500 câu trắc nghiệm Kinh tế quốc tế
Mời các bạn cùng tham khảo bộ câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế quốc tế được đính kèm đáp án chi tiết. Nội dung của câu hỏi bao gồm: những kiến thức nền tảng về quản trị kinh doanh, các vấn đề tổng quan và chuyên sâu về thương mại quốc tế, các chính sách kinh tế đối ngoại. Hi vọng sẽ trở thành thông tin hữu ích giúp các bạn tham khảo và đạt được kết quả cao nhất trong các kì thi. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Chúc các bạn thành công!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Những nguyên nhân cơ bản điều chỉnh quan hệ KTQT?
A. Chế độ nước ưu đãi nhất
B. Ngang bằng dân tộc
C. Tương hỗ
D. Cả ba đáp án trên
-
Câu 2:
Yếu tố nào không phải là công cụ của chính sách thương mại?
A. Thuế quan
B. Quota
C. Trợ cấp xuất khẩu
D. Trợ cấp nhập khẩu
-
Câu 3:
Xu hướng nào không phải xu hướng vận động chủ yếu của nền KTQT?
A. Toàn cầu hoá
B. Sự bùng nổ của các cuộc cách mạng khoa học công nghệ
C. Sự phát triển của vòng cung Châu Á - Thái Bình Dương
D. Các rào cản kinh tế giữa các quốc gia ngày càng tăng
-
Câu 4:
Hình thức thương mại nào sau không diễn ra hành vi mua và bán:
A. Xuất khẩu hàng hóa vô hình
B. Tái xuất khẩu
C. Chuyển khẩu
D. Xuất khẩu tại chỗ
-
Câu 5:
Tác giả của lý thuyết lợi thế so sánh tương đối là ai:
A. Adam Smith
B. J.M. Keynes
C. D.Ricardo
D. Samuelson
-
Câu 6:
Lý thuyết cú huých từ bên ngoài của ai:
A. Rostow
B. Friedman
C. A.Smithx
D. Ragnar Nurke
-
Câu 7:
Khi tỷ giá hối đoái tăng lên sẽ:
A. Hạn chế xuất khẩu tư bản
B. Hạn chế nhập khẩu tư bản
C. Hạn chế cả xuất khẩu và nhập khẩu tư bản
D. Không ảnh hưởng đến hoạt động xuất khẩu và nhập khẩu tư bản
-
Câu 8:
Vàng và một số đồng tiền chủ chốt được coi là ngoại tệ vàng là đặc điểm của hệ thống tiền tệ nào?
A. Hệ thống tiền tệ thứ nhất ( bản vị vàng)
B. Hệ thống tiền tệ thứ hai (Bản vị àng hối đoái)
C. Hệ thống tiền tệ Giamaica
D. Hệ thống tiền tệ EMS
-
Câu 9:
Hình thức nào sau đây không được coi là hỗ trợ phát triển chính thức (ODA):
A. Viện trợ đa phương
B. Những khoản cho vay của các tổ chức chính thức theo các điều khoản thương mại
C. Viện trợ lương thực thực phẩm
D. Giúp đỡ kỹ thuật
-
Câu 10:
Nền kinh tế thế giới là tổng thể các mối quan hệ giữa:
A. Các quốc gia
B. Các quốc gia với các tổ chức quốc tế
C. Các liên minh kinh tế quốc tế
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 11:
Nội dung của thương mại quốc tế bao gồm:
A. Xuất nhập nhẩu hàng hoá- dich vụ và gia công quốc tế
B. Tái xuất khẩu chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ
C. Xuất nhập khẩu hàng hoá- dịch vụ, gia công quốc tế, tái xuất khẩu, chuyển khẩu và xuất khẩu tại chỗ
D. Xuất nhập khẩu hàng hoá- dịch vụ, gia công quốc tế và xuất khẩu tại chỗ
-
Câu 12:
Các công cụ chủ yếu trong chính sách thương mại quốc tế:
A. Thuế quan, hạn nghạch, trợ cấp xuất khẩu
B. Thuế quan,trợ cấp xuất khẩu, những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật
C. Thuế quan, hạn nghạch, trợ cấp xuất khẩu, những quy định về tiêu chuẩn kĩ thuật, hạn chế xuất khẩu tự nhiên
D. Thuế quan và hạn nghạch là hai công cụ chủ yếu và quan trọng nhất
-
Câu 13:
Đầu tư quốc tế là một hình thức di chuyển quốc tế về:
A. Tư bản nói chung
B. Tiền
C. Tài sản
D. Vốn và con người
-
Câu 14:
Phương thức cung cấp ODA:
A. Hỗ trợ cán cân thanh toán và ngân sách
B. Hỗ trợ chương trình
C. Hỗ trợ dự án
D. Tất cả các câu trên đều đúng
-
Câu 15:
Lý thuyết lợi thế tuyệt đối của A.Smith cho rằng:
A. Không có quốc gia nào được lợi khi trao đổi
B. Một quốc gia có lợi và một quốc gia chịu thiệt
C. Cả hai đều có lợi khi sản xuất và trao đổi mặt hàng có lợi thế tuyệt đối
D. Cả hai đều có lợi khi sản xuất và trao đổi mặt hàng có lợi thế tương đối
-
Câu 16:
Đặc điểm quan trọng của đầu tư gián tiếp nước ngoài là:
A. Chủ đầu tư nước ngoài không trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng đầu tư
B. Chủ đầu tư nước ngoài trực tiếp tham gia điều hành hoạt động của đối tượng đầu tư
C. Lợi nhuận từ hoạt động đầu tư được phân chia theo tỉ lệ góp vốn trong vốn pháp định
D. Quyền quản lý, quyền điều hành đối tượng đầu tư phụ thuộc vào mức độ góp vốn
-
Câu 17:
Thu nhập quốc dân của Mỹ tăng lên trong khi thu nhập quốc dân của Viêt Nam không thay đổi sẽ làm cho tỉ giá hối đoái giữa USD và VND:
A. Tăng lên
B. Không thay đổi
C. Giảm xuống
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 18:
Khi tỉ giá hối đoái tăng lên sẽ tác động đến thương mại quốc tế làm cho:
A. Xuất khẩu và nhập khẩu cùng tăng
B. Xuất khẩu và nhập khẩu cùng giảm
C. Xuất khẩu tăng, nhập khẩu giảm
D. Nhập khẩu tăng, xuât khẩu giảm
-
Câu 19:
Các nước thành viên phải gắn đồng tiền nước mình với đồng USD và từ đó gián tiếp gắn với vàng là đặc điểm của:
A. Chế độ bản vị tiền vàng
B. Chế độ bản vị vàng hối đoái
C. Chế độ tỉ giá hối đoái cố định Bretton Woods
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 20:
Nếu thu nhập quốc dân của Mỹ không thay đổi, thu nhập quốc dân của Châu Âu tăng lên và người Châu Âu trở nên thích xe Ford của Mỹ hơn thì tỉ giá hối đoái giữa đồng Euro và đồng USD sẽ:
A. Tăng lên và xuất khẩu ròng của Mỹ sẽ giảm
B. Tăng lên và xuất khẩu ròng của Mỹ sẽ tăng
C. Giảm xuống và xuất khẩu ròng của Mỹ sẽ giảm
D. Giảm xuống và xuất khẩu ròng của Mỹ sẽ tăng
-
Câu 21:
Trong các điều kiện khác không đổi, nếu Mỹ tăng mức lãi suất tiền gửi trong khi Việt Nam vẫn giữ nguyên thì tỉ giá hối đoái giữa USD và VND sẽ:
A. Không thay đổi
B. Tăng lên
C. Giảm xuống
D. Tất cả các câu trên đều sai
-
Câu 22:
Giả sử 1USD = 16 000 VND và mức lạm phát của Việt Nam là m % và mức lạm phát của Mỹ là n % thì tỉ giá hối đoái sau lạm phát là:
A. 1 USD = 16 000 (1+ m %)
B. 1 USD = 16 000 (1+ n %)
C. 1 USD = 16 000 (1+ n%)/(1+ m %)
D. 1 USD = 16 000 (1+ m %)/ (1+ n %)
-
Câu 23:
Ban đầu 1USD = 2 DEM
Sau đó 1USD = 2,5 DEM
Thì DEM giảm giá so với đồng USD là:
A. 25%
B. 50%
C. 20%
D. 75%
-
Câu 24:
Nếu Việt Nam đặt ra hạn nghạch nhập khẩu quần áo từ Trung Quốc thì:
A. Cung về đồng Việt Nam tăng và đồng Việt Nam lên giá
B. Cung về đồng Việt Nam giảm và đồng Việt Nam giảm giá
C. Cầu về đồng Việt Nam tăng và đồng Việt nam lên giá
D. Cầu về đồng Việt Nam giảm và đồng Việt Nam giảm giá
-
Câu 25:
Bản chất của lợi thế so sánh là:
A. Lợi thế tuyệt đối
B. Lợi thế cạnh tranh
C. Chi phí cơ hội
D. Sự tương quan về chi phí giữa các mặt hàng của một quốc gia trong sự so sánh tương ứng với quốc gia khác