Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2022-2023
THCS Bà Điểm
-
Câu 1:
Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc:
A. Có đỉnh nằm trên đường tròn
B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
C. Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn
D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
-
Câu 2:
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng:
A. Số đo cung lớn
B. Số đo của hóc ở tâm chắn cung đó
C. Số đo của góc ở tâm chắn cung lớn
D. Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 3:
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây cung AB > CD. Khi đó
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung BC
-
Câu 4:
Góc nội tiếp nhỏ hơn hoặc bằng \(90^o\) có số đo:
A. Bằng nửa số đo góc ở tâm cùng chắn một cung
B. Bằng số đo của góc ở tâm cùng chắn một cung
C. Bằng số đo cung bị chắn
D. Bằng nửa số đo cung lớn
-
Câu 5:
Cho tam giác nhọn ABC (AB < AC) nội tiếp (O; R). Gọi BD, CE là hai đường cao của tam giác. Gọi d là tiếp tuyến tại A của (O; R) và M, N lần lượt là hình chiếu của B, C trên d. Tam giác AMB đồng dạng với tam giác:
A. BCD
B. CBD
C. CDB
D. BDC
-
Câu 6:
Cho đường tròn (O) và điểm E nằm ngoài đường tròn. Vẽ cát tuyến EAB và ECD với đường tròn (A nằm giữa E và B, C nằm giữa E và D). Gọi F là một điểm trên đường tròn sao cho B nằm chính giữa cung DF, I là giao điểm của FA và BC. Biết góc E= 25o, số đo góc AIC là:
A. 20o
B. 50o
C. 25o
D. 30o
-
Câu 7:
Quỹ tích các điểm M nhìn đoạn thẳng AB cho trước dưới một góc vuông là
A. Đường tròn đường kính AB
B. Nửa đường tròn đường kính AB
C. Đường tròn đường kính AB/2
D. Đường tròn bán kính AB
-
Câu 8:
Cho tam giác ABC có 2 đường cao BD và CE cắt nhau tại H. Tứ giác nào sau đây là tứ giác nội tiếp
A. AHBC
B. BCDE
C. BCDA
D. Không có tứ giác nội tiếp
-
Câu 9:
Tâm đường tròn ngoại tiếp tam giác là giao điểm của các đường:
A. Trung trực
B. Phân giác trong
C. Trung tuyến
D. Đáp án khác
-
Câu 10:
Chu vi đường tròn bán kính R = 9 là
A. 18π
B. 9π
C. 12π
D. 27π
-
Câu 11:
Công thức tính diện tích hình tròn có bán kính R là
A. S=π2R
B. S=πR2
C. S=πR
D. S=πR2/2
-
Câu 12:
Một hình trụ có bán kính đáy R = 2cm và diện tích xunh quanh là Sxq=100π . Tính diện tích toàn phần của hình trụ?
A. 140π
B. 104π
C. 120π
D. 108π
-
Câu 13:
Cho tam giác ABC đều cạnh 4cm, đường trung tuyến AM. Quay tam giác ABC quanh cạnh AM. Tính diện tích toàn phần của hình nón tạo thành (đơn vị cm2).
A. 18π(cm2)
B. 12(cm2)
C. 12π(cm2)
D. 24π(cm2)
-
Câu 14:
Cho hình chữ nhật ABCD có AB = 4cm; AD = 3cm. Tính diện tích mặt cầu thu được khi quay nửa đường tròn ngoại tiếp hình chữ nhật ABCD quay quanh đường thẳng MN với M là trung điểm AD, N là trung điểm BC
A. 25π
B. 25π/8
C. 25
D. 25π/4
-
Câu 15:
Cho phương trình ax + by = c với a ≠ 0; b ≠ 0. Chọn câu đúng nhất
A. Phương trình đã cho luôn có vô số nghiệm
B. Tập nghiệm của phương trình được biểu diễn bởi đường thẳng d: ax + by = c
C. Tập nghiệm của phương trình là \(S = \left\{ {\left( {x;\frac{{ - a}}{b}x + \frac{c}{b}} \right)|x \in R} \right\}\)
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 16:
Chọn khẳng định đúng. Đường thẳng d biểu diễn tập nghiệm của phương trình 3x – y = 3 là:
A. Đường thẳng song song với trục hoành
B. Đường thẳng song song với trục tung
C. Đường thẳng đi qua gốc tọa độ
D. Đường thẳng đi qua điểm A (1; 0)
-
Câu 17:
Cho đường thẳng nào dưới đây có biểu diễn hình học là đường thẳng song song với trục hoành?
A. 5y = 7
B. 3x = 9
C. x + y = 9
D. 6y + x = 7
-
Câu 18:
Cho đường thẳng d có phương trình ax + by = c. Nếu a ≠ 0; b = 0. Chọn câu sai
A. Đường thẳng d song song hoặc trùng với trục tung
B. Tập nghiệm của phương trình là: \(S = \left\{ {\left. {\left( {\frac{c}{a};{\rm{y}}} \right)} \right|{\rm{y}} \in R,} \right\}\) với a, c là các hệ số
C. Đường thẳng d song song hoặc trùng với trục hoành
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 19:
Một người đi xe máy từ A đến B với bận tốc 25km/h. Lúc về người đó đi với vận tốc 40km/h nên thời gian về ít hơn thời gian đi là 20 phút. Tính quãng đường AB.
A. 50 km
B. 60 km
C. 40 km
D. 70 km
-
Câu 20:
Tính △' và tìm số nghiệm của phương trình \(7x^2 - 12x + 4 = 0\)
A. △' = 6 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
B. △' = 8 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
C. △' = 8 và phương trình có nghiệm kép
D. △' = 0 và phương trình có hai nghiệm phân biệt
-
Câu 21:
Cho phương trình \(2x^2 – 4x + m = 0\). Tìm m để phương trình trên vô nghiệm?
A. m < 3
B. m > - 3
C. m > 2
D. m < -2
-
Câu 22:
Cho hai phương trình \(x^2 – 4x + 4= 0\) và \(x^2 + (m + 1)x + m = 0\) . Tìm m để hai phương trình trên có nghiệm chung?
A. m = 2 hoặc m = -1
B. m = 1 hoặc m = 2
C. m = -1
D. m = -2
-
Câu 23:
Hệ số c của phương trình \(x^2+ 7x + 9 = 9\) là?
A. 9
B. -9
C. 0
D. 18
-
Câu 24:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai?
A. x2 + 4x - 7 = x2 + 8x - 10
B. x3 + 8x = 0
C. x2 - 4 = 0
D. 5x - 1 = 0
-
Câu 25:
Cho phương trình \(2x^2 – 10x + 100 = -2x + 10\). Sau khi đưa phương trình trên về dạng \(ax^2+ bx + c = 0\) thì hệ số b là?
A. -8
B. -12
C. 12
D. 8
-
Câu 26:
Phương trình \(x^4 − 6x^2 – 7 = 0\) có bao nhiêu nghiệm?
A. 0
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 27:
Cho một số có hai chữ số. Nếu đổi chỗ hai chữ số của nó thì được một số mới lớn hơn số đã cho là 63. Tổng của số đã cho và số mới tạo thành 99. Tổng các chữ số của số đó là?
A. 9
B. 8
C. 7
D. 6
-
Câu 28:
Một ô tô đi quãng đường AB với vận tốc 50 km/h, rồi đi tiếp quãng đường BC với vận tốc 45 km/h. Biết quãng đường tổng cộng dài 165 km và thời gian ô tô đi trên quãng đường AB ít hơn thời gian đi trên quãng đường BC là 30 phút. Tính thời gian ô tô đi trên đoạn đường AB.
A. 2 giờ
B. 1,5 giờ
C. 1 giờ
D. 3 giờ
-
Câu 29:
Cho hàm số y = (m + 1)x2 + 2. Tìm m biết rằng với x = 1 thì y = 5.
A. m = 2
B. m = -2
C. m = - 3
D. m = 3
-
Câu 30:
Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R\(^2\)
Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 12 lần
C. Tăng 36 lần
D. Giảm 6 lần