1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Ở Việt nam, năm 1997, tỷ lệ bệnh nhân bị viêm gan cấp có IgM anti-HAV (+) là:
A. < 20 %
B. 21 - 40%
C. 41 - 50%
D. Khoảng 51 %
-
Câu 2:
Não mô cầu không gây bệnh nào sau đây:
A. Viêm màng não mủ
B. Viêm phổi
C. Chảy máu thượng thận
D. Viêm não
-
Câu 3:
Vi khuẩn thương hàn – phó thương hàn gây bệnh được là nhờ có kháng nguyên:
A. H
B. O
C. Vi
D. Dublin
-
Câu 4:
Đặc điểm của cúm ác tính là hội chứng suy hô hấp cấp và thường gặp ở những người không được điều trị sớm bằng thuốc kháng virus?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 5:
Thuốc nào sau đây được khuyên dùng cho phụ nữ có thai để phòng nhiễm não mô cầu:
A. Rifampicin
B. Bactrim
C. Orfloxacin
D. Ceftriaxone
-
Câu 6:
Không phối hợp thuốc kháng sinh khi:
A. Vi khuẩn đề kháng thuốc kháng sinh
B. Tác nhân gây bệnh và kết quả kháng sinh đồ đã được xác định
C. Có nguy cơ nhiễm trùng do nhiều loại vi khuẩn nặng
D. Tác nhân gây bệnh đã được xác định
-
Câu 7:
Virut dại thuộc nhóm . . (1), ngành . . (2). .
A. (1) Enterovirus (2) lysavirus
B. (1) Flavivirus (2)rhadovirus
C. (1) Adenovirus (2) enterovirus
D. (1) rhadovirus (2) Lyssavirus
-
Câu 8:
Câu nào sau đây không đúng trong nguyên tắc điều trị nhiễm trùng huyết do não mô cầu là:
A. Điều trị ngay tức khắc không chờ kết quả xét nghiệm
B. Trước khi cho kháng sinh, phải lấy bệnh phẩm xét nghiệm tìm vi khuẫn
C. Phải dùng ngay liều cao đường tĩnh mạch kháng sinh
D. Dùng ngay Penicilline G liều cao vì là thuốc đặc hiệu cho não mô cầu
-
Câu 9:
Sự tham gia của cộng đồng là yếu tố bền vững trong phòng chống sốt dengue xuất huyết?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 10:
Trong các vết cắn sau đây do động vật mắc dại cắn, theo bạn, vị trí nào có thời gian ủ bệnh ngắn nhất?
A. Ở lòng bàn chân
B. Ở cắng chân
C. Ở mặt
D. Ở lòng bàn tay
-
Câu 11:
Đặc điểm nào sau đây không đặc trưng cho thể uốn ván cục bộ:
A. Phần lớn trường hợp có tiên lượng nhẹ
B. Thường khu trú ở vị trí tương ứng với nơi xâm nhập của vi khuẩn uốn ván
C. Chỉ có biểu hiện co cứng ở một số cơ
D. Thường kèm theo các rối loạn TK thực vật.
-
Câu 12:
Ban gây tổn thương Janeway trong viêm nội tâm mạc bán cấp là:
A. Ban dạng dát, đỏ
B. Ban xuất huyết
C. Thường khu trú ở lòng bàn tay hay lòng bàn chân
D. Xuất hiện rải tác toàn thân
-
Câu 13:
Thời gian ủ bệnh của Cúm khoảng:
A. Từ 1 - 3 ngày
B. Từ 3 - 5 ngày
C. Từ 5 - 7 ngày
D. Từ 7 - 10 ngày
-
Câu 14:
Trong biến chứng của bệnh thương hàn, dấu hiệu gợi ý xuất huyết tiêu hoá nhất là:
A. Người mệt lã
B. Mạch nhanh
C. Huyết áp hạ
D. Niêm mạc mắt nhợt
-
Câu 15:
Phát hiện sốt giả vờ thường nhờ vào:
A. Mâu thuẫn giữa lâm sàng và cận lâm sàng
B. Phát hiện động cơ bệnh nhân giả vờ sốt (trốn nghĩa vụ quân sự, đòi bồi thường, ăn vạ...).
C. Mâu thuẫn giữa bệnh sử và diễn tiến lâm sàng
D. Tự tay người thầy thuốc lấy nhiệt độ cho bệnh nhân
-
Câu 16:
Trong thể lỵ trực khuẩn kéo dài người bệnh có khả năng thải vi khuẩn trong bao lâu:
A. 2 tuần
B. 1 tháng
C. 1 năm
D. > 1 năm
-
Câu 17:
Sự nhiễm KSTSR liên tục sẽ tạo cơ hội cho cơ thể đáp ứng miễn dịch đối với sốt rét?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Lâm sàng bệnh tả không tìm thấy hình ảnh nào:
A. Nôn mữa - đi cầu xối xã - rối loạn nước điện giải
B. Nôn mữa - đi cầu xối xã - sốt - choáng kiệt nước
C. Nôn mữa - đi cầu xối xã - tiểu ít - chuột rút
D. Nôn mữa - đi cầu xối xã phân toàn nước trắng đục mùi tanh - kiệt nước nhanh
-
Câu 19:
Đặc điểm lâm sàng sốc nhiễm khuẩn là suy nhiều phủ tạng (MODS)?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Trong SRAT thể não, biểu hiện nào không tìm thấy:
A. Nghẽn mạch
B. Thiếu oxy não
C. Gia tăng lactate trong dịch não tuỷ
D. Gia tăng bạch cầu trung tính trong dịch não tuỷ
-
Câu 21:
Biến chứng nặng và thường gặp trong lỵ trực khuẩn thể kéo dài là:
A. Rối lọan vi khuẩn chí
B. Họai tử ruột
C. Suy dinh dưỡng
D. Xuất huyết tiêu hóa
-
Câu 22:
Những biến đổi nào sau đây không thấy ở những hồng cầu mang KSTSR:
A. Trên bề mặt hồng cầu xuất hiện những trụ lồi
B. Màng hồng cầu không còn mềm mại
C. Tăng khả năng trao đổi khí với tổ chức
D. Màng hồng cầu tăng tính thấm đối với Natri
-
Câu 23:
Kháng sinh thuộc nhóm fluoroquinolone không chỉ định cho phụ nữ có thai?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 24:
Điều trị cấp cứu viêm gan vi rút tối cấp thường là:
A. Phát hiện sớm các dấu hiệu viêm gan tối cấp
B. Cho bệnh nhân nghỉ ngơi tại giường
C. Ghép gan cấp cứu
D. Tiến hành điều trị khẩn trương
-
Câu 25:
Kháng sinh tác động qua cơ chế diệt khuẩn (Bactericides) là nhóm:
A. Phenicoles
B. Cyclines
C. Macrolides
D. Beta lactamines
-
Câu 26:
Trong lỵ trực khuẩn, ở người mạnh khoẻ, nếu không điều trị:
A. Bệnh nhân sẽ trở thành người lành mang trùng
B. Bệnh sẽ chuyển thành thể lỵ kéo dài
C. Bệnh sẽ chuyển sang thể tối cấp
D. Bệnh có thể tự khỏi
-
Câu 27:
Bản chất ban là:
A. Phản ứng của các lớp da và niêm mạc
B. Phản ứng của cơ thể đối với phức hợp kháng nguyên-kháng thể lắng đọng dưới da
C. Là phản ứng dị ứng của da
D. Có thể do viêm kích ứng hay dị ứng của các lớp bì , niêm mạc hay của mao mạch dưới da hay niêm mạc
-
Câu 28:
Yếu tố nào sau đây cần khai thác để hổ trợ thêm cho định hướng chẩn đoán bệnh sốt mò:
A. Xét nghiệm kháng thể huỳnh quang gián tiếp
B. Miễn dịch gián tiếp peroxydase
C. Phản ứng Weil-Félix
D. Khai thác về dịch tễ
-
Câu 29:
Phần B của độc tố tả có nhiệm vụ:
A. Gắn dính vào thụ thể GM1 trên té bào niêm mạc ruột non
B. Xâm nhập vào trong tế bào niêm mạc ruột non
C. Làm gia tăng ATP
D. Làm hư biến lớp vi nhung mao của niêm mạc ruột
-
Câu 30:
Ngoài thể kích động, bệnh dại còn có thể biểu hiện dưới dạng:
A. Viêm não màng não
B. Bại liệt dạng đi lên
C. Như bệnh xốp não (gây bệnh bò điên)
D. Dạng xơ cứng rải rác
-
Câu 31:
Bệnh sốt mò kèm các dấu hiệu - triệu chứng sau có thể đáp ứng nhanh với điều trị:
A. Chỉ có sốt, xung huyết kết mạc-da đã 3 ngày
B. Sốt, hồng ban xuất hiện > 1 tuần
C. Sốt, hồng ban, có đám xuất huyết ở da
D. Sốt, xung huyết da-kết mạc đã 10 ngày
-
Câu 32:
Đặc điểm viêm não trong bệnh quai bị là, ngoại trừ:
A. Có thể để lại di chứng vận động hoặc tâm thần
B. Thường xảy ra 7-10 ngày sau khi sưng tuyến mang tai
C. Lâm sàng có hội chứng nhiễm trùng và các dấu hiệu tổn thương não
D. Đáp ứng với điều trị Acyclovir
-
Câu 33:
Trong hoàn cảnh của nước ta theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV ở hầu hết các tuyến tỉnh chỉ có thể: Theo dõi tình trạng miễn dịch của bệnh nhân:
A. Bằng cách đếm số lượng tế bào T CD4+
B. Theo dõi nồng độ virut HIV trong máu bệnh nhân
C. Theo dõi sự xuất hiện sớm của các bệnh nhiễm trùng và ung thư cơ hội
D. Theo dõi sinh hoạt tình dục và ma túy của bệnh nhân
-
Câu 34:
Viêm màng não do não mô câu thường xuất hiện vào mùa nào?
A. Lạnh
B. Mưa
C. Nắng
D. Xuân
-
Câu 35:
Để chẩn đoán nguyên nhân một bệnh cảnh sốt kéo dài, bước nào sau đây là không cần thiết khi hỏi bệnh:
A. Hỏi về những vùng bệnh nhân đã du lịch qua
B. Hỏi về tiền sử bệnh tật của bệnh nhân
C. Hỏi về nghề nghiệp của bệnh nhân
D. Hỏi về quan niệm sống của bệnh nhân