Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Cho hỗn hợp X gồm CH4, C2H4 và C2H2. Lấy 8,6 gam X tác dụng hết với dung dịch brom (dư) thì khối lượng brom phản ứng là 48 gam. Mặt khác, nếu cho 13,44 lít (ở đktc) hỗn hợp khí X tác dụng với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, thu được 36 gam kết tủa. Phần trăm thể tích của CH4 có trong X là
A. 20%.
B. 50%.
C. 25%.
D. 40%.
-
Câu 2:
Đốt cháy hoàn toàn 1,1 gam hỗn hợp X gồm metan, etin, propen thu được 3,52 gam CO2. Mặt khác, khi cho 448 ml hỗn hợp khí X (đkc) đi qua dung dịch nước brom dư thì chỉ có 4 gam brom phản ứng. Phần trăm thể tích etin trong hỗn hợp X là
A. 40%
B. 50%
C. 25%
D. 60%
-
Câu 3:
Hỗn hợp X gồm H2 và C2H4 có tỉ khối so với H2 là 7,5. Dẫn X qua Ni nung nóng, thu được hỗn hợp Y có tỉ khối so với H2 là 12,5. Hiệu suất của phản ứng hiđro hóa là
A. 70%.
B. 60%.
C. 50%.
D. 80%.
-
Câu 4:
Hỗn hợp Y gồm metan, etylen,và propin có tỷ khối so với H2 là 13,2. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp Y sau đó dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thì khốilượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
A. 16,88gam.
B. 17,56gam.
C. 18,64 gam.
D. 17,72 gam.
-
Câu 5:
Hỗn hợp X gồm Metan, axetilen và propen có tỉ khối so với H2 là 13,1. Đốt cháy hoàn toàn 0,2 mol hỗn hợp X sau đó dẫn sản phẩm cháy vào bình chứa dung dịch Ca(OH)2 dư thì thu được 38 gam kết tủa trắng và khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 21,72 gam
B. 22,84 gam
C. 16,72 gam
D. 16,88 gam
-
Câu 6:
Hỗn hợp X gồm: C4H4, C4H2, C4H6, C4H8, C4H10. TL khối của X so với H2 là 27. Đốt cháy hoàn toàn X, cần dung vừa đủ V lít O2 (đktc), thu được CO2 và 0,03 mol H2O. Giá trị của V là:
A. 1,232.
B. 2,464.
C. 3,696.
D. 7,392.
-
Câu 7:
Hỗn hợp X gồm propin, propan và propilen có tỉ khối so với hiđro là 21,2. Đốt cháy hoàn toàn 15,9 gam X, sau đó hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào bình đựng 1 lít dung dịch Ba(OH)2 0,8M thấy khối lượng bình tăng m gam và có a gam kết tủa. Giá trị của m và a lần lượt là:
A. 71,1 gam và 93,575 gam
B. 71,1 gam và 73,875 gam
C. 42,4 gam và 63,04 gam
D. 42,4 gam và 157,6 gam
-
Câu 8:
Hợp X gồm vinylaxetilen, eten và propin có tỉ lệ khối so với hidro bằng 17. Đốt cháy hoàn toàn một lượng X thu được CO 2 và 3,6 gam H 2 O. Nếu toàn bộ sản phẩm cháy qua dung dịch Ca ( OH) 2 dư thì thu được m gam kết. Value of m is
A. 12,5 gam
B. 25 gam
C. 37,5 gam
D. 50 gam
-
Câu 9:
Hỗn hợp khí X gồm etilen, metan, propin và vinylaxetilen có tỉ khối so với H2 là 17. Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào bình dung dịch Ca(OH)2 (dư) thì khối lượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là
A. 6,6.
B. 5,85.
C. 7,3.
D. 3,39.
-
Câu 10:
Hỗn hợp X có tỉ khối so với hiđro là 21,2 gồm C3H8, C3H6, và C3H4. Khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol X, thì cần vừa đủ V lít oxi (đktc). Giá trị của V là (cho C=12, H =1)
A. 103,04.
B. 18,60.
C. 10,304.
D. 13,888.
-
Câu 11:
Hỗn hợp Y gồm metan, etylen,và propin có tỷ khối so với H2 là 13,2. Đốt cháy hoàn toàn 0,15 mol hỗn hợp Y sau đó dẫn sản phẩm cháy vào dung dịch NaOH dư thì khốilượng bình tăng thêm m gam. Giá trị của m là:
A. 16,88gam.
B. 17,56gam.
C. 18,64 gam.
D. 17,72 gam.
-
Câu 12:
Đốt cháy hoàn toàn 7,04 gam một hiđrocacbon X, rồi hấp thụ hết sản phẩm cháy vào bình đựng nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 44,0 gam kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 11,36 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H8.
B. C3H6.
C. C4H8.
D. CH4.
-
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn 4,872 gam một hiđrocacbon X, dẫn sản phẩm cháy qua bình đựng dung dịch nước vôi trong. Sau phản ứng thu được 27,93g kết tủa và thấy khối lượng dung dịch giảm 5,586 g. Công thức phân tử của X là
A. CH4.
B. C4H10.
C. C3H6.
D. C4H8.
-
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 4,64 gam một hiđrocacbon X (chất khí ở điều kiện thường) rồi đem toàn bộ sản phẩm cháy hấp thụ hết vào bình đựng dung dịch Ba(OH)2. Sau các phản ứng thu được 39,4 gam kết tủa và khối lượng phần dung dịch giảm bớt 19,912 gam. Công thức phân tử của X là
A. C3H4
B. CH4.
C. C2H4.
D. C4H10
-
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn một lượng hiđrocacbon X. Hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 (dư) tạo ra 29,55 gam kết tủa, dung dịch sau phản ứng có khối lượng giảm 19,35 gam so với dung dịch Ba(OH)2 ban đầu. Công thức phân tử của X là
A. C3H8.
B. C3H6.
C. C3H4.
D. C2H6.
-
Câu 16:
Đốt cháy hoàn toàn một hiđrocacbon A, rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua bình chứa dung dịch nước vôi trong (dư), thì khối lượng dung dịch trong bình giảm 2,48 g và có 7 g kết tủa tạo ra. Công thức phân tử của A là
A. C6H12.
B. C6H14.
C. C7H14.
D. C7H16.
-
Câu 17:
Cracking 0,1 mol C4H10 thu được hỗn hợp X gồm CH4, C2H6, C2H4, C3H6 và C4H10. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X, sau đó cho sản phẩm cháy hấp thụ hết vào dung dịch nước vôi trong dư. Nhận định nào sau đây đúng?
A. Khối lượng dung dịch giảm 13,4 gam
B. Khối lượng dung dịch tăng 13,4 gam
C. Khối lượng dung dịch tăng 35,6 gam
D. Khối lượng dung dịch giảm 40 gam
-
Câu 18:
Khi điều chế axetilen bằng phương pháp nhiệt phân nhanh metan thu được hỗn hợp A gồm axetilen, hidro và một phần metan chưa phản ứng. Tỉ khối của A so với Hidro bằng 5. Hiệu suất của quá trình chuyển hóa metan thành axetilen là
A. 30%
B. 70%
C. 60%
D. 40%
-
Câu 19:
Thực hiện phản ứng crackinh m gam isobutan thu được hỗn hợp X chỉ có các hiđrocacbon. Dẫn hỗn hợp X qua dung dịch chứa 6,4 gam brom, thấy brom phản ứng hết và có 4,704 lít hỗn hợp khí Y (đktc) thoát ra. Tỉ khối hơi của Y so với H2 là 117/7. Giá trị của m là
A. 10,44.
B. 8,70.
C. 9,28.
D. 8,12
-
Câu 20:
Hợp chất X có công thức phân tử trùng với công thức đơn giản nhất, vừa tác dụng được với axit vừa tác dụng được với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X, thành phần phần trăm khối lượng của các nguyên tố C, H, N lần lượt bằng 40,449%; 7,865% và 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45g X phản ứng hoàn toàn với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH (đun nóng) thu được 4,85g muối khan. Công thức cấu tạo thu gọn của X là:
A. \(C{H_2} = CHCOON{H_4}\)
B. \({H_2}NCOO - {C_2}{H_5}\;\)
C. \({H_2}NC{H_2}COO - C{H_3}\)
D. \(\;{H_2}N{C_2}{H_4}COOH\;\)
-
Câu 21:
Hợp chất hữu cơ X được dùng để sản xuất polime. Biết X tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch Br2 nhưng không tác dụng với dung dịch NaHCO3. Tên gọi của X là
A. axit ε-aminocaproic.
B. metyl metacrylat.
C. etyl axetat.
D. axit acrylic.
-
Câu 22:
Tơ là những vật liệu polime hình sợi dài và mảnh với độ bền nhất định. Cho các polime sau: polibutadien, poliacrilonitrin, poli(etylen terephtalat), poli(hexametylen adipamit), policaproamit. Số polime dùng để sản xuất tơ là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 23:
DEP (đietyl phtalat) được dùng làm thuốc điều trị bệnh ghẻ và giảm triệu chứng sưng tấy ở vùng da bị côn trùng cắn. Công thức cấu tạo của DEP như sau:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. DEP là este hai chức.
B. DEP chứa 10 nguyên tử cacbon trong phân tử.
C. DEP là hợp chất tạp chức.
D. DEP được tạo thành từ ancol hai chức và axit cacboxylic đơn chức.
-
Câu 24:
Chất béo là nguồn cung cấp năng lượng đáng kể cho cơ thể người. Trung bình 1 gam chất béo cung cấp 38 kJ và năng lượng từ chất béo đóng góp 20% tổng năng lượng cần thiết trong ngày. Một ngày, một học sinh trung học phổ thông cần năng lượng 9120 kJ thì cần ăn bao nhiêu gam chất béo cho phù hợp?
A. 24g
B. 48g
C. 76g
D. 38g
-
Câu 25:
Biết rằng khi đun nóng 7,4 gam A với 200 gam dung dịch NaOH 20% , sau đó cô cạn thu được 44,2 gam chất rắn khan. Xác định CTCT đúng của A.
A. CH3– COO – C2H5
B. H– COO – CH3
C. H– COO – C2H5
D. CH3 – COO – CH3
-
Câu 26:
Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi và độ tan trong nước của ba chất hữu cơ X, Y, Z được trình bày trong bảng sau:
Các chất X, Y, Z lần lượt là
A. Phenol, glyxin, ancol etylic
B. Glyxin, phenol, axit axetic
C. Phenol, axit axetic, glyxin
D. Axit axetic, glyxin, phenol
-
Câu 27:
Cho dãy các chất sau: (1) CH3CH2NH2, (2) (CH3)2NH, (3) CH3COOH, (4) HCOOCH3. Tính chất của các chất được mô tả như sau:
Chất X là:
A. (CH3)2NH
B. CH3CH2NH2
C. CH3COOH.
D. HCOOCH3
-
Câu 28:
Cho các nhận định sau:
(a) Các este không tan trong nước do chúng nhẹ hơn nước.
(b) Chất béo là trieste của glixerol với các axit monocacboxylic cacbon dài, phân nhánh.
(c) Chất béo chứa các gốc axit no thường là chất lỏng ở nhiệt độ thường và được gọi là dầu.
(d) Các este không tan trong nước và nổi lên trên mặt nước là do chúng không tạo được liên kết hiđro với nước và nhẹ hơn nước.
(e) Phản ứng thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm là phản ứng thuận nghịch.
(g) Khi đun chất béo lỏng với hiđro có xúc tác niken trong nồi hấp thì chúng chuyển thành chất béo rắn.
Số nhận định không đúng là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 29:
Một sinh viên thực hiện thí nghiệm sau:
- Bước 1: Cho một lượng dầu dừa vào cốc thuỷ tinh chịu nhiệt đựng một lượng dư dung dịch NaOH thấy chất lỏng trong cốc tách thành 2 lớp.
- Bước 2: Đun sôi nhẹ hỗn hợp đồng thời khuấy đều một thời gian đến khi thu được chất lỏng đồng nhất.
- Bước 3: Để nguội hỗn hợp và thêm vào một ít muối ăn, khuấy cho tan hết thấy hỗn hợp tách thành hai lớp: phía trên là chất rắn màu trắng, dưới là chất lỏng.
Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dầu dừa là một chất béo lỏng, nhẹ hơn nước, không tan trong nước nên sau bước 1 chất lỏng trong cốc tách thành 2 lớp.
B. Sản phẩm của phản ứng thủy phân chất béo tan được trong nước nên ta thu được hỗn hợp đồng nhất.
C. Khi để nguội và thêm muối ăn vào hỗn hợp thì muối natri của axit béo tách ra khỏi dung dịch và chìm xuống đáy cốc thủy tinh.
D. Muối ăn thêm vào nhằm làm tăng khối lượng riêng của dung dịch và làm giảm độ tan muối natri của axit béo.
-
Câu 30:
Thực hiện thí nghiệm: Cho isoamyl axetat (dầu chuối) vào cốc đựng dung dịch natri hiđroxit thấy chất lỏng trong cốc tách thành hai lớp, sau đó khuấy đều và đun sôi hỗn hợp một thời gian thấy chất lỏng trong cốc tạo thành một dung dịch đồng nhất. Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Dầu chuối không tan trong nước vì không có khả năng tạo liên kết hiđro với nước nên ban đầu chất lỏng trong cốc phân thành 2 lớp
B. Nước có khối lượng riêng nhỏ hơn dầu chuối nên dầu chuối nổi lên trên mặt nước
C. Khi đun nóng và khuấy đều hỗn hợp thì xảy ra phản ứng xà phòng hóa isoamyl axetat.
D. Các sản phẩm của phản ứng đều tan được trong nước nên tạo thành dung dịch đồng nhất.
-
Câu 31:
Cho các dung dịch C6H5NH2, CH3NH2, NaOH, C2H5OH và H2NCH2COOH. Trong các dung dịch trên, số dung dịch có thể làm đổi màu phenolphtalein là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 32:
Cho các chất : C2H5OH, CH3COOH, C2H2, C2H4. Có bao nhiêu chất sinh ra từ CH3CHO bằng một phản ứng
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 33:
Tiến hành thí nghiệm với các chất X, Y, Z (trong dung dịch) thu được các kết quả như sau:
Mẫu thử
Thí nghiệm
Hiện tượng X hoặc T Tác dụng với quỳ tím Chuyển màu xanh Y Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Có kết tủa Ag Z Tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng Không hiện tượng Y hoặc Z Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Dung dịch xanh lam T Tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm Có màu tím Biết T là chất hữu cơ mạch hở. Các chất X, Y, Z, T lần lượt là
A. Etylamin, fructozo, saccarozo, Glu-Val- Ala.
B. Anilin, glucozo, saccarozo, Lys-Gly- Ala.
C. Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val.
D. Etylamin, glucozo, saccarozo, Lys -Val- Ala.
-
Câu 34:
Cho các phát biểu sau:
(a) mọi este khi xà phòng hóa đều tạo ra muối và ancol
(b) Fructozo có nhiều trong mật ong
(c) Liên kết của nhóm CO và nhóm NH giữa các aminoaxit là liên kết peptit
(d) Amilopectin, tơ tằm, lông cừu là polime thiên nhiên
(e) Cao su Buna-S được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng
(f) Tinh bột và xenlulozo là đồng phân của nhau
(g) Protein dạng sợi dễ dàng tan trong nước tạo thành dung dịch keo
(h) Amilozo và amylopectin đều có các liên kết α – 1,4 – glicozit
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(1) Este có nhiệt độ sôi thấp hơn so với axit và ancol có cùng số nguyên tử cacbon.
(2) Dầu ăn và mỡ bôi trơn có cùng thành phần nguyên tố.
(3) Tên thay thế của amin có công thức (CH3)3N là trimetylamin
(4) Dung dịch 37 - 40% fomanđehit trong nước gọi là fomalin (còn gọi là fomon) được dùng để ngâm xác động vật, thuộc da, tẩy uế, diệt trùng.
(5) Các chất: cocain, amphetamin, heroin, moocphin là những chất gây nghiện, hết sức nguy hại cho sức khỏe con người.
Có bao nhiêu phát biểu sai?
A. 3
B. 1
C. 4
D. 2
-
Câu 36:
X, Y, Z là các hợp chất hữu cơ mạch hở có cùng công thức phân tử C4H6O4. X, Y, Z đều tác dụng với NaOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1:2
- X tác dụng với NaHCO3, thu được số mol khí gấp đôi số mol X phản ứng.
- Y tác dụng với NaHCO3 theo tỉ lệ mol 1:1 nhưng không có phản ứng tráng gương.
- Z có phản ứng tráng gương và không tác dụng với NaHCO3.
Công thức cấu tạo của X, Y và Z tương ứng là
A. \(HOOC - C{H_2} - C{H_2} - COOH,HOOC - COO - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}HCOO - C{H_2} - COO - C{H_3}\)
B. \(HCOO - C{H_2} - C{H_2} - OOCH,{\rm{ }}HOOC - COO - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}HOOC - C{H_2} - COO - C{H_3}\)
C. \(HOOC - C{H_2} - C{H_2} - COOH,{\rm{ }}HOOC - COO - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}HOOC - C{H_2} - COO - C{H_3}\)
D. \(HOOC - C{H_2} - C{H_2} - COOH,{\rm{ }}C{H_3}OOC - COO - C{H_3},{\rm{ }}HOOC - C{H_2} - COO - C{H_3}\)
-
Câu 37:
Loại hợp chất nào sau đây không chứa nitơ trong phân tử?
A. Amino axit.
B. Muối amoni.
C. Cacbohiđrat.
D. Protein.
-
Câu 38:
Cho các chất sau: tristearin, tinh bột, etyl axetat, tripeptit (Gly - Ala - Val). Số chất tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường kiềm là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 39:
Cho sơ đồ chuyển hóa sau:
\(\begin{array}{l} \left( 1 \right){\rm{ }}n - pentan\mathop \to \limits^{{t^o}} A{\rm{ }} + {\rm{ }}B;{\rm{ }}D{\rm{ }} + {\rm{ }}E\\ \left( 2 \right){\rm{ }}A{\rm{ }} + {\rm{ }}C{l_2}\mathop \to \limits^{a/s} \;C{H_3} - CHCl - C{H_3}\; + {\rm{ }}F\\ \left( 3 \right){\rm{ }}C{H_3}COONa{\rm{ }} + {\rm{ }}NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}D{\rm{ }} + {\rm{ }}G\\ \left( 4 \right){\rm{ }}D{\rm{ }} + {\rm{ }}C{l_2}\mathop \to \limits^{a/s} L + F\\ \left( 5 \right){\rm{ }}C{H_3} - CHCl - C{H_3}\; + {\rm{ }}L{\rm{ }} + {\rm{ }}Na{\rm{ }} \to {\rm{ }}M{\rm{ }} + {\rm{ }}NaCl \end{array}\)
Các chất A, B, D, E và M lần lượt có cấu tạo là
A. \(C{H_3} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_2} - C{H_3}\)
B. \(C{H_3} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3}\)
C. \(C{H_3} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_2} = C{H_2},{\rm{ }}C{H_4},{\rm{ }}C{H_2} = CH - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3}\)
D. \(C{H_4},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_2} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_2} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - C{H_3},{\rm{ }}C{H_3} - CH\left( {C{H_3}} \right) - C{H_3}.\)
-
Câu 40:
Để phản ứng với 6,0 gam một axit cacboxylic no, đơn chức, mạch hở cần 100ml NaOH 1 M. Công thức của axit là gì?
A. CH2=CHCOOH
B. C2H5COOH
C. CH3COOH
D. HCOOH
-
Câu 41:
Ống dẫn chất thải từ các chậu rửa bát thường bị tắc do dầu mỡ nấu ăn dư thừa làm tắc. Người ta thường đổ xút rắn hoặc dung dịch xút đặc vào 1 thời gian sẽ hết tắc là do
A. Dung dịch NaOH tạo phức với dầu mỡ tạo ra phức chất tan
B. Do NaOH thủy phân lớp mỏng ống dẫn nước thải
C. Dung dịch NaOH tác dụng với nhóm OH của glixerol có trong dầu mỡ sinh ra chất dễ tan
D. Dung dịch NaOH thủy phân dầu mỡ thành glixerol và các chất hữu cơ dễ tan
-
Câu 42:
Cho X có CTPT trùng với CTĐGN vừa tác dụng với axit vừa tác dụng với kiềm trong điều kiện thích hợp. Trong phân tử X thành phần phần trăm khối lượng các nguyên tố C,H,N lần lượt bằng 40,449%; 7,865%; 15,73%; còn lại là oxi. Khi cho 4,45g X phản ứng với 1 lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 4,85g muối khan. Công thức cấu tạo của X là?
A. H2NCH2COOH
B. CH2CHCOONH4
C. H2NC2H4COOH
D. H2NCOOCH2CH3
-
Câu 43:
Triolein không tác dụng được với dung dịch nào sau
A. H2O (xúc tác H2SO4 loãng, đun nóng)
B. Cu(OH)2 (ở điều kiện thường)
C. Dung dịch NaOH (đun nóng)
D. H2 (xúc tác Ni, đun nóng)
-
Câu 44:
Để phản ứng hết 2 chất hữu cơ đơn chức X và Y (Mx < MY) cần vừa đủ 300 ml NaOH 1M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 24,6 gam muối của một axit hữu cơ và m gam một ancol. Đốt cháy hoàn toàn lượng ancol trên thu được 4,48 lít CO2 (đktc) và 5,4 gam H2O. Công thức của Y là?
A. CH3COOC2H5
B. CH3COOCH3
C. CH2=CHCOOCH3
D. C2H5COOC2H5
-
Câu 45:
Thuỷ phân 0,2 mol 1 este E cần dùng vừa đủ 100 gam NaOH 24%, thu được một ancol và 43,6 gam hỗn hợp muối của 2 axit cacboxylic đơn chức. Hai axit đó là gì?
A. HCOOH và CH3COOH
B. CH3COOH và C2H5COOH
C. C2H5COOH và C3H7COOH
D. HCOOH và C2H5COOH
-
Câu 46:
Tiến hành thí nghiệm của 1 vài vật liệu polime với dung dịch kiềm theo các bước sau đây :
- Bước 1 : Lấy 4 ống nghiệm đựng lần lượt các chất PE, PVC , sợi len, xenlulozo theo thứ tự 1,2,3,4
- Bước 2 : Cho vào mỗi ống nghiệm 2 ml dung dịch NaOH 10% đun sôi, để nguội
- Bước 3 : Gạt lấy lớp nước ở mỗi ống nghiệm ta được tương ứng là các ống nghiệm 1’,2’,3’,4’
- Bước 4 : Thêm HNO3 và vài giọt AgNO3 vào ống nghiệm 1’,2’. Thêm vài giọt CuSO4 vào ống 3’,4’.
Phát biểu nào sau đây sai
A. Ống 1’ không hiện tượng
B. Ống 2’ có kết tủa trắng
C. Ống 3’ có màu tím đặc trưng
D. Ống 4’ có màu xanh lam
-
Câu 47:
Lên men giấm 460 ml ancol etylic 80 với hiệu suất là 30% với khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml và nước bằng 1g/ml. Nồng độ % của axit axetic trong dung dịch thu được là:
A. 3,76%
B. 2,51%
C. 2,47%
D. 7,99%
-
Câu 48:
Cho 9,82g hỗn chất X gồm 2 ancol đơn chức là đồng đẳng kế tiếp đi qua CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng xảy ra và ngưng tụ hơi nước thu được hỗn hợp gồm Y (chỉ chứa hợp chất hữu cơ). Tỉ khối của Y so với X là 0,949. Phần trăm khối lượng của ancol có phân tử khối bé hơn trong hỗn hợp X là bao nhiêu?
A. 60,9%.
B. 39,1%.
C. 56,21%.
D. 43,79%.
-
Câu 49:
Dùng 8,0 gam hơi ancol đơn chức X cho đi qua CuO (lấy dư) nung nóng được 11,2 gam hỗn hợp chất lỏng gồm ancol, anđehit và nước. Vậy hiệu suất của phản ứng oxi hoá ancol là mấy?
A. 70%.
B. 75%.
C. 60%.
D. 80%.
-
Câu 50:
Chất A có công thức phân tử C6H8O4. Cho sơ đồ phản ứng sau
\(\begin{array}{l} \left( A \right){\rm{ }} + {\rm{ }}2NaOH{\rm{ }} \to {\rm{ }}\left( B \right){\rm{ }} + {\rm{ }}\left( C \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\\ \left( B \right)\mathop \to \limits^{{H_2}S{O_4},{t^0}} \left( D \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{H_2}O\\ \left( C \right){\rm{ }} + {\rm{ }}HCl{\rm{ }} \to {\rm{ }}\left( E \right){\rm{ }} + {\rm{ }}NaCl \end{array}\)
Phát biểu nào sau đây phù hợp với sơ đồ trên :
A. Chất E là HOOC-CH≡CH-COOH
B. Chất B là CH3OH
C. Chất D là C3H6
D. Chất A là este 2 chức