Đề thi HK1 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Ở nhóm động vật nào giới đực mang cặp NST giới tính XX và giới cái mang cặp NST giới tính XY?
A. Gà, chim bồ câu, bướm.
B. Thỏ, ruồi giấm, chim sáo.
C. Trâu, bò, hươu.
D. Hổ, báo, mèo rừng.
-
Câu 2:
Khi nói về liên kết gen, phát biểu nào là đúng?
A. Trong tế bào, các gen luôn di truyền cùng nhau thành một nhóm liên kết.
B. Liên kết gen làm tăng sự xuất hiện biến dị tổ hợp.
C. Liên kết gen đảm bảo sự di truyền bền vững của từng nhóm tính trạng.
D. Ở tất cả các loài động vật, liên kết gen chỉ có ở giới đực mà không có ở giới cái.
-
Câu 3:
Codon nào quy định tín hiệu kết thúc quá trình dịch mã?
A. 5’UAX3’
B. 5’UAG3’
C. 5’UGX3’
D. 5’UGG3’
-
Câu 4:
Một loài thực vật có bộ NST 2n = 6. Trên mỗi cặp NST, xét một gen có hai alen. Do đột biến, trong loài đã xuất hiện 3 dạng thể ba tương ứng với các cặp NST. Theo lí thuyết, các thể ba này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
A. 64
B. 144
C. 36
D. 108
-
Câu 5:
Phát biểu nào sai khi nói về đặc điểm của thường biến?
A. Biến đổi vật chất di truyền
B. Không biến đổi kiểu gen nên không di truyền
C. Biến đổi kiểu hình do sự biến đổi của môi trường
D. Giúp sinh vật thích nghi với môi trường
-
Câu 6:
Bệnh, hội chứng bệnh di truyền nào là do đột biến nhiễm sắc thể?
A. Máu khó đông, ung thư máu
B. Phêninkêtô niệu, thiếu máu hồng cầu hình liềm
C. Hội chứng đao, hội chứng Claiphentơ
D. Hội chứng Tơcnơ, Phêninkêtô niệu
-
Câu 7:
Trong các nội dung dưới đây, nội dung nào không phải là điều kiện nghiệm đúng của định luật Hacđi - Vanbec?
A. Không có đột biến hoặc xảy ra đột biến thì tần số đột biến thuận phải bằng tần số đột biến nghịch
B. Quần thể được cách li với các quần thể khác (không có sự di-nhập gen giữa các quần thể)
C. Các cá thể trong quần thể xảy ra hiện tượng giao phối ngẫu nhiên
D. Trong quần thể, sức sống của các cá thể không giống nhau
-
Câu 8:
Nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hoá cho một loại axit amin là đặc điểm nào của mã di truyền?
A. Tính đặc hiệu
B. Tính thoái hoá
C. Tính kiên tục
D. Tính phổ biến
-
Câu 9:
Nhân tố tiến hóa nào có thể thêm alen mới vào quần thể?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - Nhập gen.
D. Biến động di truyền.
-
Câu 10:
Trong kĩ thuật di truyền, để nhận biết được tế bào vi khuẩn nào sau đây nhận được ADN tái tổ hợp các nhà khoa học phải chọn?
A. thể truyền có các dấu chuẩn hoặc gen đánh dấu hoặc dùng phương pháp lai phân tử.
B. tế bào vi khuẩn nhận ADN tái tổ hợp được đánh dấu bằng các chất đồng vị phóng xạ.
C. ADN của vi khuẩn được đánh dấu.
D. một loại tế bào có khả năng tiếp nhận được ADN tái tổ hợp và cho nó nhân lên nhanh chóng.
-
Câu 11:
Nhân tố tiến hóa nào làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định?
A. Chọn lọc tự nhiên.
B. Giao phối không ngẫu nhiên.
C. Di - Nhập gen.
D. Biến động di truyền.
-
Câu 12:
Đặc điểm nào của mã di truyền thể hiện nguồn gốc chung của sinh vật?
A. Tính thoái hóa.
B. Tính phổ biến.
C. Tính đặc hiệu.
D. Tính thoái hóa và tính đặc hiệu.
-
Câu 13:
Mục đích chủ động gây đột biến trong khâu chọn giống là gì?
A. Tạo vật liệu khởi đầu nhân tạo.
B. Tạo nguồn biến dị tổ hợp.
C. Tìm được kiểu gen mong muốn.
D. Trực tiếp tạo giống mới.
-
Câu 14:
Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn trên NST X không có alen tương ứng trên Y. Một người phụ nữ bình thường có bố bị mù màu, lấy người chồng không bị bệnh mù màu. Xác suất sinh con bị mù màu là:
A. 1/2
B. 1/3
C. 1/4
D. 3/4
-
Câu 15:
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cần bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. Cho quần thể sinh sản hữu tính
B. Cho quần thể sinh sản sinh dưỡng
C. Cho quần thể giao phối tự do
D. Cho quần thể tự phối
-
Câu 16:
Loại biến dị di truyền nào phát sinh trong quá trình lai giống?
A. Biến dị đột biến
B. Biến dị tổ hợp
C. Đột biến gen
D. Đột biến NST
-
Câu 17:
Hai cơ quan của hai loài khác nhau được xem là tương đồng với nhau khi nào?
A. Giống nhau về hình thái và cấu tạo trong.
B. Cùng nguồn gốc từ phôi và có vị trí tương ứng.
C. Ở vị trí tương đương nhau trên cơ thể.
D. Khác nguồn gốc, nhưng cùng chức năng.
-
Câu 18:
Khi lai giữa các dòng thuần khác nhau của cùng một loài, ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở thế hệ nào?
A. F4
B. F3
C. F2
D. F1
-
Câu 19:
Kiểu cấu tạo giống nhau của cơ quan tương tự phản ánh điều gì?
A. sự tiến hóa phân li.
B. nguồn gốc chung của sinh giới.
C. sự tiến hóa đồng quy.
D. sự tiến hóa vừa đồng quy, vừa phân li.
-
Câu 20:
Enzim nào được sử dụng để cắt và nối ADN trong kỹ thuật cấy gen?
A. Pôlimeraza -Ligaza.
B. Reparaza – Ligaza.
C. Restrictaza - Ligaza.
D. Restrictaza - Reparaza.
-
Câu 21:
Bệnh mù màu (do gen lặn gây nên) thường thấy ở nam ít thấy ở nữ, vì nam giới có đặc điểm gì?
A. chỉ cần mang 1 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
B. cần mang 2 gen gây bệnh đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
C. cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 2 gen lặn mới biểu hiện.
D. chỉ cần mang 1 gen đã biểu hiện, nữ cần mang 1 gen lặn mới biểu hiện.
-
Câu 22:
Một loài thực vật lưỡng bội, trong tế bào sinh dưỡng có 8 nhóm gen liên kết. Thể một của loài này có số nhiễm sắc thể đơn trong mỗi tế bào khi đang ở kì sau của nguyên phân là gì?
A. 30
B. 34
C. 15
D. 7
-
Câu 23:
Công nghệ nhân nhanh các giống cây quý hiếm từ một cây có kiểu gen quý tạo nên một quần thể cây trồng đồng nhất về kiểu gen là ý nghĩa của phương pháp nào?
A. Nuôi cấy hạt phấn
B. Lai tế bào sinh dưỡng
C. Nuôi cấy mô
D. Nhân bản vô tính
-
Câu 24:
Người mang hội chứng Đao thì trong tế bào xôma có đặc điểm ra sao?
A. cặp NST 23 có 3 chiếc
B. cặp NST 23 có 1 chiếc
C. cặp NST số 21 có 3 chiếc
D. ặp NST 21 có 1 chiếc bị mất đoạn
-
Câu 25:
Quần thể nào ở trạng thái cân bằng di truyền?
A. 0,5AA : 0,4Aa : 0,1aa
B. 0,7AA : 0,2Aa : 0,1aa
C. 0,4AA : 0,5Aa : 0,1aa
D. 0,25AA : 0.50Aa : 0,25aa
-
Câu 26:
Thành tựu nào không phải là do công nghệ gen?
A. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
B. Tạo ra cừu Đôly.
C. Tạo vi khuẩn sản xuất insulin chữa bệnh đái tháo đường ở người.
D. Tạo giống cà chua có gen sản sinh etilen bị bất hoạt, làm quả chậm chín.
-
Câu 27:
Điều nào sau đây không đúng khi nói về đột biến gen?
A. Đột biến gen là nguồn nguyên liệu cho quá trình chọn giống và tiến hoá.
B. Đột biến gen luôn gây hại cho sinh vật vì làm biến đổi cấu trúc của gen.
C. Đột biến gen có thể có lợi hoặc có hại hoặc trung tính.
D. Đột biến gen có thể làm cho sinh vật ngày càng đa dạng, phong phú.
-
Câu 28:
Một trong những điều kiện quan trọng nhất để quần thể từ chưa cân bằng chuyển thành quần thể cân bằng về thành phần kiểu gen là gì?
A. cho quần thể giao phối tự do.
B. cho quần thể sinh sản sinh dưỡng.
C. cho quần thể tự phối.
D. cho quần thể sinh sản hữu tính.
-
Câu 29:
Tính trạng do tương tác gen là trường hợp như thế nào?
A. Hiện tượng gen đa hiệu
B. Di truyền đa alen
C. 1 gen chi phối nhiều tính trạng
D. Nhiều gen không alen cùng chi phối 1 tính trạng
-
Câu 30:
Dạng biến đổi nào không phải là đột biến gen?
A. Mất hai cặp nuclêôtít.
B. Thêm một cặp nuclêôtít.
C. Thay ba cặp nuclêôtít.
D. Trao đổi gen giữa hai NST cùng một cặp tương đồng.
-
Câu 31:
Khoa học ngày nay có thể điều trị để hạn chế biểu hiện của bệnh di truyền nào?
A. Bệnh phêninkêtô niệu.
B. Hội chứng Đao.
C. Hội chứng Claiphentơ.
D. Hội chứng Tơcnơ.
-
Câu 32:
Di truyền học tư vấn nhằm chẩn đoán một số tật, bệnh di truyền ở thời kỳ nào?
A. Sau sinh.
B. Sắp sinh.
C. Trước sinh.
D. Mới sinh.
-
Câu 33:
Trong 64 bộ ba mã di truyền, có 3 bộ ba không mã hoá cho axit amin nào. Các bộ ba đó là gì?
A. UGU, UAA, UAG.
B. UUG, UGA, UAG.
C. UUG, UAA, UGA.
D. UAG, UAA, UGA.
-
Câu 34:
Đột biến lệch bội là sự biến đổi số lượng nhiễm sắc thể liên quan tới yếu tố nào?
A. một số cặp nhiễm sắc thể.
B. một số hoặc toàn bộ các cặp nhiễm sắc thể.
C. một, một số hoặc toàn bộ các cặp NST.
D. một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể.
-
Câu 35:
Khi thực hiện lai phân tích F1 hoa đỏ thu được Fa: 1 đỏ : 3 trắng. Kết quả này phù hợp với qui luật nào dưới đây?
A. Tương tác bổ trợ 9 : 6 : 1.
B. Tương tác bổ trợ 9 : 3 : 4.
C. Tương tác bổ trợ 9 : 7.
D. Tương tác cộng gộp 15 : 1.
-
Câu 36:
Theo lí thuyết, quá trình giảm phân bình thường cơ thể có kiểu gen AaBbdd tạo ra tối đa bao nhiêu kiểu giao tử?
A. 4.
B. 2
C. 6.
D. 8.
-
Câu 37:
Khi nói về quá trình dịch mã, phát biểu nào không đúng?
A. Dịch mã diễn ra trong nhân tế bào.
B. Quá trình dịch mã diễn ra theo nguyên tắc bổ sung.
C. Trong quá trình dịch mã có sự tham gia của Ribôxôm.
D. Trong quá trình dịch mã, Ribôxôm trượt trên phân tử mARN theo chiều 5’→ 3’.
-
Câu 38:
Đặc điểm nào không đúng với xu hướng di truyền của quần thể tự thụ phấn?
A. Quần thể dần phân hóa thành các dòng thuần khác nhau.
B. Tần số tương đối của các alen không thay đổi.
C. Thành phần kiểu gen thay đổi theo hướng tăng dần tỷ lệ kiểu gen đồng hợp tử.
D. Cấu trúc di truyền của quần thể duy trì ổn định qua các thế hệ.
-
Câu 39:
Loại đột biến nào không làm thay đổi số lượng nhiễm sắc thể trong tế bào?
A. Đột biến tứ bội.
B. Đột biến đảo đoạn.
C. Đột biến tam bội.
D. Đột biến lệch bội.
-
Câu 40:
Thế nào là vốn gen của quần thể?
A. tất cả các kiểu gen của quần thể.
B. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong nhân tế bào.
C. toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể.
D. tất cả các gen trong nhân tế bào của cá thể trong quần thể.