350 câu trắc nghiệm Miễn dịch học
Với hơn 350 câu trắc nghiệm ôn thi Miễn dịch học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề xoay quanh những kiến thức về sự bảo vệ của cơ thể chống lại các đại phân tử ngoại lai hoặc vi sinh vật xâm nhập và những đáp ứng của cơ thể với chúng; Các tác nhân xâm nhập bao gồm virut, vi khuẩn, đơn bào hoặc các ký sinh trùng lớn hơn.... Ngoài ra, cơ thể có thể sinh ra các đáp ứng miễn dịch chống lại những protein của bản thân Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/20 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Tế bào dưỡng bào (Mastocyte):
A. Có nguồn gốc từ tủy xương
B. Nơi cư trú ngoài mạch máu
C. Vai trò gây quá mẫn
D. Có tỷ lệ rất ít trong tổng số bạch cầu chung
-
Câu 2:
Phụ nhóm lympho bào có vai trò nhạc trưởng trong dàn nhạc miễn dịch:
A. Tc
B. TDTH
C. Th
D. Ts
-
Câu 3:
Tác dụng chính của các hoạt chất giải phóng từ bạch cầu ái kiềm và tế bào dưỡng bào (Mastocyte):
A. Co cơ trơn
B. Gây tăng tính thấm thành mạch
C. Tăng tiết dịch nhầy niêm mạc, hóa hướng động bạch cầu.
D. Đúng với cả A,B,C
-
Câu 4:
Dị nguyên nào sau đây thuộc dị nguyên nội sinh:
A. Phấn hoa
B. Bụi nhà
C. Tế bào bệnh lý trong cơ thể
D. Biểu bì lông súc vật
-
Câu 5:
Đặc điểm nào của lympho bào B có vai trò quan trọng trong miễn dịch:
A. Có sIg bề mặt có vai trò nhận biết kháng nguyên
B. Có thụ thể với virus Epstein Barr (EBV)
C. Có thụ thể đặc hiệu với Fc Ig
D. Có thụ thể với C3d bổ thể
-
Câu 6:
Tham gia vào cơ chế hen phế quản:
A. Chỉ do chất hóa học trung gian
B. Chỉ các tế bào đại thực bào
C. Nhiều loại tế bào, chất hóa học trung gian
D. Tế bào bạch cầu ưa base
-
Câu 7:
Biểu hiện tắc nghẽn đường thở trong hen có điểm nổi bật:
A. Khò khè, khó thở, nặng ngực, ho tái đi tái lại
B. Khò khè, khó thở, nặng ngực, ho thường xuyên
C. Khò khè, khó thở, nặng ngực, ho khi tiếp xúc kháng thể
D. Khó thở từng cơn
-
Câu 8:
Chức năng chủ yếu của tế bào diệt tự nhiên (NK) trong MD bẩm sinh..
A. Ngăn chặn sự di căn của tế bào ung thư
B. Ngăn không cho virus xâm nhập vào tế bào lành
C. Ức chế sự nhân lên của virus trong tế bào chủ
D. Diệt tự nhiên tế bào nhiễm các loại virus khác nhau, các tế bào ung thư
-
Câu 9:
Việc đầu tiên cần làm khi nghi ngờ có sốc phản vệ xảy ra:
A. Dùng ngay Adrenalin
B. Đánh giá nhanh về hô hấp, tuần hoàn và toàn trạng bệnh nhân
C. Khám chuyên khoa
D. Đặt ngay đường truyền tĩnh mạch
-
Câu 10:
Tế bào tiết cytokine quan trọng nhất:
A. Lympho bào B
B. Đại thực bào
C. Lympho bào T hoạt hóa
D. Bạch cầu hạt trung tính
-
Câu 11:
Những loại nấm nào sau đây có tính kháng nguyên mạnh:
A. Aspergilus
B. Pempugus
C. Mạt bụi nhà
D. Con bọ nhà
-
Câu 12:
Cơ chế bệnh sinh chính trong hen phế quản:
A. Viêm mạn tính phế quản
B. Tăng tính phản ứng của cơ thể
C. Sự xâm nhập của dị nguyên
D. Sự tham gia các tế bào viêm
-
Câu 13:
Đường vào của KN có hiệu quả tốt nhất khi gây mẫn cảm cho động vật:
A. Qua niêm mạc đường hô hấp, niêm mạc tiêu hóa
B. Qua khớp, qua phúc mạc
C. Qua đường máu
D. Tùy động vật, phối hợp các đường trên
-
Câu 14:
Nguyên nhân quan trọng gây hen phế quản:
A. Yếu tố di truyền
B. Cơ địa dị ứng
C. Dị nguyên
D. Nhiễm khuẩn
-
Câu 15:
Tiếp xúc lần đầu với kháng nguyên thường xẩy ra hiện tượng:
A. Có thể gây ra đáp ứng MD tự nhiên (bẩm sinh, không đắc hiệu)
B. Có thể gây ra đáp ứng MD thu được (đặc hiệu)
C. Có thể để lại phản ứng nhớ MD
D. Có thể gây ra cả ba hiện tượng A,B.C tùy loại kháng nguyên..
-
Câu 16:
Dị nguyên có đặc điểm:
A. Là những chất có tính kháng nguyên
B. Khi vào cơ thể luôn sinh ra các kháng thể dị ứng
C. Những chất có tính đặc hiệu
D. Chủ yếu là những hapten
-
Câu 17:
Đặc tính kháng nguyên:
A. Không phụ thuộc vào trọng lượng phân tử
B. Phụ thuốc tính lạ của dị nguyên đối với cơ thể nhận
C. Không phụ thuộc vào bản chất kháng nguyên
D. Phụ thuốc thời gian tiếp xúc với cơ thể
-
Câu 18:
Chất có tính kháng nguyên mạnh:
A. Chất mang nhiều epitop cùng loại lặp đi lặp lại
B. Chất phân hủy chậm, tồn tại lâu trong cơ thể nhận
C. Chất có cấu trúc hóa học phức tạp
D. Chất có nhiều epitop khác nhau cùng có mặt trên kháng nguyên đó
-
Câu 19:
Yếu tố quan trọng kích phát cơn HPQ:
A. Yếu tố di truyền
B. Cơ địa dị ứng
C. Dị nguyên
D. Nhiễm khuẩn
-
Câu 20:
Loại thuốc nào sau đây hay gây khởi phát hen phế quản hơn cả:
A. Kháng histamin
B. Aspirin
C. Thuốc gây tê
D. Thuốc giảm đau NSAID
-
Câu 21:
Điều trị nào sau đây phù hợp nhất khi dùng Corticoid trong điều trị mày đay:
A. Dùng Corticoid liều cao
B. Dùng Corticoid đường toàn thân ngắn ngày
C. Dùng Corticoid kéo dài
D. Dùng Corticoid dạng bôi
-
Câu 22:
Tính đặc hiệu của kháng nguyên chủ yếu do:
A. Kháng nguyên nào thì chỉ kết hợp đặc hiệu với kháng thể tương ứng do nó tạo ra
B. Do thụ thể TCR của lympho T và thụ thể BCR của lympho B
C. Do epitop trên kháng nguyên tương ứng với paratop đặc hiệu trên kháng thể
D. Tính đặc hiệu của kháng nguyên là nghiêm ngặt
-
Câu 23:
Cơ chế dị ứng type I:
A. CÓ SỰ THAM GIA CỦA IGE
B. Có sự tham gia của IgM
C. Có sự tham gia của bổ thể
D. Có sự tham gia của TB lympho T
-
Câu 24:
Chức năng nhận biết kháng nguyên của dòng lympho T do:
A. Vai trò của phân tử CD4 trên Th (TCD4), phân tử CD8 trên Tc (TCD8)
B. Vai trò của thụ thể của T (TCR): giúp T tiếp cận kháng nguyên
C. Vai trò của các phân tử kết dình: ICAM, LFA.
D. Vai trò của các cặp: CD4-MHCII, CD8-MHCI, TCR-peptid kháng nguyên
-
Câu 25:
Chúc năng điều hòa, kiểm soạt, loại trừ KN của lympho chủ yếu do:
A. TS
B. Th
C. Th và Ts
D. Th và Tc