Đề thi HK2 môn Sinh học 12 năm 2023-2024
Trường THPT Nguyễn Văn Linh
-
Câu 1:
Nhóm cá thể nào sau đây là một quần thể?
A. Cây trong vườn
B. Cây cỏ ven bờ hồ
C. Cá chép và cá vàng trong bể cá cảnh
D. Đàn cá rô trong ao
-
Câu 2:
Tập hợp sinh vật nào là quần thể sinh vật?
A. Tập hợp cây cỏ đang sống trên đồng cỏ Châu Phi
B. Tập hợp các chép đang sống ở Hồ Tây
C. Tập hợp bướm đang sinh sống trong rừng Cúc Phương
D. Tập hợp chim đang sinh sống trong vườn rừng Quốc Gia Ba Vì
-
Câu 3:
Quan hệ hỗ trợ giữa các cá thể trong quần thể là mối quan hệ nào?
A. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống
B. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài cạnh tranh lẫn nhau trong các hoạt động sống
C. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài ăn lẫn nhau trong các hoạt động sống
D. Là mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài tranh giành lẫn nhau trong các hoạt động sống
-
Câu 4:
Mối quan hệ giữa các cá thể cùng loài hỗ trợ lẫn nhau trong các hoạt động sống là gì?
A. Quan hệ cạnh tranh
B. Quan hệ hỗ trợ
C. Quan hệ đối kháng
D. Quan hệ ức chế - cảm nhiễm
-
Câu 5:
Một quần thể cá chép trong một hồ cá tự nhiên, sau khi khảo sát thì thấy có 10% cá thể ở tuổi trước sinh sản, 40% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 50% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Kết luận nào sau đây là đúng về quần thể này?
A. Quần thể đang có xu hướng tăng số lượng cá thể
B. Quần thể thuộc dạng đang suy thoái
C. Quần thể thuộc dạng đang phát triển
D. Quần thể có cấu trúc tuổi ổn định
-
Câu 6:
Trong điều kiện môi trường thay đổi đột ngột, mức tử vong cao nhất thuộc về tập hợp nhóm tuổi nào trong quần thể?
A. Nhóm tuổi trước và sau sinh sản
B. Nhóm tuổi đang sinh sản vả sau sinh sản
C. Nhóm tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
D. Chỉ có nhóm đang sinh sản
-
Câu 7:
Quần thể cá chép, sau khi khảo sát thì thấy có 15% cá thể ở tuổi trước sinh sản 50% cá thể ở tuổi đang sinh sản, 35% cá thể ở tuổi sau sinh sản. Làm thế nào để trong thời gian tới, tỉ lệ cá thể thuộc nhóm tuổi trước sinh sản sẽ tăng lên?
A. Đánh bắt các cá thể cá chép ở tuổi sau sinh sản
B. Thả vào ao nuôi các cá chép đang ở tuổi sinh sản
C. Thả vào ao nuôi các cá chép ở tuổi đang sinh sản và trước sinh sản
D. Thả vào ao nuôi các cá thể cá chép con
-
Câu 8:
Khi đánh bắt cá tại hồ Ba Bể, người ta bắt được rất nhiều các ở giai đoạn con non. Theo em, ban quản lí hồ nên có quyết định như thế nào để phát triển bền vững nguồn lợi thủy sản?
A. Tăng cường đánh bắt vì quẩn thể đang ổn định
B. Tiếp tục đánh bắt vì quần thể ở trạng thái trẻ
C. Hạn chế đánh bắt vì quần thể sẽ suy thoái
D. Dừng đánh bắt nếu không sẽ bị cạn kiệt tài nguyên
-
Câu 9:
Nhận định nào sai khi nói về mật độ cá thể của quần thể?
A. Mật độ cá thể của quần thể là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể
B. Mật độ cá thể của quần thể ảnh hưởng đến mức độ sử dụng nguồn sống, mức độ tử vong và mức độ sinh sản của các cá thể trong quần thể
C. Mật độ cá thể của quần thể có thể thay đôit theo mùa, năm hoặc tùy theo điều kiện của môi trường sống
D. Mật độ cá thể của quần thể tăng lên quá cao so với sức chứa của môi trường sẽ làm tăng khả năng sinh sản của cá thể trong quần thể
-
Câu 10:
Khi nói về kích thước của quần thể sinh vật, phát biểu nào không đúng?
A. Kích thước của quần thể là khoảng không gian cần thiết để quần thể tồn tại và phát triển
B. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất về số lượng mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường
C. Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần để duy trì và phát triển
D. Kích thước quần thể dao động từ giá trị tối thiểu tới giá trị tối đa và sự dao động này khác nhau giữa các loài
-
Câu 11:
Với 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.
A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800 m2 và có mật độ 34 cá thể / m2
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150 m2 và có mật độ 12 cá thể/ m2
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835 m2 và có mật độ 33 cá thể/ m2
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/ m2
-
Câu 12:
Mức độ sinh sản của quần thể là một trong các nhân tố ảnh hưởng đến kích thước của quần thể sinh vật. Nhân tố này lại phụ thuộc vào một yếu tố, yếu tố nào là quan trọng nhất?
A. Điều kiện thức ăn, nơi ở và khí hậu
B. Tỉ lệ đực/cái của quần thể
C. Số lượng con non của một lứa đẻ
D. Số lứa đẻ của một cá thể cái và tuổi trưởng thành sinh dục của cá thể
-
Câu 13:
Số lượng cá thể của một loài có thể tăng hoặc giảm do sự thay đổi của các nhân tố vô sinh và hữu sinh của môi trường được gọi là hiện tượng gì?
A. Phân bố cá thể
B. Kích thước của quần thể
C. Tăng trưởng của quần thể
D. Biến động số lượng cá thể
-
Câu 14:
Dạng biến động số lượng cá thể nào thuộc dạng không theo chu kỳ?
A. Nhiệt độ tăng đột ngột làm sâu bọ trên đồng cỏ chết hàng loạt
B. Trung bình khoảng 7 năm cá cơm ở vùng biển Peru chết hàng loạt
C. Số lượng tảo trên mặt nước Hồ Gươm tăng cao vào ban ngày, giảm vào ban đêm
D. Muỗi xuất hiện nhiều vào mùa mưa, giảm vào mùa khô
-
Câu 15:
Nhân tố nào sau đây là nhân tố hữu sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Khí hậu
B. Sự cạnh tranh giữa các cá thể trong đàn
C. Lũ lụt
D. Nhiệt độ xuống quá thấp
-
Câu 16:
Đâu là nhân tố vô sinh gây biến động số lượng cá thể của quần thể?
A. Khí hậu
B. Nhiệt độ xuống quá thấp
C. Lũ lụt
D. Cả A, B và C đều đúng
-
Câu 17:
Thành phần nào sau đây không thuộc quần xã?
A. Sinh vật phân giải
B. Sinh vật tiêu thụ
C. Sinh vật sản xuất
D. Xác sinh vật, chất hữu cơ
-
Câu 18:
Khi nói về độ đa dạng của quần xã sinh vật, phát biểu nào đúng?
A. Các quần xã sinh vật khác nhau nhưng có độ đa dạng giống nhau
B. Số lượng loài trong quần xã là một chỉ tiêu biểu thị độ đa dạng của quần xã đó
C. Quần xã có độ đa dạng cao khi có số lượng loài lớn và số cá thể của mỗi loài thấp
D. Mức độ đa dạng của quần xã không biểu thị sự ổn định hay suy thoái của quần xã
-
Câu 19:
Nếu giả sử trong rừng số lượng các loài chim phụ thuộc vào sự phân tầng của thực vật. Khu hệ sinh vật nào sau đây có số lượng loài chim ít nhất?
A. Rừng lá kim
B. Rừng rụng lá ôn đới
C. Rừng mưa nhiệt đới
D. Đồng cỏ ôn đới
-
Câu 20:
Vì sao các loài thường phân bố khác nhau trong không gian, tạo nên theo chiều thẳng đứng hoặc theo chiều ngang?
A. Do hạn chế về nguồn dinh dưỡng
B. Do nhu cầu sống khác nhau
C. Do mối quan hệ hỗ trợ giữa các loài
D. Do mối quan hệ cạnh tranh giữa các loài
-
Câu 21:
Đâu là nguyên nhân bên trong thúc đẩy xảy ra diễn thế sinh thái?
A. Sự cạnh tranh sinh học giữa các loài trong quần xã
B. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài ưu thế trong quần xã
C. Tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
D. Sự sinh sản của các loài trong quần xã
-
Câu 22:
Sự phát triển của quá mạnh dẫn đến tự diệt trong diễn thế sinh thái là của loài nào?
A. Loài đặc trưng
B. Loài thứ yếu
C. Loài chủ chốt
D. Loài ưu thế
-
Câu 23:
Nhận xét nào về diễn thế nguyên sinh không đúng?
A. Trong quá trình diễn thế nguyên sinh các loài có tuổi thọ thấp, kích thước nhỏ thay thế dần các loài có tuổi thọ cao, kích thước lớn
B. Giới hạn của các nhân tố sinh thái ngày càng hẹp, môi trường trở nên ổn định hơn
C. Chuỗi thức ăn ngày càng phức tạp, trong đó chuỗi thức ăn bắt đầu bằng mùn bã hữu cơ ngày càng đóng vai trò quan trọng
D. Số lượng loài trong quần xã ngày càng tăng, số cá thể của mỗi loài ngày càng giảm
-
Câu 24:
Khẳng định nào đúng khi nói về diễn thế?
A. Trong những điều kiện nhất định, diễn thế thứ sinh có thể tạo ra một quần xã ổn định
B. Diễn thế nguyên sinh bắt đầu sau khi một quần xã bị phá hủy hoàn toàn bời thiên tai hoặc con người
C. Động lực chủ yếu của quá trình diễn thế là sự thay đổi của môi trường
D. Hoạt động của con người luôn gây hại cho quá trình diễn thế sinh thái của các quần xã tự nhiên
-
Câu 25:
Đơn vị sinh thái nào bao gồm cả nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh?
A. Quần thể
B. Quần xã
C. Hệ sinh thái
D. Cá thể
-
Câu 26:
Khi nói về thành phần hữu sinh của hệ sinh thái, phát biểu nào là đúng?
A. Thực vật là nhóm sinh vật duy nhất có khả năng tổng hợp chất hữu cơ từ chất vô cơ
B. Tất cả các loài vi khuẩn đều là sinh vật phân giải, chúng có vai trò phân giải các chất hữu cơ thành các chất vô cơ
C. Sinh vật tiêu thụ gồm các động vật ăn thực vật, động vật ăn động vật và các vi khuẩn
D. Nấm là một nhóm sinh vật có khả năng phân giải các chất hữu cơ thành chất vô cơ
-
Câu 27:
Hệ sinh thái nào có sức sản xuất thấp nhất?
A. Vùng nước khơi đại dương
B. Hệ cửa sông
C. Đồng cỏ nhiệt đới
D. Rừng lá kim phương Bắc
-
Câu 28:
Hệ sinh thái nào có sức sản xuất cao nhất?
A. Rừng ngập mặn ven biển
B. Rừng nhiệt đới ẩm
C. Đồng cỏ nhiệt đới
D. Rừng lá kim phương Bắc
-
Câu 29:
Thế nào là chuỗi thức ăn?
A. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau
B. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nơi ở với nhau
C. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật có cùng nguồn thức ăn với nhau
D. Là một dãy gồm nhiều loài sinh vật không cùng nguồn thức ăn với nhau
-
Câu 30:
Nhận định nào là đúng khi nói về chuỗi thức ăn và lưới thức ăn trong quần xã sinh vật?
A. Trong một quần xã sinh vật, mỗi loài chỉ có thể tham gia vào một chuỗi thức ăn nhất định
B. Trong một lưới thức ăn, một sinh vật tiêu thụ có thể được xếp vào nhiều bậc dinh dưỡng khác nhau
C. Trong một lưới thức ăn, mỗi bậc dinh dưỡng thường chỉ có một loài sinh vật
D. Quần xã càng đa dạng về thành phần loài, thì lưới thức ăn càng đơn giản
-
Câu 31:
Phát biểu nào sau đây mô tả về chuỗi thức ăn là không đúng?
A. Chuỗi thức ăn thường không bao gồm quá 7 loài sinh vật
B. Năng lượng qua các bậc dinh dưỡng giảm nhanh
C. Các loài trong một chuỗi thức ăn có quan hệ với nhau về dinh dưỡng
D. Tất cả chuỗi thức ăn đều bắt đầu bằng sinh vật sản xuất
-
Câu 32:
Khi nói về bậc dinh dưỡng của lưới thức ăn, kết luận nào là đúng?
A. Bậc dinh dưỡng cấp 1 là tất cả các loài động vật ăn thực vật
B. Bậc dinh dưỡng cấp 3 là tất cả các động vật ăn thịt và động vật ăn cỏ bậc cao
C. Bậc dinh dưỡng cấp 2 gồm tất cả các loài động vật ăn sinh vật sản xuất
D. Bậc dinh dưỡng cấp cao nhất là nhóm sinh vật đầu tiên của mỗi chuỗi thức ăn, nó đóng vai trò khởi đầu một chuỗi thức ăn mới
-
Câu 33:
Chu trình sinh địa hóa là chu trình trao đổi của các yếu tố nào?
A. Các chất trong tự nhiên từ môi trường vào quần xã và ngược lại
B. Các hợp chất hữu cơ cần thiết cho sự sống trong tự nhiên
C. Vật chất giữa các quần thể sinh vật trong một quần xã với nhau
D. Vật chất giữa các quần xã sinh vật với nhau
-
Câu 34:
Khi nói về chu trình sinh địa hóa nitơ, phát biểu nào không đúng?
A. Vi khuẩn phản nitrat hóa có thể phân hủy nitrat (NO3-) thành nitơ phân tử (N2)
B. Một số loài vi khuẩn, vi khuẩn lam có khả năng cố định nitơ từ không khí
C. Thực vật hấp thụ nitơ dưới dạng muối, như muối amôni (NH4+), nitrat (NO3-)
D. Động vật có xương sống có thể hấp thu nhiều nguồn nitơ như muối amôni (NH4+)
-
Câu 35:
Trong chu trình nitơ, vi khuẩn nitrat hóa có vai trò gì?
A. Chuyển hóa NH4+ thành NO3-
B. Chuyển hóa N2 thành NH4+
C. Chuyển hóa NO3- thành NH4+
D. Chuyển hóa NO2- thành NO3-
-
Câu 36:
Trong chu trình sinh địa hóa, nhóm sinh vật nào trong số các nhóm sinh vật sau đây có khả năng biến đổi nitơ ở dạng NO3- thành nitơ ở dạng NH4+?
A. Thực vật tự dưỡng
B. Động vật đa bào
C. Vi khuẩn cố định nitơ trong đất
D. Vi khuẩn phản nitrat hóa
-
Câu 37:
Phát biểu nào là đúng về dòng năng lượng trong một hệ sinh thái?
A. Có thể được chuyển đổi từ dạng năng lượng này sang dạng năng lượng khác
B. Tạo thành chu kì trong hệ sinh thái, được sử dụng lại liên tục
C. Ít phụ thuộc vào nguồn năng lượng mặt trời
D. Tạo thành dòng qua hệ sinh thái, mức độ tiêu hao ít dần qua các bậc dinh dưỡng
-
Câu 38:
Đặc điểm nào là đúng khi nói về dòng năng lượng trong hệ sinh thái?
A. Sinh vật đóng vai trò quan trọng nhất trong việc truyền năng lượng từ môi trường vô sinh vào chu trình dinh dưỡng là các sinh vật phân giải như vi khuẩn, nấm
B. Năng lượng truyền trong hệ sinh thái theo chu trình tuần hoàn và được sử dụng trở lại
C. Ở mỗi bậc dinh dưỡng, phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp, tạo nhiệt, chất thải, … chỉ có khoảng 10% năng lượng truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn
D. Trong hệ sinh thái, năng lượng được truyền một chiều từ sinh vật qua các bậc dinh dưỡng tới sinh vật sản xuất rồi trở lại môi trường
-
Câu 39:
Khoảng bao nhiêu kg sinh vật ăn thịt có thể được tạo ra bằng một khu cánh đồng chứa 1000 kg thức ăn thực vật nếu hiệu suất sinh thái chỉ khoảng 10%?
A. 10000
B. 1000
C. 100
D. 10
-
Câu 40:
Nếu giả sử năng lượng đồng hóa của các sinh vật dị dưỡng trong một chuỗi thức ăn như sau:
Sinh vật tiêu thụ bậc 1: 1 500 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 2: 180 000 Kcal.
Sinh vật tiêu thụ bậc 3: 18 000 Kcal
Sinh vật tiêu thụ bậc 4: 1 620 Kcal
Hiệu suất sinh thái giữa bậc dinh dưỡng cấp 3 với bậc dinh dưỡng cấp 2 và giữa bậc dinh dưỡng cấp 4 với bậc dinh dưỡng cấp 3 trong chuỗi thức ăn trên lần lượt là:
A. 9% và 10%
B. 12% và 10%
C. 10% và 12%
D. 12% và 9%