Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Khi cho dung dịch anbumin (có trong lòng trắng trứng) tác dụng với Cu(OH)2 thì thu được dung dịch có màu
A. tím
B. đỏ
C. trắng
D. vàng
-
Câu 2:
Cho m gam glucozơ lên men, khí thoát ra được dẫn vào dung dịch nước vôi trong dư thu được 55,2 gam kết tủa trắng (biết hiệu suất lên men là 92%). Khối lượng glucozơ đã lên men là
A. 54
B. 58
C. 84
D. 46
-
Câu 3:
Dãy nào sau đây gồm các chất vừa tác dụng được với dung dịch Br2, vừa tác dụng được với dung dịch AgNO3/NH3?
A. Axetilen, propin
B. Etilen, axetilen
C. Metan, etilen
D. Metan, propin
-
Câu 4:
Chia m gam hỗn hợp X gồm hai -amino axit là valin và lysin thành hai phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng hoàn toàn với dung dịch HCl dư, thu được dung dịch Y chứa gam muối. Cho phần hai tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, thu được dung dịch Z chứa gam muối. Phần trăm khối lượng của lysin trong hỗn hợp X gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 32%
B. 57%
C. 68%
D. 72%
-
Câu 5:
Hợp chất C6H6 có phải benzen không? Từ kết luận đó cho biết C6H6 có làm mất màu nước brom hay không? Viết phương trình phản ứng để minh họa.
A. C6H6 không làm mất màu dung dịch nước brom, benzen chỉ làm mất màu brom khan và có xúc tác là bột Fe.
B. C6H6 có làm mất màu dung dịch nước brom.
C. Cả hai đáp án trên đều đúng.
D. Cả hai đáp án trên đều sai.
-
Câu 6:
Chất nào sau không làm mất màu dung dịch nước brom ở điều kiện thường?
A. Etilen
B. Axetilen
C. Phenol
D. Toluen
-
Câu 7:
Để loại bỏ axetilen có lẫn trong etilen, người ta cho hỗn hợp khí này đi qua dung dịch chứa dư chất nào sau đây?
A. Dung dịch nước brôm
B. Dung dịch thuốc tim
C. Dung dịch nước vôi trong.
D. Dung dịch AgNO3/NH3
-
Câu 8:
So sánh nhiệt độ nóng chảy và độ tan trong nước của etylamin và glyxin
A. Hai chất có nhiệt độ nóng chảy gần ngang nhau vì đều có 2C và cả hai đều tan nhiều trong nước.
B. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiều so với etylamin. Cả hai đều tan nhiều trong nước
C. Glyxin có nhiệt độ nóng chảy thấp hơn etylamin. Glyxin tan ít còn etlyamin tan nhiều trong nước.
D. Cả hai đều có nhiệt độ nóng chảy thấp và đều ít tan trong nước.
-
Câu 9:
Xà phòng hóa este X hai chức có công thức phân tử C5H8O4 thu được sản phẩm có khả năng hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4
B. 3
C. 1
D. 2
-
Câu 10:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C4H8O3. X có khả năng tham gia phản ứng với Na, với dung dịch NaOH và phản ứng tráng bạc. Sản phẩm thuỷ phân của X trong môi trường kiềm có khả năng hoà tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X có thể là:
A. HCOOCH2CH(OH)CH3
B. HCOOCH2CH2CH2OH
C. CH3CH(OH)CH(OH)CHO
D. CH3COOCH2CH2OH
-
Câu 11:
Chất hữu cơ X có công thức phân tử C3H6O2, phản ứng được với Na và dung dịch AgNO3 trong NH3 nhưng không phản ứng với dung dịch NaOH. Hiđro hóa hoàn toàn X được chất Y có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. Công thức của X là
A. HO-[CH2]2-CHO.
B. C2H5COOH.
C. HCOOC2H5.
D. CH3-CH(OH)-CHO.
-
Câu 12:
Dung dịch ancol hòa tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường tạo dung dịch màu xanh lam là
A. Etanol
B. Glixerol
C. Propan-2-ol
D. Propan-1,3-điol
-
Câu 13:
Một ancol no, mạch hở có công thức thực nghiệm (C2H5O)n. Số công thức cấu tạo của ancol có thể hòa tan Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam là:
A. 4
B. 2
C. 6
D. 3
-
Câu 14:
Cho este đa chức X (có công thức phân tử C6H10O4) tác dụng với dung dịch NaOH, thu được sản phẩm gồm một muối của axit cacboxylic Y và một ancol Z. Biết X không có phản ứng tráng bạc. Số công thức cấu tạo phù hợp của X là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 15:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol este X bằng NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và 7,6 gam ancol Z. Chất Y có phản ứng tráng bạc, Z hòa tan được Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
B. HCOOCH2CH2OOCCH3.
C. HCOOCH2CH(CH3)OOCH
D. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
-
Câu 16:
Hợp chất X có công thức phân tử C5H8O4. Thủy phân hoàn toàn X trong dung dịch NaOH, thu được một muối của axit cacboxylic Y và ancol Z. Biết dung dịch của ancol Z hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Công thức cấu tạo của X là
A. HCOOCH2CH2OOCCH3.
B. HCOOCH2CH2CH2OOCH.
C. CH3COOCH2CH2OOCCH3.
D. HCOOCH2CH(CH3)OOCH.
-
Câu 17:
Chất X có công thức phân tử là C2H6O2. Biết X có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh lam. Số công thức cấu tạo có thể có của X là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 18:
Hợp chất X là một cacbohidrat có trong hầu hết các bộ phận của cây như lá, hoa, rễ và nhất là trong quả nho chín nên còn gọi là đường nho. Phát biểu nào sau đây về X là đúng
A. Dung dịch X có thể hòa tan được Cu(OH)2 tạo thành dung dịch xanh lam
B. Chất X không tan trong nước lạnh, chỉ tan một phần trong nước nóng
C. Chất X có thể tham gia phản ứng thủy phân trong môi trường H+, t°
D. Khi tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư thì 1 mol X cho ra 4 mol Ag
-
Câu 19:
Hợp chất X (C, H, O) chứa một nhóm chức trong phân tử, không tác dụng với Na, tác dụng với NaOH có thể theo tỉ lệ 1 :1 hay 1:2. Khi đốt cháy 1 mol X cho 7 mol CO2. Tìm công thức cấu tạo của X
A. C2H5COOC4H9
B. C3H7COOC3H7
C. HCOOC6H5
D. Kết quả khác
-
Câu 20:
Dẫn m gam hơi ancol đơn chức A qua ống CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Ancol A có tên là:
A. C2H5OH
B. C3H7OH
C. C4H9OH
D. CH3OH
-
Câu 21:
Dẫn m gam hơi ancol đơn chức A qua ống CuO (dư) nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn thấy khối lượng chất rắn trong ống giảm 0,5m gam. Ancol A có tên là:
A. Etanol
B. Propan -2 -ol
C. Metanol
D. Propan - 1 – ol
-
Câu 22:
Thủy phân 51,3 gam saccarozơ trong 100 ml dung dịch HCl 1M với hiệu suất 60%. Trung hòa lượng axit bằng NaOH vừa đủ rồi cho AgNO3/NH3 (vừa đủ) vào, sau khi các phản ứng hoàn toàn thấy xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là:
A. 38,88
B. 53,23
C. 32,40
D. 25,92
-
Câu 23:
Tính chất vật lý chung của các chất hữu cơ là:
A. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi cao, kém tan hoặc không tan trong nước.
B. Có nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ sôi thấp, kém tan hoặc không tan trong nước.
C. Có nhiệt độ nóng chảy cao và nhiệt độ sôi thấp, tan tốt trong nước.
D. Có nhiệt độ nóng chảy thấp và nhiệt độ sôi cao, tan tốt trong nước.
-
Câu 24:
Phản ứng oxi hóa axit lactic tạo ra sản phẩm phân giải là CO2 và H2O, có thể tóm tắt như thế nào?
A. ATP ↔ photphat vô cơ + ADP + năng lượng (dung cho cơ co).
B. Glicôgen ↔ axit lactic + năng lượng (để tổng hợp ATP).
C. Một phần axit matic + O2 → CO2 + H2O + năng lượng (để tổng hợp axit lactic thành glicôgen và tổng hợp ATP ).
D. Cả A, B và C
-
Câu 25:
Axit axetic không tác dụng được với chất nào sau đây?
A. NaOH
B. CO2
C. Cu(OH)2
D. Na
-
Câu 26:
Câu nào sau đây đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
A. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh
C. Etylamin trong nước làm quỳ tím chuyển thành màu xanh.
D. Dung dịch natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.
-
Câu 27:
Chất không có khả năng làm xanh quỳ tím là:
A. amoniac
B. kali hiđroxit
C. anilin
D. lysin
-
Câu 28:
Chọn câu đúng khi nói về sự đổi màu của các chất khi gặp quỳ tím?
A. Phenol trong nước làm quỳ tím hóa đỏ.
B. Anilin trong nước làm quỳ tím hóa xanh.
C. Etylamin trong nước làm cho quỳ tím chuyển thành màu xanh.
D. Dung dịch Natriphenolat không làm quỳ tím đổi màu.
-
Câu 29:
Phân tử anlyl acrylat có bao nhiêu liên kết pi (π)?
A. 1
B. 0
C. 2
D. 3
-
Câu 30:
Cho 0,1 mol tristearin ((C17H35COO)3C3H5) tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH dư, đun nóng thu được m gam glixerol. Giá trị của m là
A. 4,6
B. 14,4
C. 9,2
D. 27,6
-
Câu 31:
Các chất hiđrocacbon : metan, etilen, axetilen, benzen có tính chất hóa học chung nào sau đây?
A. Không có tính chất nào chung.
B. Có thể tác dụng với dd brom.
C. Có thể tác dụng với khí clo.
D. Có thể tác dụng với khí oxi.
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hiđro hóa hoàn toàn glucozo tạo ra axit gluconic.
(b) Ở điều kiện thường, glucozo và saccarozo đều là những chất rắn, dễ tan trong nước.
(c) Xenlulozơ trinitrat là nguyên liệu để sản xuất to nhân tạo và chế tạo thuốc súng không khói.
(d) Amilopectin trong tinh bột chỉ có các liên kết α-1,4-glicozit.
(e) Saccarozơ bị hóa đen trong H2SO4 đặc.
(g) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozo được dùng để pha chế thuốc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 5
-
Câu 33:
Các aminoaxit thì …..
A. dễ tan trong nước.
B. tan ít trong nước.
C. không tan trong nước.
D. Từ C1 đến C4 tan hoàn toàn trong nước còn lại không tan trong nước
-
Câu 34:
Khí etilen làm cho trái cây mau chín, đó là do:
A. Etilen phản ứng với hơi nước trong không khí toả nhiệt nên quả mau chín.
B. Etilen phản ứng với nước có trong trái cây, toả nhiệt nên làm quả cây mau chín.
C. Etilen kích thích sự hô hấp của tế bào trái cây làm cho quả xanh mau chín.
D. Etilen cho phản ứng cộng với dung dịch brom.
-
Câu 35:
Tính chất vật lý của khí etilen
A. là chất khí không màu, không mùi, tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
B. là chất khí, không màu, không mùi, ít tan trong nước, nhẹ hơn không khí.
C. là chất khí màu vàng lục, không mùi, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
D. là chất khí không màu, mùi hắc, ít tan trong nước, nặng hơn không khí.
-
Câu 36:
Vì sao khi thu khí metan bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt bình thu đứng, miệng bình hướng xuống?
A. Vì khí metan tan rất ít trong nước
B. Vì khí metan tan nhiều trong nước
C. Vì khí metan nhẹ hơn không khí
D. Vì khí metan nặng hơn không khí
-
Câu 37:
Vì sao có thể thu khí metan bằng cách đẩy nước?
A. Vì khí metan tan rất ít trong nước
B. Vì khí metan tan nhiều trong nước
C. Vì khí metan nhẹ hơn không khí
D. Vì khí metan nặng hơn không khí
-
Câu 38:
Vì sao có thể thu khí axetilen bằng cách đẩy nước?
A. Vì khí axetilen tan rất ít trong nước
B. Vì khí axetilen tan nhiều trong nước
C. Vì khí axetilen nhẹ hơn không khí
D. Vì khí axetilen nặng hơn không khí
-
Câu 39:
Vì sao khi thu khí etilen bằng cách đẩy không khí, ta phải đặt bình thu đứng, miệng bình hướng xuống?
A. Vì khí etilen tan rất ít trong nước
B. Vì khí etilen tan nhiều trong nước
C. Vì khí etilen nhẹ hơn không khí
D. Vì khí etilen nặng hơn không khí
-
Câu 40:
Đốt cháy hoàn toàn 1 mol hợp chất hữu cơ X, thu được 4 mol CO2. Chất X tác dụng được với Na, tham gia phản ứng tráng bạc và phản ứng cộng dung dịch Br2 theo tỉ lệ mol 1 : 1. Công thức cấu tạo của X là
A. HO-CH2-CH2-CH=CH-CHO.
B. HOOC-CH=CH-COOH
C. HO-CH2-CH=CH-CHO
D. HO-CH2-CH2-CH2-CHO
-
Câu 41:
Dãy gồm các chất đều có thể điều chế trực tiếp được axit axetic là
A. C2H2, CH3CHO, HCOOCH3
B. C2H5OH, HCHO, CH3COOCH3
C. C2H5OH, CH3CHO, CH3OH
D. C2H5OH, CH3CHO, HCOOCH3
-
Câu 42:
Thủy phân este C4H6O2 (xúc tác axit) được hai chất hữu cơ X, Y. Từ X có thể điều chế trực tiếp ra Y. Vậy X là
A. anđehit axetic
B. ancol etylic
C. axit axetic
D. axit fomic
-
Câu 43:
Từ canxi cacbua có thể điều chế trực tiếp được:
A. CH4
B. C2H4
C. C2H2
D. H2
-
Câu 44:
Chất béo (triglixerit hay triaxylglixerol) không tan trong dung môi nào sau đây?
A. Nước.
B. Clorofom.
C. Hexan
D. Benzen
-
Câu 45:
Có các dung dịch sau (trong dung môi nước): \(C{H_3}N{H_2}\;\left( 1 \right);{\rm{ }}anilin{\rm{ }}\left( 2 \right);{\rm{ }}amoniac{\rm{ }}\left( 3 \right);{\rm{ }}HOOC - CH\left( {N{H_2}} \right) - COOH{\rm{ }}\left( 4 \right);{\rm{ }}{H_2}N - CH\left( {COOH} \right) - N{H_2}\;\left( 5 \right);{\rm{ }}lysin{\rm{ }}\left( 6 \right);{\rm{ }}axit{\rm{ }}glutamic{\rm{ }}\left( 7 \right).\) Số chất làm quỳ tím chuyển thành màu xanh là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 46:
Đồng trùng hợp đivinyl và stiren thu được cao su buna-S có công thức cấu tạo là
A. (-CH2-CH=CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n
B. (-CH2-CH2-CH2-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n
C. (-CH2-CH-CH=CH2- CH(C6H5)-CH2-)n.
D. (-CH2-CH-CH-CH2-CH(C6H5)-CH2-)n.
-
Câu 47:
Tính khối lượng dung dịch axit axetic thu được khi lên men 50 lít rượu etylic 4 . Biết khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml và hiệu suất của quá trình lên men là 92%.
A. 1290g
B. 9120g
C. 1920g
D. 2910g
-
Câu 48:
Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng nhóm chức có công thức phân tử tương ứng là CH2O2, C2H4O2, C3H4O2. Tính khối lượng chất B trong dung dịch thu được khi lên men 1 lít rượu etylic 9,20. Biết hiệu suất phản ứng quá trình lên men là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic nguyên chất là 0,8 g/ml.
A. 77,9 gam
B. 76,8 gam
C. 80,7 gam
D. 79,8 gam
-
Câu 49:
Ba chất hữu cơ A, B, C chứa cùng nhóm chứa có công thức phân tử tương ứng là \(C{H_2}{O_2},{\rm{ }}{C_2}{H_4}{O_2},{\rm{ }}{C_3}{H_4}{O_2}\). Viết công thức cấu tạo các chất A, B, C.
A. A : HCOOH; B: CH3COOH; C: CH2=CH-COOH
B. A : CH3COOH; B: C2H5COOH; C: CH2=CH-COOH
C. A : HCOOH; B: CH3COOCH3; C: CH2=CH-COOCH3
D. A : HCOOH; B: HCOOCH3; C: CH2=CH-COOH
-
Câu 50:
Hai chất hữu cơ X, Y là đồng phân của nhau và có công thức phân tử là C3H7O2N. X tác dụng với NaOH thu được muối X1 có công thức phân tử là C2H4O2NNa ; Y tác dụng với NaOH thu được muối Y1 có công thức phân tử là C3H3O2Na. Tìm công thức cấu tạo của X, Y?
A. X là CH3-COOH3N-CH3 và Y là CH2=CH-COONH4
B. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH2=CH-COONH4
C. X là H2N-CH2-COOCH3 và Y là CH3-CH2COONH4
D. X là CH3-CH(NH2)-COOH và Y là CH2=CH-COONH4