tăng
C. đầu tư vào thị trường Nhật và các nước Đông Á giảm
D. sức cạnh tranh của thị truờng hàng hóa Nhật so với các nước đựoc cải thiện
-
Câu 14:
Trong các quan điểm sau đây đâu là quan điểm của chủ nghĩa trọng thương:
A. kêu gọi chính phủ chủ trương mậu dịch tự do
B. đặt quan hệ giao thương giữa các quốc gia trên cơ sỏ bình đẳng đôi bên cùng có lợi
C. đòi hỏi có sự can thiệp của chính phủ vào nền kinh tế bằng chính sách bảo hộ sản xuất và mậu dịch
D. không có quian điểm nào
-
Câu 15:
Xuất khẩu và nhập khẩu cùng mang một đặc điểm chung nào sau đây:
A. góp phần đổi mới công nghệ và nâng cao sản xuất thông qua cạnh tranh
B. làm tăng nguồn thu ngoại tệ của quốc gia
C. là tăng nợ nước ngoài
D. không có đặc điểm chung nào trong các đặc điểm trên
-
Câu 16:
Hiện nay diễn đàn hợp tác quốc tế Thái Bình Dương (APEC) gồm bao nhiêu thành viên:
A. 18
B. 19
C. 20
D. 21
-
Câu 17:
Thuế quan nhập khẩu là một công cụ của chính sách thương mai và nó làm cho:
A. Chính phủ nước đánh thuế nhập khẩu nhận được khoản thu về thuế
B. Không làm thay đổi thặng dư của người tiêu dùng
C. Không làm thay đổi cán cân thương mại của một nước
D. Nói chung nó mang lại lợi ích cho nền kinh tế thế giới
-
Câu 18:
Chính phủ có thế can thiệp đến sự biến động của cán cân thương mại bằng các hình thức:
A. Can thiệp vào thương mại quốc tế
B. Can thiệp trực tiếp vào thị trường ngoại hối
C. Can thiệp vào đầu tư quốc tế
D. Cả a, b và c
-
Câu 19:
Tỷ giá hối đoái do ngân hàng Nhà Nước công bố hằng ngày trên các phương tiện thông tin đại chúng là:
A. tỷ giá hối đoái thực tế
B. tỷ giá hối đoái danh nghĩa
C. tỷ giá này phản ánh được tương quan thực sự giữa các đồng tiền do sự tác động của giá cả hàng hóa lạm phát và các nhân tố khác
D. không có ý kiến nào đúng
-
Câu 20:
NAFTA là một hình thức liên kết kinh tế khu vực tại Bắc Mỹ gồm 3 nướcMỹ, Canada, và Mexico. Đó là hinh thức liên kết kinh tế nào trong các hình thức sau:
A. khu vực mậu dịch tự do
B. thị trường chung
C. liên minh thuế quan
D. liên minh kinh tế
-
Câu 21:
Trong 2 thập kỉ gần đây khu vực nào trên thế giới có tốc độ tăng trưởng lớn nhất:
A. Tây Âu
B. Bắc Mỹ
C. Châu Á – Thái Bình Dương
D. Mỹ La Tinh
-
Câu 22:
Ý kiến nào dưới đây không phải là xu hướng vận động chủ yếu của nền kinh tế thế giới?
A. Khu vực hóa, toàn cầu hóa
B. Phát triển cuả khoa hoc công nghệ
C. Tăng cường chiên tranh giữa các quốc gia,tao ra sư biệt lập
D. Phát triển của vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương
-
Câu 23:
Chủ thể cấu thành lên kinh tế thế giới bao gôm những yếu tố nào?
A. Quốc gia
B. Tổ chức kinh tế quốc tế
C. Liên kết kinh tế quốc tế
D. Cả ba yếu tố trên
-
Câu 24:
Đâu không phải mối quan hệ kinh tế quốc tế?
A. Quan hệ di chuyển quốc tế về hàng hóa và dịch vụ
B. Quan hệ di chuyển quốc tế về tư bản
C. Quan hệ di chuyển quốc tế về nguồn nhân lực
D. Quan hệ giữa các nước cường quốc
-
Câu 25:
Đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế là gì?
A. Hàng hóa và dịch vụ
B. Hàng hóa và tiền tệ
C. Máy móc thiêt bị
D. Các sản phẩm công nghệ