1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đặc điểm lâm sàng của sốt rét ở phụ nữ mang thai, ngoại trừ:
A. Dễ có biểu hiện lâm sàng nếu mang sẵn KSTSR trong cơ thể
B. Dể nhiễm trùng hậu sản
C. Bệnh nhân rất dễ hạ đường huyết nhất là khi có điều trị bằng quinine
D. Trong giai đoạn chuyển dạ bệnh nhân rất dễ đi vào SRAT
-
Câu 2:
Bệnh SR đái Hemoglobin có đặc điểm:
A. Thường gặp chủ yếu ở người mới bị SR lần đầu tiên
B. Thường gặp ở người mắc bệnh SR nhiều lần
C. Thường gặp hơn sốt rét thể não
D. Thường kết hợp với các thể khác
-
Câu 3:
Quinine được xem thuốc ưu tiên lựa chọn trong điều trị sốt rét vì các tính chất sau, ngoại trừ:
A. Rẻ tiền lại tác dụng tốt đối với ký sinh trùng ở mọi giai đọan
B. Hấp thu tốt dưới mọi hình thức sử dụng
C. Dự phòng cơn sốt rét rất hiệu quả
D. Tỷ lệ ký sinh trùng sốt rét đề kháng vớI quinine thấp
-
Câu 4:
Điều trị diệt giao bào KSTSR để chống lây lan dùng:
A. Artesunate
B. Mefloquine
C. 8-Amino-Quinolein
D. Quinine
-
Câu 5:
Liệu trình điều trị của Cloroquin là (viên 250mg có 150mg base):
A. 2 - 2 - 2 - 2 - 2
B. 4 - 2 - 2 - 2
C. 4 - 4 - 2
D. 4 - 4 - 4
-
Câu 6:
Trong điều trị sốt rét, gọi là sốt rét kháng thuốc độ I khi:
A. Lâm sàng hết sốt, nhưng kéo máu vẫn còn KSTSR
B. Sạch KST thể vô tính, nhưng sau 28 ngày xuất hiện trở lại.
C. Lâm sàng hết sốt, nhưng sốt trở lại trong vòng 28 ngày
D. Không sạch KSTSR, chỉ giảm 25% mức độ ban đầu
-
Câu 7:
Trong điều trị sốt rét, gọi là sốt rét kháng thuốc độ II khi:
A. Lâm sàng hết sốt, nhưng kéo máu vẫn còn KSTSR
B. Sạch KST thể vô tính, nhưng sau 28 ngày xuất hiện trở lại.
C. Lâm sàng hết sốt, nhưng sốt trở lại trong vòng 28 ngày
D. Không sạch KSTSR, chỉ giảm 25% mức độ ban đầu
-
Câu 8:
Nguyên tắc nào sau đây không phù hợp trong điều trị sốt rét:
A. Chẩn đoán sớm điều trị sớm
B. Nên chờ kết quả kéo máu tìm KSTSR
C. Điều trị nguyên nhân: cắt cơn sớm, triệt căn tốt, chống tái phát, chống lây lan
D. Kết hợp điều trị nguyên nhân là nâng cao thể trạng
-
Câu 9:
Để dự phòng bệnh SR biện pháp nào sau đây nên được sử dụng rộng rãi tạI vùng SR lưu hành:
A. Phun thuốc tồn lưu diệt muỗi
B. Hương xua muỗI
C. Cải tạo môi trường
D. Nằm màn tẩm Permethrin
-
Câu 10:
Mefloquine được sử dụng để dự phòng sốt rét khi:
A. Không có chỉ định hóa dự phòng
B. Chỉ dùng trong 6 tháng đầu tiên khi đến định cư ở vùng sốt rét
C. Nếu có điều kiện nên phát dự phòng cho mọI ngườI trong vùng SR
D. Người lao động, du lịch đến vùng sốt rét
-
Câu 11:
Thuốc được dùng để điều trị dự phòng hiện nay là:
A. Fansidar
B. Mefloquin
C. Primaquin
D. Trimethoprim
-
Câu 12:
Các biện pháp sau dùng để phòng chống vectơ ngoại trừ:
A. Cải tạo môi trường
B. Ngủ nằm màng
C. Thả cá vào ao hồ và nơi có nước
D. Nâng cao mức sống của người dân trong vùng dịch tễ sốt rét
-
Câu 13:
Trong bệnh sốt rét, hóa dự phòng tập thể được đặt ra khi:
A. Vùng có sốt rét lưu hành nặng
B. Cá nhân đi du lịch hoặc đến công tác tại vùng dịch tễ sốt rét
C. Cho bất kỳ ai ở trong vùng dịch tễ sốt rét
D. Không nên sử dung hóa dự phòng tập thể
-
Câu 14:
Biện pháp nào sau đây là không phù hợp với việc phòng chống sốt rét:
A. Củng cố, nâng cấp cơ sở điều trị bệnh sốt rét
B. LoạI trừ nơi ẩn nấp của muỗi Anopheles
C. Phun thuốc diệt muỗi
D. Nằm màng tẩm permethrine
-
Câu 15:
Để dự phòng cho ngườI dân ở vùng dịch tễ sốt rét, biện pháp nào sau đây nên được áp dụng:
A. Uống mefloquine
B. Khai thông cống rãnh
C. Phát quang bụi rậm
D. Ngủ màng tẩm permethrine
-
Câu 16:
Để việc phòng chống sốt rét trong cộng đồng có hiệu quả cao, biện pháp nào sau đây nên được áp dụng rộng rãi nhất:
A. Sử dụng phương tiện truyền thông đạI chúng
B. Viết sách báo tuyên truyền
C. Họp dân để thảo luận
D. Tăng cường giáo dục tại cơ quan trường học
-
Câu 17:
Phun thuốc diệt muỗi nên được sử dụng khi:
A. Vùng có tỷ lệ mắc bệnh sốt rét cao
B. Vùng có sốt rét lưu hành nặng
C. Nhà cửa phảI có độ thông thoáng
D. Điều kiện kinh tế khó khăn
-
Câu 18:
Điều trị giao bào trong máu chỉ cần dùng primaquine liều duy nhất 0,5 mg base để chống lây lan?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 19:
Tất cả mọi lứa tuổi và mọi giới đều có khả năng cảm nhiễm sốt rét như nhau?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 20:
Sự nhiễm KSTSR liên tục sẽ tạo cơ hội cho cơ thể đáp ứng miễn dịch đối với sốt rét?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 21:
Quinin có thể diệt được mọI thể vô tính trong hồng cầu kể cả giao bào của mọi loại KSTSR?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 22:
Giai đoạn hữu tính của Plasmodium xảy ra trong cơ thể người:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 23:
Tác nhân gây bệnh sốt rét ác tính thường do:
A. Muỗi Anopheles
B. Muỗi Aedes aegypti
C. Plasmodium falciparum
D. Plasmodium vivax
-
Câu 24:
Sốt rét ác tính thường có nguy cơ xảy ra ở các điều kiện sau ngoại trừ:
A. Người lao động nặng ở vùng dịch tễ sốt rét
B. Đang có dịch sốt rét xảy ra
C. Phát hiện muộn và điều trị muộn
D. Người chưa được chủng ngừa
-
Câu 25:
SRAT thường xảy ra ở những cơ địa nào dưới đây:
A. Người già
B. Phụ nữ có thai
C. Người ở vùng dịch tễ sốt rét hoặc bị sốt rét nhiều lần
D. Người mới đi vào vùng dịch tễ sốt rét
-
Câu 26:
Sốt rét đái Hb dễ xuất hiện ở đối tượng nào sau đây?
A. Người mới ra khỏi vùng dịch tễ sốt rét
B. Người ở lâu trong vùng dịch tễ sốt rét hoặc bị sốt rét nhiều lần
C. Người già yếu
D. Thanh thiếu niên
-
Câu 27:
Một trong những nguy cơ xảy ra SRAT là:
A. Người mang KSTSR lạnh
B. Người lớn tuổi
C. Hiện tượng đề kháng thuốc
D. Phát hiện muộn và điều trị muộn
-
Câu 28:
SRAT bắt gặp với tần suất cao ở đối tượng nào?
A. Người kinh
B. Dân tộc ít người
C. Trẻ em
D. Người già
-
Câu 29:
Đặc điểm nào sau đây không xảy ra khi P. falciparum xâm nhập vào cơ thể:
A. P. f có khả năng xâm nhập vào hồng cầu ở mọi lứa tuổi
B. P. falciparum có khả năng giải phóng ra độc tố làm hồng cầu dễ vỡ
C. Hồng cầu mang P. falciparum có khả năng kết dính với tế bào nội mạc mạch máu gây tắc mạch
D. Hồng cầu mang P. falciparum dễ dàng xuyên mạch
-
Câu 30:
Trong SRAT hồng cầu bị nhiễm KST có biến đổi nào sau đây?
A. Hình dĩa hai mặt lõm
B. Bề mặt hồng cầu trơn làng
C. Tăng khả năng vận chuyển O2 và CO2
D. Tăng tính thấm đối với Natri
-
Câu 31:
Hiện tượng tạo hoa hồng trong SRAT là do:
A. Các hồng cầu không mang KST kết dính vào nhau
B. Các hồng cầu mang KST kết dính vào nhau
C. Hồng cầu không mang KST kết dính với hồng cầu mang KST
D. Hồng cầu mang KST kết dính nội mạc mạch máu
-
Câu 32:
Hiện tượng kết dính trong SRAT là do:
A. Các hồng cầu không mang KST kết dính vào nhau
B. Các hồng cầu mang KST kết dính vào nhau và kết dính nội mạc mạch máu
C. Hồng cầu không mang KST kết dính với hồng cầu mang KST
D. Hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu kết dính với nhau
-
Câu 33:
Trong SRAT thể não, thương tổn chính thường tìm thấy là:
A. Tắc nghẽn các mao mạch, phù nề và xuất huyết quanh các mao mạch
B. Phù não
C. Gia tăng lactate trong não và dịch não tuỷ
D. Thiếu oxy não
-
Câu 34:
Trong SRAT đặc điểm nào sau đây không tìm thấy ở hồng cầu:
A. Trên bề mặt hồng cầu xuất hiện các nụ lồi
B. Màng hồng cầu mất tính chất mềm mại
C. Dễ dàng di chuyển đến các mao mạch sâu
D. Tăng tính thấm với natri
-
Câu 35:
Tiêu chuẩn nào dưới đây không nằm trong tiêu chuẩn chẩn đoán SRAT:
A. Suy thận với lượng nước tiểu < 400ml/24 giờ
B. Phù phổi với dấu hiệu suy hô hấp cấp
C. Hạ đường huyết
D. Bạch cầu máu ngoại vi tăng cao