Đề thi giữa HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Trường THPT Gia Định
-
Câu 1:
Tại sao quần thể phải điều chỉnh mật độ cá thể?
A. Mật độ có ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống trong môi trường
B. Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ sinh sản của quần thể
C. Mật độ có ảnh hưởng tới mức độ tử vong của cá thể
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 2:
Quần thể được điều chỉnh về mức cân bằng khi nào?
A. Mật độ cá thể không thay đổi
B. Môi trường sống thuận lợi, thức ăn dồi dào, ít kẻ thù
C. Mật độ cá thể chệch ra khỏi vị trí cân bằng
D. Có thiên tai, lũ lụt
-
Câu 3:
Yếu tố nào quan trọng nhất chi phối đến cơ chế tự điều chỉnh số lượng của quần thể?
A. Mức sinh sản
B. Mức tử vong
C. Nguồn thức ăn từ môi trường
D. Sức lớn của cá thể
-
Câu 4:
Do đâu trạng thái cân bằng của quần thể là trạng thái số lượng cá thể ổn định?
A. Sức sinh sản giảm, sự tử vong giảm
B. Sức sinh sản giảm, sự tử vong tăng
C. Sức sinh sản tăng, sự tử vong giảm
D. Sự thống nhất tương quan giữa tỉ lệ sinh và tỉ lệ tử vong của quần thể
-
Câu 5:
Quần thể có xu hướng điều chỉnh mật độ cá thể của quần thể ở mức nào?
A. Cao
B. Thấp
C. Quần thể không điều chỉnh mật độ
D. Cân bằng
-
Câu 6:
Nhận định nào sau đây sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
-
Câu 7:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển
D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài
-
Câu 8:
4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào có kích thước lớn nhất.
A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể /1 m2
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050 m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2
-
Câu 9:
Kích thước của quần thể KHÔNG phụ thuộc vào yếu tố nào?
A. Sức sinh sản
B. Mức độ tử vong
C. Cá thể nhập cư và xuất cư
D. Tỷ lệ đực/cái
-
Câu 10:
Phát biểu nào sai khi nói về mức sinh sàn và mức tử vong của quần thể?
A. Sự thay đổi về mức sinh sản và mức tử vong là cơ chế chủ yếu điều chỉnh số lượng cá thể của quần thể
B. Mức sinh sản của một quần thể động vật chỉ phụ thuộc vào số lượng trứng (hay con non) của mỗi lứa đẻ
C. Mức sinh sản của quần thể thường giảm khi điều kiện sống không thuận lợi như thiếu thức ăn, điều kiện khí hậu thay đổi bất thường
D. Mức tử vong của quần thể phụ thuộc vào trạng thái của quần thể, các điều kiện sống của môi trường và mức độ khai thác của con người
-
Câu 11:
Những nhóm động, thức vật nào sau đây sẽ có nhiều khả năng phân bố đồոg đều?
A. Sóc đỏ, tích cực bảo vệ lãnh thổ
B. Cá trê, phát triển chủ yếu ở các cạnh của hồ và suối
C. Nհững cây nho lùn, là loài ký sinh trùng đặc hữu của cây rừng
D. Cá hồi hồ, sống ở nơi nước lạnh, sâu với lượng oxy hòa tan lớn
-
Câu 12:
Sự phân bố theo nhóm cá thể trong quần thể có ý nghĩa ra sao?
A. Làm giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
B. Làm tăng sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể
C. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống từ môi trường
D. Giúp sinh vật hỗ trợ nhau chống chọi với bất lợi từ môi trường
-
Câu 13:
Đâu là ý nghĩa sinh thái của phân bố theo nhóm?
A. Làm giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể duy trì mật độ quần thể thích hợp
B. Làm tăng mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể đảm bảo sự tôn tại của những cá thể khỏe mạnh nhất
C. Giúp các cá thể trong quần thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng trong môi trường
D. Làm tăng sự hỗ trợ lẫn nhau các cá thể chổng lại điêu kiện bất lợi của môi trường sống đảm bảo sự tồn tại của quần thể
-
Câu 14:
Khi xét về mặt sinh thái, sự phân bố đồng đều của cá thể cùng loài trong khu vực phân bố có ý nghĩa gì?
A. Tăng khả năng khai thác nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
B. Tăng cường cạnh tranh nhau dẫn tới làm tăng tốc độ tiến hóa của loài
C. Hỗ trợ lẫn nhau để chống chọi với điều kiện bất lợi của môi trường
D. Giảm sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể
-
Câu 15:
Hình thức phân bố cá thể đồng đều trong quần thể có ý nghĩa sinh thái ra sao?
A. Các cá thể hỗ trợ nhau chống lại điều kiện bất lợi của môi trường
B. Các cá thể tận dụng được nguồn sống tiềm tàng từ môi trường
C. Giảm mức độ cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể
D. Giúp loại bỏ những cá thể yếu ra khỏi quần thể
-
Câu 16:
Hiện tượng cá thể tách ra khỏi nhóm nhằm mục đích gì?
A. Làm tăng khả năng cạnh tranh giữa các cá thể
B. Làm tăng mức độ sinh sản
C. Làm giảm nhẹ cạnh tranh giữa các cá thể, hạn chế sự cạn kiệt nguồn thức ăn trong vùng
D. Làm cho nguồn thức ăn cạn kiệt nhanh chóng
-
Câu 17:
Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể sinh vật sẽ dẫn đến điều gì?
A. Số lượng cá thể của quần thể giảm xuống dưới mức tối thiểu
B. Số lượng cá thể của quần thể tăng lên mức tối đa
C. Số lượng cá thể của quần thể duy trì ở mức độ phù hợp với nguồn sống của môi trường
D. Mức độ sinh sản của quần thể giảm, quần thể bị diệt vong
-
Câu 18:
Nếu mật độ của một quần thể sinh vật tăng quá mức tối đa thì dẫn đến điều gì?
A. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong quần thể giảm xuống
C. Sự hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể tăng lên
D. Sự xuất cư của các cá thể trong quần thể giảm tới mức tối thiểu
-
Câu 19:
Điều nào đúng với vai trò của quan hệ hỗ trợ?
A. Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định
B. Khai thác tối ưu nguồn sống của môi trường
C. Làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể
D. Cả ba ý trên
-
Câu 20:
Sự cạnh tranh giữa các cá thể cùng loài sẽ dẫn đến điều gì?
A. Tăng số lượng cá thể của quần thể, tăng cường hiệu quả nhóm
B. Suy thoái quần thể do các cá thể cùng loài tiêu diệt lẫn nhau
C. Tăng mật độ cá thể của quần thể, khai thác tối đa nguồn sống của môi trường
D. Giảm số lượng cá thể của quần thể, đảm bảo cho số lượng cá thể của quần thể tương ứng với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
-
Câu 21:
Tác động nào không phải là tác động của sinh vật trở lại môi trường?
A. Giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái
B. Biến đổi môi trường
C. Tạo nên núi cao, hồ sâu
D. Thay đổi bề mặt Trái đất
-
Câu 22:
Sinh vật có những tác động như thề nào trở lại môi trường?
A. Giảm nhẹ tác động của các nhân tố sinh thái
B. Biến đổi môi trường theo hướng có lợi cho đời sống của mình
C. Làm cho bề mặt hành tinh biến đổi lớn lao
D. Tất cả các ý trên
-
Câu 23:
Một nhà tự nhiên học nghiên cứu quan hệ cạnh tranh giữa các động vật đến sinh sống trên bãi cỏ và nhận thấy rằng một loài chim luôn ngăn cản bướm không hút được mật trên các hoa màu trắng. Điều gì sẽ xảy ra khi các con chim đó rời đi khỏi đồng cỏ?
A. Không có sự thay đổi về ổ sinh thái của bướm
B. Ổ sinh thái của bướm được mở rộng
C. Ổ sinh thái của bướm sẽ bị thu hẹp
D. Lúc đầu ổ sinh thái của bướm mở rộng, sau đó thu hẹp lại
-
Câu 24:
Khi nói về giới hạn sinh thái, phát biểu nào sai?
A. Ngoài giới hạn sinh thái, sinh vật sẽ chết
B. Trong khoảng thuận lợi, sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất
C. Trong khoảng chống chịu của các nhân tố sinh thái, hoạt động sinh lí của sinh vật bị ức chế
D. Giới hạn sinh thái ở tất cả các loài đều giống nhau
-
Câu 25:
Khi nói về các nhân tố sinh thái, điều nào dưới đây không đúng?
A. Cơ thể thường xuyên phải phản ứng tức thời với tổ hợp tác động của nhiều nhân tố sinh thái
B. Các loài sinh vật có phản ứng như nhau với cùng một tác động của một nhân tố sinh thái
C. Khi tác động lên cơ thể, các nhân tố sinh thái có thể thúc đẩy hoặc gây ảnh hưởng trái ngược nhau
D. Các giai đoạn khác nhau của một cơ thể có phản ứng khác nhau trước cùng mọt nhân tố sinh thái
-
Câu 26:
Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ điều gì?
A. Vượn người không có quan hệ họ hàng với người
B. Người và vượn người có chung nguồn gốc
C. Người có nguồn gốc từ vượn người
D. Chúng có quan hệ thân thuộc, gần gũi
-
Câu 27:
Những điểm khác nhau giữa người và vượn người chứng minh điều gì?
A. Tuy phát sinh từ 1 nguồn gốc chung nhưng người và vượn người tiến hoá theo 2 hướng khác nhau
B. Người và vượn người không có quan hệ nguồn gốc
C. Vượn người tiến hóa hơn loài người
D. Người và vượn người có quan hệ gần gũi
-
Câu 28:
Những điểm khác nhau giữa con người và vượn người ngày nay chứng tỏ điều gì?
A. Vượn người ngày nay và con người là hai nhánh phát sinh từ một gốc chung
B. Tổ tiên của vượn người và loài người là các vượn người hoá thạch
C. Vượn người và con người tiến hoá theo hai hướng khác nhau
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 29:
Dạng người vượn hoá thạch sống cách đây bao lâu?
A. 80 vạn đến 1 triệu năm
B. Hơn 5 triệu năm
C. Khoảng 30 triệu năm
D. 5 đến 20 vạn năm
-
Câu 30:
Người cổ Nêanđectan sống cách đây bao lâu?
A. 5 triệu năm
B. 30 triệu năm
C. 80 vạn - 1 triệu năm
D. 5 - 20 vạn năm
-
Câu 31:
Trôi dạt lục địa là hiện tượng như thế nào?
A. Di chuyển của các phiến kiến tạo do sự chuyển động của các lớp dung nham nóng chảy
B. Di chuyển của các lục địa, lúc tách ra lúc thì liên kết lại
C. Liên kết của các lục địa tạo thành siêu lục địa Pangaea
D. Tách ra của các lục địa dẫn đến sự biến đổi mạnh mẽ về khí hậu và sinh vật
-
Câu 32:
Nhận định nào không đúng khi nói về hiện tượng trôi dạt lục địa?
A. Trôi dạt lục địa là do các lớp dung nham nóng chảy bên dưới chuyển động
B. Trôi dạt lục địa là do sự di chuyển của các phiến kiến tạo
C. Cách đây khoảng 180 triệu năm, lục địa đã trôi dạt nhiều lần và làm thay đổi các đại lục, đại dương
D. Hiện nay, các lục địa không còn trôi dạt nữa
-
Câu 33:
Đâu là đặc điểm nổi bật của đại trung sinh?
A. Sự phát triển ưu thế của hạt trần và bò sát
B. Sự xuất hiện thực vật hạt kín
C. Sự xuất hiện bò sát bay và chim
D. Sự xuất hiện thú có nhau thai
-
Câu 34:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới trên Trái Đất, dương xỉ phát triển mạnh ở kỉ nào?
A. Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh
B. Kỉ Jura thuộc đại Trung sinh
C. Kỉ Cacbon (Than đá) thuộc đại Cổ sinh
D. Ki Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh
-
Câu 35:
Trong lịch sử phát triển của sinh giới qua các đại địa chất, bò sát phát sinh ở kì nào?
A. Silua
B. Krêta (Phấn trắng)
C. Đêvôn
D. Than đá (Cacbon)
-
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về sự phát sinh sự sống?
A. Sự hình thành các đại phân tử hữu cơ diễn ra trong môi trường nước
B. Sự hình thành các hợp chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ diễn ra trong môi trường khí quyển nguyên thủy
C. Sự hoàn thiện cơ chế nhân đôi, dịch mã diễn ra khi đã hình thành lớp màng bán thấm
D. Pôlixôm là những giọt có màng bọc lipit và có đặc tính sơ khai của sự sống
-
Câu 37:
Đâu là kết luận không đúng về quá trình tiến hóa của sự sống trên trái đất?
A. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành các tế bào sơ khai và những tế bào sống đầu tiên
B. Tiến hóa tiền sinh học là giai đoạn hình thành nên các tế bào sơ khai sau đó là cơ thể sinh vật nhân sơ đầu tiên
C. Tiến hóa sinh học là giai đoạn tiến hóa từ những tế bào đầu tiên hình thành nên các loài sinh vật như ngày nay
D. Tiến hóa hóa học là giai đoạn hình thành nên các hợp chất hữu cơ từ các chất vô cơ
-
Câu 38:
Tiến hóa hóa học là quá trình như thế nào?
A. Hình thành các hạt côaxecva
B. Xuất hiện cơ chế tự sao
C. Xuất hiện các enzim
D. Tổng hợp các chất hữu cơ từ các chất vô cơ theo phương thức hoá học
-
Câu 39:
Trong giai đoạn tiến hoá hoá học các hợp chất hữu cơ đơn giản và phức tạp được hình thành nhờ đâu?
A. Các nguồn năng lượng tự nhiên
B. Các enzym tổng hợp
C. Sự phức tạp hoá các hợp chất hữu cơ
D. Sự đông tụ của các chất tan trong đại dương nguyên thuỷ
-
Câu 40:
Vì sao ngày nay không còn sự tiến hóa theo phương thức hóa học nữa?
A. Các điều kiện khí hậu ngày nay đã ôn hòa hơn nhiều, không còn tạo ra nhiều chất hữu cơ từ chất vô cơ được
B. Các phân tử hữu cơ không thể tồn tại được trong môi trường nhiều oxi và các sinh vật như ngày này vì chúng sẽ bị phân hủy nhanh chóng
C. Các phân tử chất ngày nay khác với các phân tử chất trong thời kì tiến hóa hóa học
D. Cả A và B đều đúng