Đề thi giữa HK2 môn Toán 9 năm 2021-2022
Trường THCS Thịnh Quang
-
Câu 1:
Phương trình x - 5y + 7 = 0 nhận cặp số nào sau đây là nghiệm?
A. (0; 1)
B. (-1; 2)
C. (3; 2)
D. (2; 4)
-
Câu 2:
Cho phương trình 2x – 6 = 0. Đường thẳng biểu diễn tập nghiệm của phương trình trên là đường thẳng?
A. Song song trục hoành
B. Song song trục tung.
C. Song song đường thẳng x - 3 = 0.
D. Trùng với đường thẳng 3x + 9 = 0
-
Câu 3:
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l}
- 2{\rm{x}} + y = - 3\\
3{\rm{x}} - 2y = 7
\end{array} \right.\)A. 0
B. Vô số
C. 1
D. 2
-
Câu 4:
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}
y = \left( { - 2 - m} \right)x + 2\\
y = \left( {m + 4} \right)x + 19
\end{array} \right.\) . Tìm m để hệ phương trình trên có nghiệm duy nhất?A. m = 3
B. m = -3
C. m ≠ -3
D. m ≠ 3
-
Câu 5:
Trên một cánh đồng cấy 60 ha lúa giống mới và 40 ha lúa giống cũ, thu hoạch được tất cả 460 tấn thóc. Hỏi năng suất lúa mới trên 1 ha là bằng bao nhiêu, biết rằng 3 ha trồng lúa mới thu hoạch được ít hơn 4 ha trồng lúa cũ là 1 tấn
A. 5 tấn
B. 4 tấn
C. 6 tấn
D. 3 tấn
-
Câu 6:
Một ô tô và một xe máy ở hai địa điểm A và B cách nhau 180 km, khởi hành cùng một lúc đi ngược chiều nhau và gặp nhau sau 2 giờ. Biết vận tốc của ô tô lớn hơn vận tốc của xe máy 10 km/h. Tính vận tốc của ô tô và xe máy lần lượt là?
A. 40 km/h và 30 km/h
B. 45km/h và 35 km/h
C. 48km/h và 38km/h
D. 50km/h và 40km/h
-
Câu 7:
Cho hàm số \(y = ax^2\) với . Kết luận nào sau đây là đúng:
A. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x > 0
B. Hàm số nghịch biến khi a < 0 và x < 0
C. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x < 0
D. Hàm số nghịch biến khi a > 0 và x = 0
-
Câu 8:
Giá trị của hàm số \(y = f(x) = -7x^2\) tại \(x_0 = -2\) là:
A. 28
B. 12
C. 21
D. -28
-
Câu 9:
Cho hàm số \(y = (m + 1)x^2 + 2\). Tìm m biết rằng với x = 1 thì y = 5.
A. m = 2
B. m = -2
C. m = - 3
D. m = 3
-
Câu 10:
Diện tích hình tròn bán kính R được cho bởi công thức: S = π.R2 .
Hỏi nếu bán kính tăng lên 6 lần thì diện tích tăng hay giảm bao nhiêu lần?
A. Tăng 6 lần
B. Tăng 12 lần
C. Tăng 36 lần
D. Giảm 6 lần
-
Câu 11:
Trên mặt phẳng tọa độ cho điểm A( 1; 2) thuộc đồ thị hàm số \(y = ax^2\) (a ≠ 0). Hỏi điểm nào thuộc đồ thị hàm số ?
A. M (2; 8)
B. N ( -2; 4)
C. P( - 3; 9)
D. Q( 4; 16)
-
Câu 12:
Cho \(y = ax^2\) (a ≠ 0) đồ thị hàm số . Với giá trị nào của a thì đồ thị của hàm số đã cho nằm phía trên trục hoành.
A. a < 0
B. a > 0
C. a |< 2
D. a > 2
-
Câu 13:
Trong các phương trình sau, phương trình nào là phương trình bậc hai?
A. x2 + 4x - 7 = x2 + 8x - 10
B. x3 + 8x = 0
C. x2 - 4 = 0
D. 5x - 1 = 0
-
Câu 14:
Hệ số c của phương trình \(x^2 + 7x + 9 = 9\) là?
A. 9
B. -9
C. 0
D. 18
-
Câu 15:
Chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc
A. Có đỉnh nằm trên đường tròn
B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
C. Có hai cạnh là hai đường kính của dường tròn
D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
-
Câu 16:
Trong hai cung của một đường tròn hay hai đường tròn bằng nhau, cung nào nhỏ hơn
A. Có số đo lớn hơn
B. Có số đo nhỏ hơn 90°
C. Có số đo lớn hơn 90°
D. Có số đo nhỏ hơn
-
Câu 17:
Chọn khẳng định đúng. Cho đường tròn (O) có dây cung AB > CD khi đó
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung BC
-
Câu 18:
Chọn khẳng định đúng.
A. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây (không đi qua tâm) thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
B. Trong một đường tròn, đường kính đi qua trung điểm của một dây thì đi qua điểm chính giữa của cung bị căng bởi dây ấy.
C. Trong một đường tròn, đường kính đi qua điểm chính giữa của một cung thì song song với dây căng cung ấy.
D. Trong một đường tròn, hai đường kính luôn vuông góc với nhau.
-
Câu 19:
Một hình tròn có diện tích \(S = 144π (cm^2)\). Bán kính của hình tròn đó là:
A. 15 (cm)
B. 16 (cm)
C. 12 (cm)
D. 14 (cm)
-
Câu 20:
Diện tích hình tròn bán kính R = 10 cm là
A. 100π (cm2)
B. 10π (cm2)
C. 20π (cm2)
D. 100π2 (cm2)
-
Câu 21:
Biết chu vi đường tròn là C = 36π (cm) . Tính đường kính của đường tròn.
A. 18(cm)
B. 14(cm)
C. 36(cm)
D. 20(cm)
-
Câu 22:
Cho tam giác ABC có AB= 8cm; AC = 6cm và BC = 10cm. Tính chu vi đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC?
A. 8π (cm)
B. 10π (cm)
C. 6π (cm)
D. 12π (cm)
-
Câu 23:
Cho tam giác ABC có AB = 6cm; BC= 10 cm và AC = 8cm. Tính bán kính đường tròn ngoại tiếp tam giác ABC?
A. 4cm
B. 5cm
C. 6cm
D. 7cm
-
Câu 24:
Cho tam giác ABC (AB < AC) có 3 góc nhọn nội tiếp trong đường tròn (O; R). Vẽ đường cao AH của tam giác ABC, đường kính AD của đường tròn. Gọi E, F lần lượt là chân đường vuông góc kẻ từ C và B xuống đường thẳng AD. M là trung điểm của BC.
Tìm khẳng định sai ?
A. Tứ giác ABHF nội tiếp
B. Tứ giác BMFO nội tiếp
C. HE // BD
D. Có ít nhất một khẳng định sai
-
Câu 25:
Nghiệm của hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} (x+1)(y-3)=(x-1)(y+3) \\ (x-3)(y+1)=(x+1)(y-3) \end{array}\right.\) là:
A. (0;0)
B. (1;1)
C. (2;2)
D. (3;3)
-
Câu 26:
Gọi (x;y) là nghiệm cảu hệ phương trình \(\left\{\begin{array}{l} 7 x-3 y=5 \\ 4 x+y=2 \end{array}\right.\). Tính x+y?
A. -12
B. \(\frac{5}{19}\)
C. \(\frac{-3}{4}\)
D. -7
-
Câu 27:
Thực hiện viết phương trình đường thẳng (d) y = ax + b đi qua hai điểm A(-1; - 2) và B (0; 1)
A. y = 3x - 1
B. y = 3x + 1
C. y = x + 3
D. y = x - 3
-
Câu 28:
Số nghiệm của hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} - x - \sqrt {2y} = \sqrt 3 \\ \sqrt {2{\rm{x}}} + 2y = - \sqrt 6 \end{array} \right.\) là
A. 1
B. 0
C. 2
D. Vô số
-
Câu 29:
Phương trình bậc nhất hai ẩn 0x – y = 2 có tập nghiệm là:
A. \(S = \left\{ { - 2} \right\}\)
B. \(S = \left\{ {\left( {0; - 2} \right)} \right\}\)
C. \(S = \left\{ {\left( {x; - 2} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
D. \(S = \left\{ {\left( {-2; y} \right)\left| {y \in R} \right.} \right\}\)
-
Câu 30:
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 31:
Cho các hình thoi ABCD có cạnh AB cố định . Tìm quỹ tích giao điểm của hai đường chéo của hình thoi đó .
A. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 120° dựng trên AB
B. Quỹ tích điểm O là nửa đường tròn đường kính AB, trừ hai điểm A và B
C. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 60° dựng trên AB
D. Quỹ tích điểm O là 2 cung chứa góc 30° dựng trên AB
-
Câu 32:
Cho biết đoạn thẳng BC cố định. Lấy điểm A bất kì sao cho tam giác ABC cân tại A. Tìm quỹ tích điểm A?
A. Đường tròn tâm B bán kính BC.
B. Đường tròn tâm C bán kính BC.
C. Đường trung trực của đoạn thẳng BC.
D. Đường tròn đường kính BC.
-
Câu 33:
Góc ở hình nào dưới đây biểu diễn góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung
A. Hình 1
B. Hình 2
C. Hình 3
D. Hình 4
-
Câu 34:
Góc tạo bởi tiếp tuyến và dây cung có số đo bằng
A. 90°
B. Số đo góc ở tâm chắn cung đó
C. Nửa số đo góc nội tiếp chắn cung đó
D. Nửa số đo cung bị chắn
-
Câu 35:
Cho (A ) là điểm cố định trên đường tròn (O;R) Gọi AB và AC là hai dây cung thay đổi trên đường tròn (O ) thỏa mãn \( \sqrt {AB.AC} = R\sqrt 3 ,\) Khi đó vị trí của (B,C ) trên ( O ) để diện tích tam gíac ABC lớn nhất là:
A. ΔABC cân
B. ΔABC đều.
C. ΔABC vuông cân
D. ΔABC vuông
-
Câu 36:
Hai cặp số (-1 ; 1) và (-1 ; -2) là hai nghệm của một phương trình bậc nhất hai ẩn. Tập nghiệm của phương trình đó là:
A. \(S = \left\{ {\left( {x\,\,;\,\,1} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
B. \(S = \left\{ {\left( { - 1\,\,;\,\,y} \right)\left| {y \in R} \right.} \right\}\)
C. \(S = \left\{ {\left( {x\,\,;\,\, - 2} \right)\left| {x \in R} \right.} \right\}\)
D. \(S = \left\{ {\left( { - 1\,\,;\,\,1} \right);\left( { - 1\,\,;\,\, - 2} \right)} \right\}\)
-
Câu 37:
Trong các cặp số (- 2;1); (0;2); ( - 1;0); (1,5;3); (4; - 3) có bao nhiêu cặp số không là nghiệm của phương trình 3x + 5y = - 3
A. 1
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 38:
Cho phương trình bậc nhất 4x - y = 1. Hãy điền vào chỗ chấm để (1; .....) và (…..; 3) là các nghiệm của phương trình.
A. 1;3
B. 2;3
C. 3;3
D. 4;3
-
Câu 39:
Một miếng đất hình chữ nhật có diện tích là 300 m2, nếu tăng chiều rộng lên 5m và giảm chiều dài đi 5m thì diện tích không đổi. Chu vi của miếng đất ban đầu là:
A. 60m
B. 65m
C. 70m
D. 75m
-
Câu 40:
Cho nửa đường tròn (O) đường kính AB và C là điểm chính giữa của cung AB. Lấy điểm M thuộc cung BC và điểm N thuộc tia AM sao cho AN = BM. Kẻ dây CD song song với AM. Gọi (S1; S2) lần lượt là diện tích của tam giác ACN và tam giác BCM. Chọn câu đúng
A. \({S_1} = 2{S_2}\)
B. \(2{S_1} = {S_2}\)
C. \({S_1} = {S_2}\)
D. \({S_1} = 3{S_2}\)