1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm
Với hơn 1000 câu trắc nghiệm Bệnh học truyền nhiễm (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Nội dung chính của bộ câu hỏi nghiên cứu loại bệnh nhiễm trùng có khả năng lây lan từ người này sang người khác một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua môi trường trung gian... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (35 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thai phụ nhiễm HIV, thai nhi sẽ:
A. Chắc chắn không nhiễm nếu thai phụ có uống thuốc kháng HIV
B. Chỉ nhiễm trong thời gian chu sinh
C. Chỉ có thể nhiễm khi nuôi con bằng sửa mẹ
D. Xác suất nhiễm HIV giảm rất thấp khi có các dự phòng thích đáng nhưng vẫn không thể triệt tiêu khả năng trẻ bị nhiễm HIV
-
Câu 2:
Trong các câu dưới đây, câu nào không đúng: Mẹ nhiễm HIV(+), truyền cho con:
A. Trong thai kỳ
B. Trong thời gian chu sinh
C. Sau khi sinh khi cho con bú
D. Cho con tạng để ghép
-
Câu 3:
Phòng nhiễm HIV cho thai nhi khi mẹ dương tính bằng cách:
A. Cho mẹ uống thuốc AZT trong thai kỳ
B. Dùng một số thuốc trong như Nevirapin trong thời gian sinh nở cho mẹ
C. Dùng ngay thuốc kháng HIV cho trẻ sơ sinh ngay sau khi sinh ra
D. Tất cả các biện pháp trên đều đúng và phải áp dụng đồng thời khi có đủ điều kiện
-
Câu 4:
Một số nước vẫn tiếp tục cho trẻ bú sửa mẹ dù mẹ HIV (+) vì:
A. Nồng độ HIV trong sửa mẹ rất thấp, không thể lây truyền qua đường tiêu hoá. Hơn nữa, HIV sẽ bị huỷ bởi dịch vị và các enzyme tiêu hóa
B. Vì lý do kinh tế, trẻ sẽ bị chết do suy dưỡng trước khi chết do HIV
C. Vì tập quán: mẹ phải cho con bú, nếu không sẽ không được cộng đồng công nhận có liên hệ mẹ con
D. Do trình độ y tế kém phát triển, người mẹ không biết cho con bú có thể lây nhiễm HIV
-
Câu 5:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có tính chất riêng cho khu vực Ðông nam Á:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 6:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào phổ biến nhất ở Việt Nam:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 7:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, tác nhân gây bệnh nào vốn có mặt thường xuyên trong cơ thể:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 8:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào phổ biến ở các nước châu Âu và Bắc Mỹ:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 9:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có thể dự phòng được với Bactrim (Trimethoprime và sulfamethoxazole):
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 10:
Trong nhiễm HIV/AIDS, các bệnh nhiễm trùng cơ hội sau đây, bệnh nào có thể xuất hiện ở người nhiễm HIV ngay cả khi tình trạng miễn dịch đang còn khá tốt:
A. Lao
B. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
C. Nhiễm nấm Candida nội tạng
D. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
-
Câu 11:
Theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV là:
A. Theo dõi nồng độ virut HIV trong máu bệnh nhân
B. Theo dõi tác dụng phụ của các thuốc bệnh nhân đang phải xử dụng kéo dài
C. Theo dõi sự xuất hiện sớm của các bệnh nhiễm trùng và ung thư cơ hội
D. Tuỳ thuộc vào giai đoạn và hoàn cảnh của từng bệnh nhân để quyết định phương thức theo dõi thích hợp
-
Câu 12:
Trong hoàn cảnh của nước ta theo dõi bệnh nhân nhiễm HIV ở hầu hết các tuyến tỉnh chỉ có thể: Theo dõi tình trạng miễn dịch của bệnh nhân:
A. Bằng cách đếm số lượng tế bào T CD4+
B. Theo dõi nồng độ virut HIV trong máu bệnh nhân
C. Theo dõi sự xuất hiện sớm của các bệnh nhiễm trùng và ung thư cơ hội
D. Theo dõi sinh hoạt tình dục và ma túy của bệnh nhân
-
Câu 13:
Khi phát hiện bệnh nhân rơi vào giai đoạn AIDS, trong hoàn cảnh nước ta hiện nay, bệnh nhiễm trùng cơ hội nào có thể phòng được cho bệnh nhân:
A. Nhiễm nấm Penicillum marneffei
B. Nhiễm nấm Candida nội tạng
C. Viêm phổi do Pneumocystis carinii
D. Nhiễm Cryptoccoccus neoforman
-
Câu 14:
Loại thuốc kháng HIV nào đang được sản xuất tại nước ta (tính đến năm 2004):
A. Lamivudine
B. Lamdizivir (phối hợp hai thuốc trên)
C. Loại anti-protease
D. Nước ta chưa sản xuất được thuốc kháng HIV nào
-
Câu 15:
Dù có đủ thuốc kháng HIV, nhiễm HIV vẫn là một bệnh đáng sợ ngay ở các nước phát triển vì:
A. Thuốc có nhiều tác dụng phụ, bệnh nhân không thể dùng lâu dài được
B. Hiện tượng kháng thuốc của virut nhanh
C. Sự lan truyền HIV quă nhanh
D. Thuốc kháng HIV tương tác đối kháng với các chất ma túy
-
Câu 16:
Ở nước ta, thuốc kháng HIV được ưu tiên dành cho các trường hợp sau, ngoại trừ:
A. Tai nạn nghề nghiệp ngành y tế. .
B. Thai phụ HIV (+)
C. Trẻ sinh ra nhiễm HIV
D. Tai nạn nhiễm HIV khi thi hành nhiệm vụ chống tệ nạn xã hội (mãi dâm, ma túy)
-
Câu 17:
Virut HIV tích hợp mã di truyền vào ADN của tế bào vật chủ bằng cách:
A. Tích hợp trực tiếp RNA của virut vào nhân tế bào
B. Tổng hợp DNA theo mã di truyền của virut rồi mới tích hợp vào nhân tế bào
C. Virut không cần tích hợp vào DNA tế bào vật chủ mà trực tiếp điều khiển tế bào bằng mã đi truyền độc lập của chính virut
D. RNA của virut điều hành tế bào xâm nhập từ Ribosome chứ không cần tích hợp vào DNA của tế bào chủ
-
Câu 18:
Men protease cần cho virut HIV để:
A. Phóng thích các virut thế hệ tiếp theo, sau khi đã hoàn chỉnh quá trình nhân lên trong tế bào
B. Thủy phân các protein màng tế bào vật chủ để virut có thể xâm nhập vào bên trong
C. Thủy phân các protein của nhân tế bào vật chủ để virut tích hợp được acid nhân của nó vào DNA của tế bào
-
Câu 19:
Virut HIV có khả năng thay đổi kháng nguyên cao vì:
A. Mã di truyền của kháng nguyên vỏ gp 121 có tần số đột biến cao
B. Cấu trúc RNA của virut không bền, dễ đột biến khi gặp các tác nhân bên ngoài kích thích
C. Do hiện tượng chọn lọc của hệ miễn dịch cơ thể, chỉ để lại những virut nào có đột biến
D. Do hiện tượng sao chép ngược thường có nhiều sai sót khi dịch và sao mã
-
Câu 20:
Khi phải truyền máu, phương pháp tốt nhất để không nhiễm HIV là:
A. Chỉ truyền máu đã được đưa lên nhiệt độ cao để giết HIV
B. Chỉ truyền máu làm tủa lạnh để bất hoạt HIV
C. Chỉ truyền máu tự thân
D. Chỉ truyền máu đã xử lý bằng tia cực tím để giết virut HIV
-
Câu 21:
Nếu bạn có một lần quan hệ tình dục với người nhiễm HIV bạn sẽ:
A. Chỉ nhiễm khi người bạn tình ở giai đoạn AIDS
B. Chỉ nhiễm khi bạn hay người tình đang mắc thêm một bệnh lây qua tình dục khác
C. Có nguy cơ cao nhiễm HIV, nhưng cũng có thể chưa nhiễm
D. Chỉ nhiễm khi người bạn tình đang ở giai đoạn sơ nhiễm
-
Câu 22:
Thuốc kháng HIV hiện nay được chia làm bao nhiêu nhóm:
A. Hai nhóm: kháng men sao chép ngược và nhóm kháng protease
B. Ba nhóm:nhóm có cấu trúc nucleoside, nhóm không có nucleoside và nhóm antiprotease
C. Bốn nhóm: nhóm ức chế men sao chép ngựoc, nhóm ngăn cản virut xuyên màng tế bào, nhóm ức chế khả năng nhân lên và nhóm antiprotease
D. Ba nhóm: Ngăn cản virut xuyên màng tế bào, ức chế men sao chép ngược, antiprotease
-
Câu 23:
Trong các thuốc sau đây, thuốc nào vừa có thể ngăn cản sự nhân lên của cả virut viêm gan B lẫn HIV:
A. AZT
B. ddI
C. ddc
D. 3TC
-
Câu 24:
Phòng bệnh HIV lây qua đường tình dục là:
A. Chung thuỷ, chỉ quan hệ tình dục với một người
B. Không quan hệ tình dục
C. Không quan hệ tình dục khi có nhiễm một bệnh STD khác
D. Tình dục an toàn
-
Câu 25:
Trong nhiễm HIV, câu nào sau đây đúng:
A. Nhiễm HIV có thể lây ngoài đường tiêm chích, tình dục và mẹ truyền sang con
B. Nếu đủ 3 loại thuốc, có thể diệt được virut HIV
C. Lao không được xếp vào bệnh cơ hội vì có thể gây bệnh cho cả người không suy giảm miễn dịch
D. Nhờ nỗ lực của toàn thế giới, hiện nay đại dịch HIV đang giảm trên phạm vi toàn cầu
-
Câu 26:
Nhiễm HIV là một bệnh có khả năng lây lan rất nhanh trên toàn cầu:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 27:
Có thể khẳng định một người nhiễm HIV khi có một xét nghiệm ELISA về HIV dương tính:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 28:
Có thể khẳng định một người có cả 3 xét nghiệm ELISA đều âm tính là không nhiễm HIV:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 29:
Một người nhiễm HIV (+), có phản ứng bì tuberculin dương tính thì chắc chắn có nhiễm lao kèm theo:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 30:
Một người nhiễm HIV (+) có phản ứng bì với tuberculin âm tính thì không nhiễm lao:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 31:
Người nhiễm HIV phải luôn luôn được theo dõi không những về mặt lâm sàng mà còn về mặt hành chánh dân sự:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 32:
Thuốc kháng HIV được xử dụng cho mọi người nhiễm HIV?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 33:
Thuốc kháng HIV có thể sử dụng cho người vừa mới phơi nhiễm HIV để phòng bệnh:
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 34:
Ban sẩn phân biệt với ban dạng mảng nhờ vào:
A. Màu sắc: Dạng mảng chỉ có thể màu đỏ, còn sẩn có thế có nhiều màu khác nhau
B. Kích thước: ban sẩn < 5mm, còn mảng > 5mm
C. Ðộ gồ lên khỏi mặt da: sẩn nhô lên khỏi mặt da, mảng thì không gồ lên
D. Dạng sẩn thường do phản ứng của các lớp bì, dạng mảng là do phản ứng mao mạch
-
Câu 35:
Ban dạng mảng phân biệt với ban dạng nốt nhờ vào:
A. Màu sắc: Dạng mảng chỉ có thể màu đỏ, còn nốt có thế có nhiều lọai màu sắc khác nhau
B. Kích thước: ban nốt < 5mm, còn mảng > 5mm
C. Ðộ gồ lên khỏi mặt da: nốt nhô lên khỏi mặt da, mảng thì không gồ lên
D. Cả hai dạng đều gồ lên khỏi mặt da, nhưng dạng mảng phẳng như hình cao nguyên, còn dạng nốt thì tròn