350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Các tế bào thực bào chỉ tham gia vào các đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu?
A. đúng
B. sai
-
Câu 2:
Hiện tượng thực bào là một hình thức đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu, nhưng có thể tham gia trực tiếp trong cơ chế đáp ứng miễn dịch tế bào đặc hiệu?
A. đúng
B. sai
-
Câu 3:
SAT (sử dụng trong dự phòng bệnh uốn ván) là một loại vacxin?
A. đúng
B. sai
-
Câu 4:
Kháng thể tự nhiên chống kháng nguyên hồng cầu hệ nhóm máu ABO chủ yếu là IgG?
A. đúng
B. sai
-
Câu 5:
Kháng thể IgE là kháng thể không có lợi đối với cơ thể, vì lớp kháng thể này gây ra hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì)?
A. đúng
B. sai
-
Câu 6:
Trong số các lớp kháng thể ở phụ nữ có thai, chỉ có các kháng thể IgG và IgM từ cơ thể mẹ đi qua được màng rau thai vào cơ thể thai nhi?
A. đúng
B. sai
-
Câu 7:
Kháng thể có bản chất là globulin, chỉ có mặt trong huyết thanh?
A. đúng
B. sai
-
Câu 8:
Lympho bào B là tế bào sản xuất kháng thể?
A. đúng
B. sai
-
Câu 9:
Lympho bào T có thể nhận diện quyết định kháng nguyên ngay trên bề mặt tế bào vi khuẩn khi vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể?
A. đúng
B. sai
-
Câu 10:
Trong những quá trình sau đây, quá trình nào có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự hợp tác giữa lympho bào B và lympho bào T:
A. sự biệt hóa của lympho bào
B. thành tế bào plasma
C. hiện tượng quá mẫn muộn
D. gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện
-
Câu 11:
Trong những hiện tượng hoặc quá trình dưới đây, hiện tượng hoặc quá trình nào có thể có sự tham gia trực tiếp của kháng thể:
A. hiện tượng thực bào
B. hiệu quả ADCC
C. quá mẫn tức thi
D. Tất cả đáp án trên
-
Câu 12:
Trong phản ứng kết tủa trên gel thạch Ouchterlony:
A. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán (di chuyển) đồng thời trên gel thạch và theo hướng ngược chiều nhau
B. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán đồng thời trên gel thạch và theo tất cả mọi hướng
C. chỉ có kháng nguyên khuếch tán trên gel thạch; kháng thể không khuếch tán
D. chỉ có kháng thể khuếch tán trên gel thạch; kháng nguyên không khuếch tán
-
Câu 13:
Trong phản ứng kết tủa trên gel thạch Mancini:
A. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán (di chuyển) đồng thời trên gel thạch và theo hai hướng ngược nhau
B. kháng nguyên và kháng thể khuếch tán đồng thời trên gel thạch và theo tất cả mọi hướng
C. chỉ có kháng nguyên khuếch tán trên gel thạch; kháng thể không khuếch tán
D. chỉ có kháng thể khuếch tán trên gel thạch; kháng nguyên không khuếch tán
-
Câu 14:
Trong những quá trình sau đây, quá trình nào có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp của sự hợp tác giữa lympho bào và đại thực bào:
A. gây độc tế bào do lympho bào Tc thực hiện
B. sự biệt hóa của lympho bào B thành tế bào plasma
C. quá trình thực bào
D. hiện tượng dị ứng (quá mẫn tức thì)
-
Câu 15:
Lympho bào T gây độc:
A. mang kháng nguyên CD3
B. mang kháng nguyên CD8
C. có khả năng gây độc trực tiếp tế bào đích
D. tất cả đều đúng
-
Câu 16:
Sự nhận diện quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên của lympho bào T:
A. chịu sự giới hạn của kháng nguyên phù hợp tổ chức lớp I
B. chịu sự giới hạn của kháng nguyên phù hợp tổ chức lớp II
C. thông qua vai trò trung gian của kháng thể đặc hiệu với quyết định kháng nguyên
D. tất cả đáp án trên đều đúng
-
Câu 17:
Đặc điểm của tế bào trình diện kháng nguyên:
A. nhất thiết phải là những tế bào thực bào
B. nhất thiết phải có thụ thể giành cho kháng nguyên trên bề mặt
C. có kháng nguyên phù hợp tổ chức lớp II trên bề mặt
D. cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 18:
Sự nhận diện kháng nguyên của lympho bào T diễn ra như sau:
A. diễn ra trực tiếp, ngay trên phân tử kháng nguyên
B. diễn ra trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên; lympho bào T nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên bị “gắn” trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. tế bào trình diện kháng nguyên thâu tóm, nuốt và “xử lý” kháng nguyên thành các quyết định kháng nguyên, sau đó “đào thải” các quyết định kháng nguyên này ra khỏi tế bào trình diện kháng nguyên cho lympho bào T đến nhận diện
D. lympho bào T nhận diện các quyết định kháng nguyên khi chúng nằm trên bề mặt của một tế bào
-
Câu 19:
Lympho bào B sau khi tương tác với kháng nguyên và có sự hợp tác của lympho bào T hỗ trợ sẽ:
A. hoạt hoá, tiếp đó sẽ sản xuất kháng thể để phản ứng với kháng nguyên B. hoạt hoá, biệt hoá thành tế bào plasma (tế bào tiết kháng thể); tiếp đó các tế bào plasma phân chia và tạo thành một tập hợp tế bào plasma giống nhau để sản xuất kháng thể
B. hoạt hoá, phân chia và tạo thành một tập hợp lympho bào
C. giống nhau; tiếp đó một số lympho bào B này biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể, sô còn lại thực hiện chức năng khác
D. hoạt hoá, phân chia và tạo thành một tập hợp lympho bào B giống nhau; tiếp đó tất cả các lympho bào B này biệt hoá thành tế bào plasma để sản xuất kháng thể
-
Câu 20:
Hoạt động của kháng thể opsonin hóa:
A. là đặc hiệu, vì bản chất của hoạt động này là sự kết hợp kháng nguyên - kháng thể
B. là không đặc hiệu, vì kháng thể opsonin hoá có thể kết hợp với nhiều vật lạ khác nhau
C. là không đặc hiệu, vì hoạt động này tham gia vào hiện tượng thực bào, một cơ chế đáp ứng miễn dịch không đặc hiệu
D. là không đặc hiệu, vì kháng thể opsonin hoá có thể gắn lên nhiều loại tế bào thực bào khác nhau
-
Câu 21:
Trạng thái miễn dịch được tạo ra sau tiêm hoặc cho uống vacxin là trạng thái miễn dịch:
A. chủ động
B. thụ động, nhân tạo
C. vay mượn, nhân tạo
D. tự nhiên
-
Câu 22:
Truyền các lympho bào B từ một con vật đã mẫn cảm với một kháng nguyên nào đó cho một con vật khác đồng gien (để tạo ra kháng thể chống kháng nguyên đó ở cơ thể con vật được nhận tế bào) là tạo ra trạng thái miễn dịch gì?
A. thụ động, nhân tạo
B. chủ động, nhân tạo
C. vay mượn
D. tự nhiên
-
Câu 23:
Kháng thể bề mặt lympho bào B người đóng vai trò:
A. là thụ thể giành cho kháng nguyên của lympho bào B
B. là vị trí tương tác trực tiếp của lympho bào B với lympho bào T
C. là vị trí để lympho bào B trình diện kháng nguyên
D. bảo vệ lympho bào B
-
Câu 24:
Các phân tử kháng thể bề mặt lympho bào B trưởng thành ở người:
A. giống nhau hoàn toàn trên một lympho bào B
B. có thể khác nhau trên cùng một lympho bào B
C. chủ yếu thuộc lớp IgG và IgA
D. chủ yếu thuộc lớp IgA và IgE
-
Câu 25:
Lympho bào T trưởng thành ở người có thể có các dấu ấn bề mặt nào:
A. CD2
B. CD3
C. CD8
D. Tất cả đều đúng