350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
-
Câu 1:
Kết quả test tuberculin dương tính chứng tỏ rằng:
A. bệnh nhân đã hoặc đang bị mắc bệnh lao
B. bệnh nhân đang mang vi khuẩn lao
C. bệnh nhân đã mẫn cảm với vi khuẩn lao
D. bệnh nhân chưa sử dụng thuốc chống lao bao giơ
-
Câu 2:
µ2ê2, µ2ë2 là cấu trúc của kháng thể thuộc lớp:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
-
Câu 3:
Người nhiễm HIV/AIDS thường có các biểu hiện của:
A. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, vì các lympho bào B bị tấn công bởi HIV
B. suy giảm đáp ứng tạo kháng thể, mặc dù HIV không tấn công lympho bào B
C. suy giảm đáp ứng miễn dịch qua trung gian tế bào, nhưng khả năng đáp ứng tạo kháng thể vẫn bình thường vì HIV không tấn công các lympho bào B
D. Cả 3 lựa chọn trên đều sai
-
Câu 4:
Bản chất của test tuberculin là:
A. phát hiện sự sản xuất kháng thể kháng vi khuẩn lao ở cơ thể túc chủ (cơ thể được làm test) khi thử thách với kháng nguyên PPD
B. phát hiện sự sản xuất lymphokin ở cơ thể túc chủ khi thử thách với kháng nguyên PPD
C. phát hiện sự kết hợp của kháng nguyên PPD với kháng thể kháng vi khuẩn lao được hình thành từ trước trong cơ thể túc chủ
D. phát hiện khả năng sản xuất kháng thể nói chung ở cơ thể túc chu
-
Câu 5:
Tế bào dưỡng bào (Mastocyte):
A. Có nguồn gốc từ tủy xương
B. Nơi cư trú ngoài mạch máu
C. Vai trò gây quá mẫn
D. Có tỷ lệ rất ít trong tổng số bạch cầu chung
-
Câu 6:
Đặc điểm của tế bào trình diện kháng nguyên:
A. nhất thiết phải là những tế bào thực bào
B. nhất thiết phải có thụ thể giành cho kháng nguyên trên bề mặt
C. có kháng nguyên phù hợp tổ chức lớp II trên bề mặt
D. cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 7:
Chức năng của lympho bào B trong đáp ứng miễn dịch bao gồm:
A. biệt hoá thành tế bào B trí nhớ miễn dịch (memory B cell)
B. sản xuất kháng thể
C. sản xuất bổ thê
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 8:
Trạng thái miễn dịch ở trẻ sơ sinh:
A. chỉ là miễn dịch thụ động, có được do kháng thể từ người mẹ chuyển sang cơ thể thai nhi trong thời kỳ bào thai
B. có thể bao gồm cả miễn dịch chủ động và thụ động
C. là miễn dịch vay mượn, sau đó dần dần được thay thế bằng miễn dịch chủ động
D. bao gồm cả 3 trạng thái miễn dịch chủ động, thụ động và vay mượn
-
Câu 9:
Sự xuất hiện các “tâm điểm mầm” trong các nang lympho của hạch lympho thể hiện rằng:
A. hạch lympho đó có biểu hiện bất thường bệnh lý, cần có biện pháp điều trị thích hợp
B. tại hạch lympho đang diễn ra một đáp ứng miễn dịch
C. hạch lympho đó bị nhiễm khuẩn
D. Cả 3 lựa chọn trên đều đúng
-
Câu 10:
Trong các kháng thể sau đây, kháng thể nào có khả năng cố định bổ thể mạnh nhất:
A. IgG
B. IgM
C. IgA tiết
D. IgA huyết thanh
-
Câu 11:
Xử lý phân tử kháng thể bằng enzym papain có thể:
A. tạo ra hai mãnh Fab và một mãnh Fc
B. tạo ra một mãnh F(ab/ )2 và một mãnh Fc/
C. tách được thành bốn chuỗi polypeptid riêng
D. tách được cặp hai chuỗi nặng riêng và cặp hai chuỗi nhẹ riêng
-
Câu 12:
Mảnh của Ig gây được phản ứng kết tủa và ngưng kết miễn dịch:
A. Fab
B. F(ab’)2
C. Fc
D. Cả Fab và F(ab’)2
-
Câu 13:
Phản ứng quá mẫn xảy ra trong phản ứng tuberculin thuộc:
A. Typ I: Quá mẫn kiểu phản vệ
B. Typ II: Quá mẫn độc tế bào
C. Typ III: Quá mẫn do phức hợp miễn dịch
D. Typ IV: Quá mẫn trung gian tế bào
-
Câu 14:
Người chưa từng nhiễm vi khuẩn lao, khi tiến hành test tuberculin:
A. chắc chắn cho kết quả âm tính
B. có thể cho kết quả dương tính
C. có thể cho kết quả dương tính mạnh
D. cả 3 lựa chọn trên đều sai
-
Câu 15:
Lympho bào B có thể nhận diện kháng nguyên như thế nào:
A. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên (chưa được “xử lý” bởi tế bào nào khác của cơ thể) ngay cả khi lympho bào B lưu hành trong máu ngoại vi
B. nhận diện kháng nguyên dưới dạng các quyết định kháng nguyên trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên, quá trình này diễn ra tại các cơ quan lympho ngoại vi (hạch lympho, lách)
D. nhận diện kháng nguyên với sự hỗ trợ của lympho bào TH (T hỗ trợ)
-
Câu 16:
Một phân tử IgM hoàn chỉnh trong huyết thanh cấu tạo bởi bao nhiêu chuỗi polypeptide:
A. 4
B. 5
C. 10
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 17:
Tế bào đóng vai trò chính trong quá mẫn typ I:
A. Bạch cầu ái kiềm
B. Bạch cầu ái toan
C. Dưỡng bào (mastocyte)
D. Bạch cầu ái kiềm và dưỡng bào
-
Câu 18:
Tác nhân hoạt hóa đường Alternative:
A. Bè mặt vi khuẩn gram (+), vi khuẩn gram (-)
B. Virus, ký sinh trùng, nấm
C. Polysaccharid tự nhiên: Zymosan
D. Một số chất cao phân tử: màng lọc thận nhân tạo, thuốc cản quang chứa iod E.IgA vón tụ
-
Câu 19:
Cơ chế quá mẫn typ III:
A. Lắng đọng phức hợp MD (KN-KT)
B. Các mảnh C3a, C5a giải phóng ra khi bổ thể được phức hợp MD hoạt hóa
C. Phức hợp MD hoạt hóa hệ thống đông máu.hệ thống kinin
D. Hình thành phản ứng viêm do phức hợp MD lắng đọng
-
Câu 20:
Sữa mẹ có chứa kháng thể IgA tiết?
A. đúng
B. sai
-
Câu 21:
Ba vùng quyết định tính bổ cứu (CDR) của chuỗi nặng kết hợp với ba CDR của chuỗi nhẹ tạo thành:
A. mãnh Fab
B. mãnh F(ab/ )2
C. vùng thay đổi
D. paratop
-
Câu 22:
Trong đáp ứng miễn dịch thứ phát, kháng thể được tạo ra chủ yếu thuộc lớp:
A. IgG
B. IgA
C. IgM
D. IgD
-
Câu 23:
Trong hệ thống nhóm máu ABO của người có các kháng nguyên sau:
A. kháng nguyên A
B. kháng nguyên O
C. kháng nguyên AB
D. tất cả các kháng nguyên kể trên
-
Câu 24:
Sự nhận diện kháng nguyên của lympho bào T diễn ra như sau:
A. diễn ra trực tiếp, ngay trên phân tử kháng nguyên
B. diễn ra trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên; lympho bào T nhận diện toàn bộ phân tử kháng nguyên bị “gắn” trên bề mặt tế bào trình diện kháng nguyên
C. tế bào trình diện kháng nguyên thâu tóm, nuốt và “xử lý” kháng nguyên thành các quyết định kháng nguyên, sau đó “đào thải” các quyết định kháng nguyên này ra khỏi tế bào trình diện kháng nguyên cho lympho bào T đến nhận diện
D. lympho bào T nhận diện các quyết định kháng nguyên khi chúng nằm trên bề mặt của một tế bào
-
Câu 25:
Vị trí kháng thể gắn với kháng nguyên nằm tại:
A. vùng CH1
B. vùng CH2
C. vùng CH3
D. mãnh Fab