1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Đứng trước một bệnh nhân sốt có thể do nhiễm trùng máu:
A. Ta cấy máu ngay, sau đó có thể tiến hành dùng kháng sinh theo kiến thức về vi khuẩn đang nghi ngờ gây bệnh
B. Chờ kết quả cấy máu rồi dùng kháng sinh đặc hiệu theo kháng sinh đồ
C. Chỉ cấy máu khi trong cơn sốt bệnh nhân có biểu hiện rét run
D. Cấy máu khi các xét nghiệm khác không cho phép chẩn đóan được bệnh
-
Câu 2:
Các bệnh có sốt sau đây đều có tính chất cấp cứu, ngoại trừ:
A. Nhiễm não mô cầu
B. Viêm nội tâm mạc
C. Viêm màng não mủ
D. Viêm màng não virut
-
Câu 3:
Một bệnh nhân 80 tuổi, vào viện với sốt, lú lẫn, nói lảm nhảm. Ta có thể:
A. Xác định được ngay bệnh nhân đang bị nhiễm trùng ở hệ thần kinh trung ương
B. Có thể là một tai biến mạch máu não mà sốt chỉ là một hậu quả
C. Không thể xác định được ngay nguyên nhân mà cần phải thăm khám tỷ mỷ để tìm bệnh căn
D. Không phải bệnh nhiễm trùng vì ở ngươi già, nhiễm trùng thường không có sốt
-
Câu 4:
Một bệnh nhân có tiền sử vừa du lịch vào vùng có sốt rét lưu hành, nay đến khám vì sốt cao liên tục. Có thể:
A. Tìm khám lách. Nếu lách bệnh nhân lớn thì chẩn đoán sốt rét, nếu không thì loại trừ sốt rét
B. Chẩn đoán được sốt mò vì có vào vùng dịch tễ (núi rừng) và sốt liên tục
C. Tiến hành kéo máu tìm ký sinh trùng sốt rét. Nếu kết quả dương tính thì điều trị sốt rét.
D. Sau khi kéo máu, điều trị ngay sốt rét, tiếp tục theo dõi để điều chỉnh chẩn đoán và điều trị
-
Câu 5:
Trước một bệnh nhân sốt và có tiếng thổi ở tim, ưu tiên chúng ta:
A. Chẩn đoán một trường hợp thấp tim
B. Cần tiến hành xác định có phải viêm nội tâm mạc nhiễm khuẫn
C. Nghĩ đến một bệnh nhiễm khuẫn thông thường ở bệnh nhân có bệnh van tim
D. Không quan tâm đến tiếng thổi vì sốt cao có thể gây tiếng thổi ở tim do tăng huyết động
-
Câu 6:
Một bệnh nhân sốt cao kèm có nôn mữa nhiều lần. Cần phải:
A. Tìm ngay dấu hiệu viêm màng não hay viêm não vì đó là bệnh cấp cứu
B. Xác định có phải ruột thừa viêm hay không vì đó là bệnh cấp cứu ngoại khoa
C. Chẩn đoán là lỵ trực trùng ở giai đoạn đầu
D. Thăm khám tỷ mỷ, dựa và nhiều yếu tố lâm sàng, cận lâm sàng và bệnh sử khác để chẩn đoán
-
Câu 7:
Tìm câu đúng nhất trong các câu hỏi sau:
A. Sốt là một trong những dấu hiệu chắc chắn có nhiễm trùng
B. Sốt là một trong những dấu hiệu bắt buộc của hội chứng đáp ứng viêm toàn thân
C. Sốt là một phản ứng có lợi cho cơ thể chống lại vi khuẫn
D. Sốt là tình trạng tạo một mức thân nhiệt mới cao hơn bình thường do sự kích thích nào đó vào trung tâm điều hoà thân nhiệt
-
Câu 8:
Những trường hợp nào sau đây bắt buộc phải có sự hiện diện của sốt:
A. Bệnh tự miễn
B. Dị ứng
C. Ung thư
D. Có tăng Interleukin 1 trong máu
-
Câu 9:
Trước một bệnh nhân sốt cao, ta phải:
A. Cho ngay thuốc hạ nhiệt, đề phòng co giật cho bệnh nhân
B. Tuỳ theo khả năng thích ứng của bệnh nhân mà cho hạ nhiệt
C. Không cho hạ nhiệt vì làm khó chẩn đoán và theo dõi bệnh
D. Chỉ cho về đêm khi không cần khám bệnh và theo dõi nữa
-
Câu 10:
Câu nào đúng nhất trong các câu sau: Sốt có chu kỳ ngày 1 cơn vào giờ giấc cố định, gợi ý đến:
A. Bệnh sốt rét
B. Sốt rét do Plasmodium falciparum
C. Sốt có kèm theo dùng hạ nhiệt theo giờ giấc nhất định
D. Có thể do sốt rét cơn hoặc do thuốc
-
Câu 11:
Hiện tượng mạch nhiệt phân ly là:
A. Ðặc trưng cho bệnh thương hàn
B. Ðặc trưng chỉ cho thương hàn do Samonella typhi
C. Không nhất thiết là do thương hàn
D. Chỉ đúng ở giai đoạn đầu của bệnh thương hàn
-
Câu 12:
Chỉ định kháng sinh trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân tuỳ thuộc vào:
A. Tính chất cấp cứu của bệnh đang nghi ngờ
B. Thường được chấp nhận rộng rãi vì nước ta hầu hết là do nhiễm trùng
C. Chỉ được chỉ định khi có kết quả kháng sinh đồ. Tránh lạm dụng kháng sinh không cần thiết
D. Có thể dùng sau khi đã lấy bệnh phẩm cần thiết để tìm vi khuẫn nghi ngờ gây bệnh nhất là khi bệnh có tính chất diễn biến nhanh
-
Câu 13:
Các xét nghiệm sau đây, xét nghiệm nào không có tính chất xâm nhập:
A. Siêu âm tim qua đường thực quản
B. Chụp nhuộm động mạch não
C. Nội soi ổ bụng
D. CT scanner sọ não không dùng thuốc cản quang
-
Câu 14:
Hiện nay, theo quan điểm mới, người ta chia sốt chưa rõ nguyên nhân thành bao nhiêu nhóm?
A. 2 nhóm: nhiễm trùng và không nhiễm trùng
B. 3 nhóm: nhiễm trùng, nhóm sốt do nguyên nhân nội sinh, nhóm do nguyên nhân ngoại sinh (không nhiễm trùng)
C. 4 nhóm: theo định nghĩa cổ điển, sốt và giảm bạch cầu, sốt sau khi vào viện (vì bệnh khác), sốt ở người nhiễm HIV
D. Không có quan điểm nào mới, người ta giữ nguyên định nghĩa và tiêu chuẩn cũ
-
Câu 15:
Hiện tượng rét run khi khởi đầu một cơn sốt:
A. Chứng tỏ bệnh nhân bị nhiễm trùng huyết
B. Chứng tỏ Interleukin 1 đang kích thích trung tâm điều hoà thân nhiệt, đặt cơ thể đến một ngưỡng nhiệt độ mới
C. Chứng tỏ bệnh nhân sắp lên một cơn sốt rét
D. Là hiện tượng sinh nhiệt để nâng nhiệt độ cơ thể lên
-
Câu 16:
Nếu không loại bỏ được một nguyên nhân nhiễm trùng nặng trước một bệnh nhân sốt cao. Ta:
A. Có thể dùng ngay kháng sinh bao vây, vì tính mạng của bệnh nhân
B. Cần phải xác định được vi khuẫn gây bệnh rồi mới cho kháng sinh
C. Có thể dùng kháng sinh, nhưng trước đó phải lấy các bệnh phẩm cần thiết để xét nghiệm vi sinh học
D. Phải cấy máu trước khi dùng kháng sinh
-
Câu 17:
Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định xét nghiệm tìm nguyên nhân trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:
A. Các xét nghiệm không xâm nhập trước các xét nghiệm xâm nhập
B. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân
C. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền
D. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ trước các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân
-
Câu 18:
Nguyên tắc nào sau đây là ưu tiên nhất trong các nguyên tắc chỉ định các xét nghiệm để xử trí cấp cứu trước một trường hợp sốt chưa rõ nguyên nhân là:
A. Các xét nghiệm ít hay không có tai biến trước các xét nghiệm có thể nguy hiểm cho bệnh nhân
B. Các xét nghiệm rẻ tiền trước các xét nghiệm đắt tiền
C. Các xét nghiệm đặc hiệu cho một bệnh đang nghi ngờ các xét nghiệm đánh giá tình trạng của bệnh nhân
D. Các xét nghiệm đánh giá các chức năng sống quan trọng của bệnh nhân trước các xét nghiệm khác
-
Câu 19:
Trước một bệnh nhân sốt cao, nhưng không có các biểu hiện nguy hiểm (suy tim, khó thở. . . ) cũng không có các tác dụng phụ gây phiền hà nhiều cho bệnh nhân (nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt…), thái độ xử trí là:
A. Vẫn phải cho hạ nhiệt vì sốt vẫn có tác dụng nguy hiểm âm thầm cho cơ thể như mất nước, suy mòn
B. Không cần cho hạ nhiệt, chủ yếu tìm nguyên nhân
C. Vẫn phải cho hạ nhiệt trong khi tiếp tục tìm nguyên nhân
D. Không cho hạ nhiệt, nhưng theo dõi kỹ để xử trí những tác dụng có hại của sốt lên cơ thể bệnh nhân trong khi tìm nguyên nhân gây sốt
-
Câu 20:
Trong các câu sau, câu nào không đúng: Các tính chất của thân nhiệt cao trong say nóng (hay say nắng) và sốt:
A. Bản chất giống nhau vì đều làm nhiệt độ cơ thể cao hơn bình thường
B. Say nóng hay say nắng là do tác dụng trực tiếp của môi trường, còn sốt thường do nhiễm khuẫn
C. Say nóng hay say nắng do trung tâm điều hoà thân nhiệt bị tác dụng bởi tia tử ngoại, còn sốt là do các chất sinh sốt nội và ngoại sinh tạo nên
D. Sốt là tình trạng thân nhiệt cơ thể được đưa lên mức cân bằng mới cao hơn bình thường trong khi say nóng hay say nắng là do cơ thể không thể thải nhiệt được dẫn đến tình trạng thân nhiệt tăng lên dần
-
Câu 21:
Một bệnh nhân sau khi phẫu thuật, xuất hiện sốt kéo dài không rõ nguyên nhân, cần phải:
A. Tìm các ổ áp xe có liên hệ đến vết mỗ, nhất là khi có đường dẫn lưu tự nhiên khá xa vết mỗ
B. Xem lại tình trạng nhiễm trùng tại các thiết bị lưu lại trên cơ thể bệnh nhân (ống dẫn lưu dịch, catheter. . )
C. Huyết khối thuyên tắc sau mỗ gây sốt
D. Cần xét kỹ tất cả các nguyên nhân trên và cả trường hợp nhiễm một bệnh có sốt khác kèm theo
-
Câu 22:
Những phụ nữ có thân nhiệt 380C trên 3 tuần, không kèm theo một bất thường nào về lâm sàng cũng như cận lâm sàng thì:
A. Vẫn xếp vào nhóm sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù thân nhiệt có thấp hơn nhiệt độ quy ước để tiến hành tìm nguyên nhân cho bệnh nhân
B. Đó chỉ là tăng thân nhiệt sinh lý ở nửa chu kỳ sau khi rụng trứng ở những phụ nữ có chu kỳ kinh dài
C. Là trường hợp rối loạn điều hòa thân nhiệt tự động, không cần phải khảo sát và cũng là lý do khiến định nghĩa sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân đưa lên 3802 C
D. Chỉ gặp ở những phụ nữ ở thường xuyên trong môi trường quá nóng và độ ẩm cao, không thoát nhiệt được
-
Câu 23:
Phát hiện sốt giả vờ thường nhờ vào:
A. Mâu thuẫn giữa lâm sàng và cận lâm sàng
B. Phát hiện động cơ bệnh nhân giả vờ sốt (trốn nghĩa vụ quân sự, đòi bồi thường, ăn vạ...).
C. Mâu thuẫn giữa bệnh sử và diễn tiến lâm sàng
D. Tự tay người thầy thuốc lấy nhiệt độ cho bệnh nhân
-
Câu 24:
Ở một bệnh nhân nhiễm HIV có sốt kéo dài, ta nhận định:
A. Là tất nhiên, vì sốt kéo dài là một triệu chứng chỉ điểm nhiễm HIV
B. Báo hiệu bệnh nhân bước vào giai đoạn AIDS
C. Cần phải tìm nguyên nhân gây sốt như các bệnh nhân khác. Lưu ý đến các tác nhân gây bệnh cơ hội có sốt
D. Cần phải cho ngay thuốc kháng HIV, vì sốt biểu hiện virut đang nhân lên mạnh trong cơ thể bệnh nhân
-
Câu 25:
Tuy không phải tất cả các trường hợp sốt đều do nhiễm trùng nhưng:
A. Tất cả các trường hợp nhiễm trùng đều có sốt
B. Cần phải tìm nguyên nhân nhiễm trùng trước mọi trường hợp sốt
C. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng khi sốt kèm theo dấu chỉ điểm đặc hiệu cho một tác nhân nhiễm trùng nào đó
D. Chỉ tìm nguyên nhân nhiễm trùng sau khi loại các nguyên nhân gây sốt khác.
-
Câu 26:
Hiện nay, những người sốt kéo dài trên 3 tuần, không tìm ra nguyên nhân nhưng thân nhiệt luôn luôn nằm từ 3708 đến 3803C vẫn được xếp vào sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Khi không tìm ra nguyên nhân, hạ sốt là một phương pháp tốt để điều trị bệnh nhâ?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Hiện nay, sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân, do kháng sinh được dùng phổ biến nên nguyên nhân tìm ra sau đó thường không phải do nhiễm trùng?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Ổ nung mủ sâu có thể là nguyên nhân gây sốt kéo dài?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Nhiễm HIV có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài chưa rõ nguyên nhân dù đang ở giai đoạn sơ nhiễm?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Viêm nội tâm mạc bán cấp có thể vẫn là nguyên nhân gây sốt kéo dài khi cấy máu và cả siêu âm tim qua lồng ngực đều không phát hiện gì?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Kháng sinh có thể là một nguyên nhân gây sốt kéo dài?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Khi sốt cao, luôn luôn phải tìm cách hạ nhiệt cho trẻ em hoặc người lớn tuổi vìémót có ảnh hưởng nguy hiểm đến hệ thần kinh trung ương?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Vấn đề sử dụng hợp lý thuốc kháng sinh và dự phòng nhiễm vi khuẩn trong công tác chăm sóc sức khoẻ ban đầu là hết sức quan trọng nhằm:
A. Đạt được mục tiêu kinh tế cho mọi người
B. Điều trị phổ cập ở trong địa phương
C. Điều trị bệnh kịp thời
D. Giảm hiện tượng đề kháng kháng sinh
-
Câu 35:
Thuốc kháng sinh là những chất có nguồn gốc tự nhiên hoặc tổng hợp, nó tác động lên tác nhân gây bệnh là:
A. Vi rút
B. Nấm
C. Ký sinh trùng
D. Vi khuẩn