350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Biểu hiện của suy giảm MD qua trung gian tế bào:
A. Số lượng lympho T giảm
B. Dễ bị các bệnh do các yếu tố gây bệnh hoạt động trong tế bào: nhiễm virus, ung thư,..
C. Số lượng và chất lượng lympo T giảm
D. Chất lượng lympho T giảm : test bì, khả năng chuyện dạng non…giảm
-
Câu 2:
Hiện tượng được phát hiện sớm về MD qua trung gian tế bào:
A. Hiện tượng Kock
B. Phản ứng bì Mantoux (PPD)
C. Thải mảnh ghép dị gen..
D. Ung thư dạng lympho
-
Câu 3:
Đáp ứng MD tế bào thường gặp khi bị:
A. Nhiễm virus
B. Nhiễm nấm
C. Nhiễm hóa chất
D. Bệnh do yếu tố gây bệnh hoạt động trong tế bào
-
Câu 4:
Tế bào thường đóng vai trò chính trong phản ứng bì với PPD:
A. Đại thực bào
B. Bạch cầu hạt trung tính
C. Lympho bào
D. Bạch cầu ái toan
-
Câu 5:
Hiện tượng mảnh ghép chống túc chủ khi:
A. Người nhận mảnh ghép có khả năng thải ghép (MD tế bào tốt)
B. .Mảnh ghép được ghép qua đường máu
C. Trong mảnh ghép chứa nhiều tế bào có thẩm quyền MD
D. Có tỷ lệ KN không hòa hợp mô cao giữa người cho và người nhận
-
Câu 6:
Tế bào tiết cytokine nhiều hơn cả:
A. Lympho B
B. Đại thực bào
C. Tế bào T hoạt hóa
D. Dưỡng bào (mastocyte)
-
Câu 7:
Nơi sản sinh dòng lympho B (cơ quan trung ương của lympho B):
A. Hạch bạch huyết (hạch lympho)
B. Lách
C. Hệ thống hạch lympho ở họng, ở ruột
D. Tủy xương
-
Câu 8:
Thụ thể trên bề mặt lympho B giúp B tiếp nhận kháng nguyên:
A. MHClớp I
B. MHC lớp II
C. BCR (sIg)
D. Thụ thể với Fc
-
Câu 9:
Thụ thể giúp lympho B phân chia, biệt hóa:
A. Thụ thể IL-4: BCGF(B cell growth factor)
B. Thụ thể IL-5, IL-6: BCDF (B cell differenciation factor)
C. Thụ thể với kháng nguyên
D. BCGF , BCDF
-
Câu 10:
Chức năng chính của Fab:
A. Là kháng thể đơn hóa trị chỉ gắn được với mộtkháng thể tương ứng
B. Gắn lên bề mặt bạch cầu qua thụ thể tương ứng
C. Không gây phản ứng phụ khi gắn với kháng nguyên
D. Bất hoạt kháng nguyên
-
Câu 11:
Chức năng chủ yếu của Fc:
A. Hoạt hóa bổ thể nhờ có thụ thể gắn bổ thể
B. Không trực tiếp trong phản ứng kết hợp với kháng nguyên
C. Hoạt hóa được một số tế bào MD
D. Chủ yếu là A và B
-
Câu 12:
Ig có ái tính gắn lên tế bào dưỡng bào (mastocyte):
A. IgG
B. IgM
C. IgE
D. Tất cả 5 lớp Ig
-
Câu 13:
Globulin miễn dịch (Ig) được chia thành mấy lớp chính:
A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp
-
Câu 14:
Globulin miễn dịch (Ig) được chia thành mấy lớp chính:
A. 2 lớp
B. 3 lớp
C. 4 lớp
D. 5 lớp
-
Câu 15:
Mảnh của Ig gây được phản ứng kết tủa và ngưng kết miễn dịch:
A. Fab
B. F(ab’)2
C. Fc
D. Cả Fab và F(ab’)2
-
Câu 16:
Chức năng sinh học chinh của IgG:
A. Hoạt hóa bổ thể
B. Có thụ thể gắn được trên một số té bào MD: đại thực bào, dưỡng bào, bạch cầu, tiểu cầu, NK…
C. Là kháng thể có vai trò chống vi khuẩn, virus, protein, hapten. Độc tố vi khuẩn
D. Trung hòa chất độc
-
Câu 17:
Chức năng sinh học của globulin miễn dịch (Ig):
A. Kết hợp đặc hiệu với kháng nguyên
B. Hoạt hóa bổ thể
C. Hoạt hóa nhiều tế bào miễn dịch
D. Kết hợp các chức năng trên
-
Câu 18:
Nơi sản xuất bổ thể chủ yếu của cơ thể:
A. Gan
B. Tế bào biểu mô đường tiêu hóa
C. Tế bào biểu mô đường tiết niệu
D. A,B và C
-
Câu 19:
Con đường hoạt hóa bổ thể chủ yếu ở người:
A. Đường cổ điển
B. Đường cạnh Alternative
C. Đường lectin gắn mannose
D. Đường cổ điển và đường Alternative
-
Câu 20:
Tác nhân gây hoạt hóa bổ thể phổ biến và mạnh nhất:
A. Phức hợp kháng nguyên-kháng thể: KN-KT
B. IgG,IgM dạng vón tụ
C. Một số vi khuẩn, độc tố vi khuẩn, virus, nấm
D. Plasmin. Thrombin, protein phản ứng C (CRP)
-
Câu 21:
Hoạt hóa bổ thể theo đường cổ điển thường:
A. 2 bước
B. 3 bước
C. 4 bước
D. 5 bước
-
Câu 22:
Tác nhân hoạt hóa đường Alternative:
A. Bè mặt vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-)
B. Virus, ký sinh trùng, nấm
C. Polysaccharid tự nhiên: Zymosan
D. Một số chất cao phân tử: màng lọc thận nhân tạo, thuốc cản quang chứa iod E.IgA vón tụ
-
Câu 23:
Bản chất hiện tượng opsonin hóa các đối tượng thực bào:
A. Hóa hướng động tế bào thực bào đến
B. Được gắn thêm bổ thể vào phức hợp KN-KT
C. Được bổ sung thêm IgM
D. Được bổ sung thêm IgG
-
Câu 24:
Tính chất của các sản phẩm tạo ra trong quá trình hoạt hóa bổ thể:
A. Sản phẩm tạo ra đều có tính enzym (protease)
B. Mảnh a(thải ramôi trường) bé hơn mảnh b (mảnh gắn vào hệ thống)
C. Chỉ có một số thành phần bổ thể phân cắt trong quá trình hoạt hóa
D. Chỉ có một số sản phẩm tạo ra trong quá trình hoạt hóa có tính chất enzym
-
Câu 25:
Chức năng sinh học quan trọng số 1 của bổ thể:
A. Ly giải (lyse: làm tan) tế bào mang kháng nguyên
B. Opsonin hóa
C. Xử lý phức hợp miễn dịch (KN-KT)
D. Hình thành phản ứng viêm