Đề thi thử vào lớp 10 năm 2021 môn Toán
Trường THCS Bình Chánh
-
Câu 1:
Biểu thức \( \displaystyle\sqrt {{{2 + x} \over {5 - x}}} .\) xác định với giá trị nào của \(x\) ?
A. -1 ≤ x < 5
B. -2 ≤ x < 5
C. -2 ≤ x < 6
D. -2 ≤ x < 4
-
Câu 2:
Rút gọn biểu thức \(\sqrt {9{{(b - 2)}^2}} \) với \(b < 2\)
A. 3(2 + b)
B. 2(2 + b)
C. 2(2 - b)
D. 3(2 - b)
-
Câu 3:
Rút gọn biểu thức \( \displaystyle{{\sqrt {48{x^3}} } \over {\sqrt {3{x^5}} }}\) (\(x > 0\)).
A. \({1 \over x}\)
B. \({2 \over x}\)
C. \({3 \over x}\)
D. \({4 \over x}\)
-
Câu 4:
Tìm x biết \(\sqrt {2x} < 4\)
A. \(S = \left\{ {\left. x \right|0 < x < 7} \right\}\)
B. \(S = \left\{ {\left. x \right|0 < x < 8} \right\}\)
C. \(S = \left\{ {\left. x \right|1 < x < 8} \right\}\)
D. \(S = \left\{ {\left. x \right|1 < x < 7} \right\}\)
-
Câu 5:
Rút gọn biểu thức: \(\dfrac{p-2\sqrt{p}}{\sqrt{p}-2}\) (giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa)
A. \(\sqrt{p}\).
B. \(\sqrt{p-1}\).
C. \(\sqrt{p+1}\).
D. \(\sqrt{2p}\).
-
Câu 6:
Rút gọn biểu thức \(\dfrac{a-\sqrt{a}}{1-\sqrt{a}}\) (giả thiết các biểu thức chữ đều có nghĩa)
A. \(-\sqrt{a}\).
B. \(\sqrt{a}\).
C. \(-2\sqrt{a}\).
D. \(2\sqrt{a}\).
-
Câu 7:
Rút gọn : \(A = \left( {{{1 - a\sqrt a } \over {1 - \sqrt a }} + \sqrt a } \right).{\left( {{{1 - \sqrt a } \over {1 - a}}} \right)^2}\)\(\,\,\,\left( {a \ge 0;\,a \ne 1} \right)\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 8:
Tìm x, biết : \(\sqrt {{x^2} + 2x + 1} - \sqrt {{x^2} - 4x + 4} = \)\(1 - 2x\,\,\left( {*} \right)\) với \(x ≤ -1\).
A. x = 1
B. x = 3
C. x = 2
D. Đáp án khác
-
Câu 9:
Tính: \(\dfrac{{\sqrt[3]{{135}}}}{{\sqrt[3]{5}}} - \sqrt[3]{{54}}.\sqrt[3]{4}\)
A. 3
B. -3
C. 4
D. -4
-
Câu 10:
Tính: \(\sqrt[3]{{27}} - \sqrt[3]{{ - 8}} - \sqrt[3]{{125}}\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 11:
Hàm số \(y = \left( {\dfrac{3}{5} - m} \right)x + \dfrac{1}{3}\) là hàm số đồng biến trên R khi:
A. \(m = \dfrac{2}{3}\)
B. \(m = - \dfrac{1}{5}\)
C. \(m = \dfrac{4}{5}\)
D. \(m = 1\)
-
Câu 12:
Cho hai hàm số bậc nhất \(y = 2x + 3k\) và \(y = \left( {2m + 1} \right)x + 2k - 3\). Tìm điều kiện đối với m và k để đồ thị của hai hàm số là hai đường thẳng cắt nhau.
A. \(m \ne - \dfrac{1}{2}\), k tùy ý
B. \(m \ne \dfrac{1}{2}\), k tùy ý
C. \(m \ne \ pm \dfrac{1}{2}\), k tùy ý
D. Đáp án khác
-
Câu 13:
Cho hàm số \(y = 2x + b\). Hãy xác định hệ số b biết đồ thị của hàm số đã cho đi qua điểm A(1 ; 5).
A. b = 1
B. b = 2
C. b = 3
D. b = 4
-
Câu 14:
Cho hàm số \(y = \dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\left( {3x - 5} \right)\) có đồ thị là đường thẳng (d). Hệ số góc của đường thẳng (d) là:
A. 3
B. \(\dfrac{1}{{\sqrt 2 }}\)
C. \(3\sqrt 2 \)
D. \(\dfrac{3}{{\sqrt 2 }}\)
-
Câu 15:
Cho hai hàm số f( x ) = - 2x2 và g( x ) = 3x + 5. Giá trị nào của a để \(\frac{1}{2}f( a ) = g( a )\)
A. 0
B. 1
C. 2
D. Không tồn tại
-
Câu 16:
Tìm (m ) để đường thẳng \( \left( d \right):{\mkern 1mu} {\mkern 1mu} {\mkern 1mu} y = \left( {m - 1} \right)x + \frac{1}{2}{m^2} + m\) đi qua điểm M(1; - 1)
A. m=0,m=4
B. m=0,m=−1
C. m=0,m=2
D. m=0,m=−4
-
Câu 17:
Tìm tất cả nghiệm nguyên của phương trình 5x - 3y = 8
A. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 3t - 8}\\ {y = 5t - 16} \end{array}} \right.(t \in Z)\)
B. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = -3t - 8}\\ {y = 5t - 16} \end{array}} \right.(t \in Z)\)
C. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 3t - 8}\\ {y = 5t - 1} \end{array}} \right.(t \in Z)\)
D. \(\left\{ {\begin{array}{*{20}{l}} {x = 3t - 8}\\ {y = 5t + 16} \end{array}} \right.(t \in Z)\)
-
Câu 18:
Tìm số nghiệm của hệ phương trình sau: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2x + y = 3\\x + 2y = 1\end{array} \right.\)
A. 1
B. 0
C. 2
D. Vô số
-
Câu 19:
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}3x - 2y = 11\\4x - 5y = 3\end{array} \right.\) là:
A. (5;7)
B. (7;5)
C. (8;6)
D. (6;8)
-
Câu 20:
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} \frac{1}{x-2}+\frac{1}{y+1}=2 \\ \frac{2}{x-2}-\frac{3}{y-1}=1 \end{array}\right.\) là:
A. \(\left(\frac{19}{7} ; \frac{8}{3}\right)\)
B. \(\left(\frac{-2}{7} ; \frac{3}{5}\right)\)
C. \(\left(\frac{5}{\sqrt 3} ; -\frac{8}{3}\right)\)
D. \(\left(\frac{1}{9} ;- \frac{4}{5}\right)\)
-
Câu 21:
An và Bình cùng một lúc lên hai chiếc taxi từ hai địa điểm A và B, đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 50 phút. Do đường đông nên vận tốc xe taxi của bạn An chậm hơn vận tốc taxi của bạn Bình là 10 km/h. Tìm vận tốc xe taxi của mỗi bạn. Biết quãng đường A đến B dài 75km và vận tốc các xe là không đổi trong suốt thời gian đi.
A. Vận tốc xe taxi của An là 50km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 60km/h.
B. Vận tốc xe taxi của An là 55km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 65km/h.
C. Vận tốc xe taxi của An là 30km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 40km/h.
D. Vận tốc xe taxi của An là 40km/h và vận tốc xe taxi của Bình là 50km/h.
-
Câu 22:
Hai nhóm thợ cùng làm một công trình trong 32 ngày thì xong. Nếu nhóm 1 làm trong 6 ngày và nhóm 2 làm trong 12 ngày thì xong được 25% công trình. Hỏi nếu chỉ làm một mình thì thời gian để hoàn thành của mỗi nhóm là bao lâu?
A. Nhóm 1: 48 giờ Nhóm 2: 96 giờ
B. Nhóm 1: 47 ngày Nhóm 2: 97 ngày
C. Nhóm 1: 45 ngày Nhóm 2: 99 ngày
D. Nhóm 1: 48 ngày Nhóm 2: 96 ngày
-
Câu 23:
Xác định hệ số a, b, c của phương trình \(5{x^2} + 2x = 4 - x\)
A. a = 5; b = 3; c = 4
B. a = 5; b = 3; c = - 4
C. a = 5; b = -3; c = - 4
D. a = -5; b = 3; c = - 4
-
Câu 24:
Tìm tọa độ giao điểm của (P): \(y = {x^2}\) và (d): y = 2x + 3.
A. A(1;-1); B(3;9)
B. A(1;1); B(3;9)
C. A(-1;1); B(3;-9)
D. A(-1;1); B(3;9)
-
Câu 25:
Động năng (tính bằng Jun) của một quả bưởi rơi được tính bằng công thức \(K = \dfrac{{m{v^2}}}{2}\), với m là khối lượng của quả bưởi (kg), v là vận tốc của quả bưởi (m/s). Tính vận tốc rơi của quả bưởi nặng 1 kg tại thời điểm quả bưởi đạt được động năng là 32 J.
A. 4(m/s)
B. 6(m/s)
C. 8(m/s)
D. 10(m/s)
-
Câu 26:
Cho hàm số \(y = f(x) = \dfrac{1}{2}{x^2}.\) Tìm x khi biết \(f(x) = (1),f(x) = (2)\)
A. \(x = \sqrt 2;x = 2\)
B. \(x = - \sqrt 2;x = - 2\)
C. \(x = - \sqrt 2;x = 2\)
D. \(x = \pm \sqrt 2;x = \pm 2\)
-
Câu 27:
Phương trình \(6{x^2} + x + 5 = 0\) có số nghiệm là:
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
-
Câu 28:
Phương trình \(2{x^2} - 7x + 3 = 0\) có hai nghiệm là:
A. \({x_1} = 3 ; {x_2} = \dfrac{1}{2}.\)
B. \({x_1} = 3 ; {x_2} = \dfrac{-1}{2}.\)
C. \({x_1} = -3 ; {x_2} = \dfrac{1}{2}.\)
D. \({x_1} = -3 ; {x_2} = \dfrac{-1}{2}.\)
-
Câu 29:
Rada của một máy bay trực thăng theo dõi chuyển động của một ô tô trong 10 phút, phát hiện rằng vận tốc v của ô tô thay đổi phụ thuộc vào thời gian bởi công thức \(v = 3{t^2} - 30t + 135\) (t tính bằng phút, v tính bằng km/h). Tính (làm tròn đến hai chữ số thập phân) giá trị của t khi vận tốc ô tô bằng 120 km/h.
A. 9,47 phút
B. 0,53 phút
C. A, B đều đúng
D. Đáp án khác
-
Câu 30:
\(\text { Cho phương trình: }\mathrm{x}^{2}-4 \mathrm{x}+\mathrm{m}+1=0\). Tìm giá trị của m để phương trình (1) có 2 nghiệm x1, x2 thỏa mãn đẳng thức \(\mathrm{x}_{1}^{2}+\mathrm{x}_{2}^{2}=5\left(\mathrm{x}_{1}+\mathrm{x}_{2}\right)\)
A. m=1
B. m=-2
C. m=-3
D. m=4
-
Câu 31:
Cho một tam giác vuông có hai cạnh góc vuông hơn kém nhau 2 cm. Nếu tăng cạnh góc vuông lớn lên 4 cm và giảm cạnh góc vuông nhỏ 2 cm thì ta được một tam giác vuông khác có cùng diện tích. Hỏi diện tích của tam giác vuông ?
A. 14cm2
B. 24cm2
C. 36cm2
D. 48cm2
-
Câu 32:
Nghiệm của phương trình \(1,2{x^3} - {x^2} - 0,2x = 0\) là:
A. \(x = 0;x = -1;x = - \dfrac{1}{6}.\)
B. \(x = 0;x = 1;x = \dfrac{1}{6}.\)
C. \(x = 0;x = 1;x = - \dfrac{1}{6}.\)
D. \(x = 0;x = -1;x = \dfrac{1}{6}.\)
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC vuông tại A, đường cao AH. Biết AB = 10cm; AH = 6cm. Tính độ dài các cạnh AC, BC của tam giác ABC.
A. AC = 6, 5 (cm); BC = 12 (cm)
B. AC = 7, 5 (cm); BC = 12, 5 (cm)
C. AC = 8 (cm); BC = 13 (cm)
D. AC = 8, 5 (cm); BC = 14, 5 (cm)
-
Câu 34:
Cho ΔABC vuông tại A với BC = 13cm, AB = 5cm. Tính độ dài cạnh AC.
A. AC = 10cm
B. AC = 11cm
C. AC = 12cm
D. AC = 12, 5cm
-
Câu 35:
Một cái cây bị sét đánh trúng thân cây làm thân cây ngả xuống đất, tạo với mặt đất một góc là 350 . Biết rằng khúc cây còn đứng cao 1,5 m ) . Tính chiều cao lúc đầu của cây. (làm tròn đến chữ số thập phân thứ nhất)
A. 4m
B. 4,5m
C. 4,1m
D. 3,9m
-
Câu 36:
Một khối gỗ dạng hình trụ, bán kính đường tròn đáy là r, chiều cao 2r (đơn vị :cm). Người ta khoét rỗng hai nửa hình cầu như hình 108. Hãy tính diện tích bề mặt của khối gỗ còn lại (diện tích cả ngoài lẫn trong).
A. \(8πr^2\)
B. \(6πr^2\)
C. \(4πr^2\)
D. \(2πr^2\)
-
Câu 37:
Ngày 4-6-1783, anh em nhà Mông-gôn-fi-ê (người Pháp) phát minh ra khinh khí cầu dùng không khí nóng. Coi khinh khí cầu này là hình cầu có đường kính 11m. Hãy tính diện tích mặt khinh khí cầu đó (làm tròn kết quả đến chữ số thập phân thứ hai).
A. 379,94 ( m2)
B. 379,84 ( m2)
C. 379,74 ( m2)
D. 379,64 ( m2)
-
Câu 38:
Một hình trụ có bán kính đáy bằng 5 cm và diện tích xung quanh bằng \(300\pi (c{m^2})\) . Chiều cao của hình trụ là:
A. 30cm
B. 12cm
C. 6cm
D. 10cm
-
Câu 39:
Tính chiều cao của hình trụ có diện tích toàn phần gấp ba lần diện tích xung quanh và bán kính đáy là 4cm.
A. 2cm
B. 4cm
C. 1cm
D. 8cm
-
Câu 40:
Một hình trụ có thể tích V không đổi. Hỏi bán kính đáy bằng bao nhiêu để diện tích toàn phần của hình trụ đó là nhỏ nhất.
A. \( R = \sqrt[3]{{\frac{V}{{2\pi }}}}\)
B. \( R = \sqrt{{\frac{V}{{2\pi }}}}\)
C. \(R= \frac{{\sqrt[3]{V}}}{{2\pi }}\)
D. \( R = 3\sqrt[3]{{\frac{V}{{2\pi }}}}\)
-
Câu 41:
Cho hình thang vuông ABDC vuông tại A và B , biết cạnh AB = BC = 3m,AD = 5cm. Tính diện tích xung quanh hình nón cụt tạo thành khi quay hình thang quanh cạnh AB .
A. \(7π(cm^2)\)
B. \(7π\sqrt10(cm^2)\)
C. \(7\sqrt10(cm^2)\)
D. \(π\sqrt10(cm^2)\)
-
Câu 42:
Một chiếc xô hình nón cụt làm bằng tôn để đựng nước. Các bán kính đáy là 12cm và 6cm, chiều cao là 15cm. Tính dung tích của xô.
A. 1620π(cm3)
B. 1260π(cm3)
C. 1026π(cm3)
D. 1260(cm3)
-
Câu 43:
Rút gọn biểu thức \(2\sqrt 3 + \sqrt {{{\left( {2 - \sqrt 3 } \right)}^2}} \).
A. \(-\sqrt 3 - 2. \)
B. \(-\sqrt 3 + 2. \)
C. \(\sqrt 3 + 2. \)
D. \(\sqrt 3 - 2. \)
-
Câu 44:
Rút gọn biểu thức \(\sqrt {{{\left( {4 - \sqrt {17} } \right)}^2}} \)
A. \( \sqrt {17} - 4\)
B. \( \sqrt {17} + 4\)
C. \( -\sqrt {17} + 4\)
D. \(- \sqrt {17} - 4\)
-
Câu 45:
Rút gọn biểu thức: \(\dfrac{1}{2}\sqrt{48}-2\sqrt{75}-\dfrac{\sqrt{33}}{\sqrt{11}}+5\sqrt{1\dfrac{1}{3}}\)
A. \(-\dfrac{17}{3}\sqrt 3\).
B. \(-\dfrac{7}{3}\sqrt 3\).
C. \(\dfrac{17}{3}\sqrt 3\).
D. \(\dfrac{7}{3}\sqrt 3\).
-
Câu 46:
Rút gọn biểu thức \(\left( {x\sqrt {\dfrac{6}{x}} + \sqrt {\dfrac{2x}{3}} + \sqrt {6x} } \right):\sqrt {6x} \) với \(x > 0.\)
A. 2
B. \(\dfrac{7}{3}\)
C. \(\dfrac{8}{3}\)
D. 3
-
Câu 47:
Cho biểu thức \(B= \sqrt{16x+16}-\sqrt{9x+9}+\sqrt{4x+4}+\sqrt{x+1}\) với \(x\geq -1\). Tìm \(x\) sao cho \(B\) có giá trị là \(16\).
A. \(x=13\)
B. \(x=14\)
C. \(x=15\)
D. \(x=16\)
-
Câu 48:
Tìm x, biết : \(\sqrt {4x - 20} + \sqrt {x - 5} - {1 \over 3}\sqrt {9x - 45} = 4\)\(\,\,\left( * \right)\)
A. x=7
B. x=8
C. x=9
D. x=10
-
Câu 49:
Đưa thừa số ra ngoài dấu căn: \(\sqrt {72{a^2}{b^4}} \) với \(a < 0\)
A. \(6a{b^2}\sqrt 2 .\)
B. \(- 3a{b^2}\sqrt 2 .\)
C. \(- 6a{b^2}\sqrt 2 .\)
D. \(3a{b^2}\sqrt 2 .\)
-
Câu 50:
Rút gọn biểu thức: \(4\sqrt 3 + \sqrt {27} - \sqrt {45} + \sqrt 5 \)
A. \(7\sqrt 3 + 2\sqrt 5\)
B. \(7\sqrt 3 - 2\sqrt 5\)
C. \(7\sqrt 3 - \sqrt 5\)
D. \(7\sqrt 3 +\sqrt 5\)