Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Dung dịch alanin không tác dụng với chất nào sau đây?
A. HCl
B. HNO3
C. NaCl
D. NaOH
-
Câu 2:
Axit axetic không tác dụng với chất nào sau đây?
A. KCl
B. etanol
C. CaCO3
D. CuO
-
Câu 3:
Khẳng định nào sau đây sai khi nói về phản ứng este hóa giữa axit cacboxylic và ancol?
A. Phản ứng este hóa là phản ứng giữa ancol và axit
B. Phản ứng este hóa xảy ra không hoàn toàn
C. Phản ứng este hóa cho sản phẩn là este và nước
D. Nguyên tử H linh động của axit kết hợp với – OH của ancol tạo ra H2O.
-
Câu 4:
Biện pháp nào dưới đây không làm tăng hiệu suất quá trình tổng hợp etyl axetat từ phản ứng giữa ancol etylic và axit axetic
A. Dùng dư axit hoặc ancol
B. Dùng H2SO4 đặc hấp thụ nước
C. Chưng cất đuổi este
D. Tăng áp suất chung của hệ
-
Câu 5:
Cho các chất sau: glucozơ, tinh bột, triolein, saccarozơ, fructozơ, xenlulozơ, cumen, phenol, glixerol, axit linoleic. Chọn kết luận đúng trong các kết luận sau:
A. Có 3 chất tác dụng với nước brom và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
B. Có 3 chất tác dụng với nước brom và 4 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
C. Có 4 chất tác dụng với nước brom và 4 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
D. Có 4 chất tác dụng với nước brom và 5 chất tác dụng được với Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường
-
Câu 6:
Đốt cháy hoàn toàn một anđehit X, thu được số mol CO2 bằng số mol H2O. Nếu cho X tác dụng với lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, sinh ra số mol Ag gấp bốn lần số mol X đã phản ứng. Công thức của X là:
A. HCHO
B. (CHO)2
C. CH3CHO
D. C2H5CHO
-
Câu 7:
Cho 3,6 gam anđehit đơn chức X phản ứng hoàn toàn với một lượng dư AgNO3 trong dung dịch NH3, đun nóng, thu được m gam Ag. Hoà tan hoàn toàn m gam Ag bằng dung dịch HNO3 đặc, sinh ra 2,24 lít NO2 (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Công thức của X là
A. C3H7CHO
B. C2H5CHO
C. HCHO
D. C4H9CHO
-
Câu 8:
Hỗn hợp X gồm hiđro và các hiđrocacbon no, chưa no. Cho X vào bình có niken xúc tác, đun nóng bình một thời gian ta thu được hỗn hợp Y. Phát biểu nào sau đây sai?
A. Khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp X lớn hơn khối lượng phân tử trung bình của hỗn hợp Y.
B. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp X cho số mol CO2 và số mol nước luôn bằng số mol CO2 và số mol nước khi đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y
C. Số mol X - Số mol Y = Số mol H2 tham gia phản ứng.
D. Số mol oxi tiêu tốn để đốt hoàn toàn hỗn hợp X luôn bằng số mol oxi tiêu tốn khi đốt hoàn toàn hỗn hợp Y.
-
Câu 9:
Chọn phát biểu sai
A. Phenol có tính axit nhưng yếu hơn axit cacbonic
B. Phenol cho phản ứng cộng dễ dàng với brôm tạo kết tủa trắng 2,4,6-tribromphenol.
C. Do nhân bezen hút điện tử khiến –OH của phenol có tính axit
D. Dung dịch phenol không làm đổi màu quỳ tím vì tính axit của phenol rất yếu.
-
Câu 10:
Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. \(C{H_3}OH,C{H_3}OC{H_3}\)
B. \(C{H_3}OC{H_3},C{H_3}CHO\)
C. \(C{H_3}OH,{C_2}{H_5}OH\)
D. \(C{H_3}C{H_2}OH,{C_3}{H_6}{(OH)_2}\)
-
Câu 11:
Cho phenol (X), p-crezol (CH3 - C6H4 - OH) (Y), rượu benzylic (Z). Cặp chất nào sau đây là đồng đẳng của nhau?
A. X,Y và Z
B. X và Y
C. Y và Z
D. X và Z
-
Câu 12:
Hợp chất hữu cơ X có công thức phân tử là C7H6O3, X chứa nhân thơm. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:2, X tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân của X là:
A. 6
B. 3
C. 9
D. 12
-
Câu 13:
Hợp chất thơm X có công thức phân tử C7H8O. Chất X tác dụng với dung dịch NaOH theo tỉ lệ mol 1 : 1. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 14:
X là hợp chất hữu cơ đơn chức, là dẫn xuất của benzen có công thức phân tử là C8H8O2 . X tác dụng với với NaOH theo tỉ lệ mol tương ứng 1:1. Số đồng phân cấu tạo của X là
A. 6
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 15:
Cho sơ đồ phản ứng sau: CH4 → X → Y → Z → T → C6H5OH.
(X, Y, Z là các chất hữu cơ khác nhau). T có thể là:
A. \({C_6}{H_5}Cl\;\)
B. \({C_6}{H_5}N{H_2}\)
C. \({C_6}{H_5}N{O_2}\;\)
D. \({C_6}{H_5}ONa\)
-
Câu 16:
Một cacbohidrat (Z) có thể tham gia các phản ứng theo sơ đồ chuyển hóa sau:
(Z) Cu(OH)2/NaOH dung dịch xanh lam\(\;\mathop \to \limits_\,^{{t^0}} \;\)kết tủa đỏ gạch
Hợp chất (Z) có thể là:
A. Glucozơ
B. Saccarozơ
C. Fructozơ
D. Cả A và C đều đúng.
-
Câu 17:
Cho dãy chuyển hoá sau:
\(xenlulozo\;\mathop \to \limits_\,^{ + {H_3}{O^ + }} X\;\mathop \to \limits_\,^{enzim} Y\;\mathop \to \limits_\,^{ZnO,MgO,{{450}^0}} Z\;\mathop \to \limits_\,^{xt,{t^0},p} T\)
Chất T là:
A. Axit axetic
B. Cao su buna
C. Buta-1,3-đien
D. Polietilen
-
Câu 18:
Phản ứng nào sau đây không tạo ra axetilen?
A. \(A{g_2}{C_2} + HCl \to \)
B. \(C{H_4}\;\mathop \to \limits_\,^{{{1500}^0}} \;\)
C. \(A{l_4}{C_3} + {H_2}O \to \)
D. \(Ca{C_2} \to \)
-
Câu 19:
Đun nóng m gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1700C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,48 lít khí etilen (đo ở đktc, biết chỉ xảy ra phản ứng tạo etilen). Mặt khác nếu đun m gam ancol etylic với H2SO4 đặc ở 1400C, khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được a gam ete, (biết chỉ xảy ra pứ tạo ete) giá trị của a là
A. 4,6
B. 9,2
C. 7,4
D. 6,4
-
Câu 20:
Khi đun nóng butan-2-ol với H2SO4 đặc ở 170oC thì nhận được sản phẩm chính là
A. But-1- en
B. Điety ete
C. Đibutyl ete
D. But-2-en
-
Câu 21:
Chọn công thức đúng với tên gọi:
A. thạch cao sống CaSO4.2H2O
B. quặng apatit 3Ca3(PO4).2CaF2
C. quặng boxit Al2O3.H2O
D. Criolit Na2AlF6
-
Câu 22:
Chất X có công thức phân tử C4H6O2. Khi X tác dụng với dung dịch NaOH sinh ra chất Y có công thức phân tử C3H3O2Na. Chất X có tên gọi là
A. metyl acrylat.
B. metyl metacrylat.
C. metyl axetat.
D. etyl acrylat.
-
Câu 23:
Đun nóng este CH2=CHCOOCH3 với dung dịch KOH thì thu được
A. CH2=CHCOOK và CH3OH.
B. CH3COOK và CH2=CHOH
C. CH3COOK và CH3CHO.
D. C2H5COOK và CH3OH
-
Câu 24:
Công thức nào ứng với tên gọi sau 3,3-dimetylpentanal
A.
B.
C.
D.
-
Câu 25:
Ứng với công thức phân tử C4H9NO2 có bao nhiêu amino axit là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 26:
Ứng với công thức phân tử C4H6O2 có bao nhiêu este mạch hở là đồng phân của nhau?
A. 6
B. 4
C. 5
D. 3
-
Câu 27:
Ứng với công thức phân tử C3H8O có bao nhiêu chất hữu cơ là đồng phân cấu tạo của nhau?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 28:
Thuỷ phân este X(C5H10O2) trong môi trường axit thu được sản phẩm có phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo của X là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 2
-
Câu 29:
Chất hữu cơ đơn chức, mạch hở X (C5H8O2) có các tính chất sau:
(1) Tác dụng với dung dịch NaOH nhưng không tác dụng với Na
(2) Không tham gia phản ứng tráng gương nhưng thủy phân thu được sản phẩm có tráng gương
Số công thức cấu tạo X thỏa mãn tính chất trên là:
A. 2
B. 7
C. 5
D. 8
-
Câu 30:
Este X không no mạch hở có tỉ khối hơi so với oxi là 3,125 khi tham gia phản ứng xà phòng hóa thì thu được muối Y và các chất hữu cơ Z. Biết Z tham gia phản ứng tráng gương. Số công thức cấu tạo phù hợp với X là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 31:
Cho hợp chất C7H8O là dẫn xuất của benzen. Có bao nhiêu đồng phân có nhóm –OH liên kết trực tiếp với nguyên tử C lai hóa sp2
A. 2
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 32:
Nhận định nào sau đây không chính xác về cấu tạo của C2H6O:
A. Hai nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nhau.
B. Hai nguyên tử cacbon có thể liên kết trực tiếp với nguyên tử oxi.
C. Trong phân tử chỉ chứa toàn liên kết đơn.
D. Hai nguyên tử cacbon vừa liên kết trực tiếp với nhau, vừa liên kết với nguyên tử oxi.
-
Câu 33:
Cho các nhận định dưới đây
(1). Ancol bậc II là hợp chất hữu cơ phân tử chứa nhóm OH liên kết với C bậc II trong phân tử.
(2). Theo quy tắc Zai xép: Khi tách HX khỏi dẫn xuất halogen, nguyên tử halogen (X) ưu tiên tách ra cùng với H ở nguyên tử C có bậc cao hơn.
(3). Dẫn xuất 2-brombutan khi đun nóng trong NaOH/H2O và KOH/ancol cho cùng sản phẩm.
(4). Thổi khí CO2 từ từ đến dư vào dung dịch natriphenolat ta thấy dung dịch xuất hiện vẩn đục sau đó trong suốt
(5). Sản phẩm của phản ứng (CH3)2CHCH2CH2-OH và H2SO4 là anken duy nhất.
(6). Nhận biết 3 chất lỏng mất nhãn, riêng biệt butyl metyl ete; butan-1,4-diol; etylenglicol cần duy nhất một thuốc thử.
(7). Trong hỗn hợp chất lỏng gồm ancol và nước tồn tại 4 loại liên kết hidro trong đó liên kết hidro giữa ancol và ancol chiếm ưu thế.
(8). Để chứng minh phenol có tính axit mạnh hơn ancol ta dùng chỉ thị quỳ tím.
Số nhận định đúng trong số nhận định trên là
A. 1
B. 3
C. 0
D. 2
-
Câu 34:
Đốt cháy hoàn toàn a gam chất hữu cơ có thành phần C, H, Cl. Sau phản ứng thu được các sản phẩm CO2; HCl; H2O theo tỷ lệ về số mol 2:1:1. Xác định công thức phân tử, công thức cấu tạo của hợp chất hữu cơ, biết hợp chất hữu cơ có khối lượng phân tử rất lớn.
A. (C2H3Cl)n
B. (C2H5Cl)n
C. (C3H5Cl)n
D. (C3H5Cl2)n
-
Câu 35:
Phương pháp chủ yếu để chế biến dầu mỏ là:
A. Nhiệt phân
B. Thủy phân
C. Chưng cất phân đoạn
D. Cracking và rifoming
-
Câu 36:
Chất X có công thức C6H10O4. Cho 1 mol X phản ứng hết với dung dịch NaOH thu được chất Y và hỗn hợp ancol Z. Đun Z với dung dịch H2SO4 đặc thu được metyl etyl ete. Chất Y phản ứng với dung dịch H2SO4 loãng dư thu được chất T. Phát biểu nào sau đây đúng?
A. Chất Y có công thức phân tử C3H2O4Na2
B. Chất X là este 2 chức của ancol 2 chức
C. Chất Y làm mất màu dung dịch Br2
D. 1 mol chất T tác dụng tối đa 1 mol NaHCO3
-
Câu 37:
Chất A là một đồng đẳng của benzen. Khi đốt cháy hoàn toàn 1,5 g chất A, người ta thu được 2,52 lít khí CO2 ( đktc). Công thức phân tử của A:
A. C8H10
B. C9H12
C. C5H10
D. C7H14
-
Câu 38:
Cho 15,6 g C6H6 tác dụng hết với Cl2 (xúc tác bột sắt). Nếu hiệu suất của phản ứng là 80% thì khối lượng clobenzen thu được là bao nhiêu?
A. 18g
B. 19g
C. 20g
D. 21g
-
Câu 39:
Hỗn hợp T gồm một amin và một amino axit (đều no, mạch hở, có số mol bằng nhau). Biết 1 mol T có khả năng phản ứng tối đa với 1 mol HCl hoặc 1 mol NaOH trong dung dịch. Đốt cháy hoàn toàn 1 mol T, thu được 4 mol CO2, a mol H2O và b mol N2. Giá trị của a/b là
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 40:
So sánh khối lượng của 1 mol muối ăn (NaCl) và 1 mol đường C12H22O11. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. 1 mol muối ăn nhẹ hơn 1 mol đường.
B. 1 mol đường nặng bằng 1 mol muối ăn.
C. 1 mol đường nhẹ hơn 1 mol muối ăn.
D. 1 mol muối ăn nặng hơn 1 mol đường.
-
Câu 41:
Chất nào sau đây không phải là chất điện li?
A. H2O
B. NaCl
C. HNO3
D. C6H12O6 (glucozơ)
-
Câu 42:
Dãy các chất nào sau đây khi tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng đều thu được một dẫn xuất monoclo?
A. etan, butan, 2,2-đimetylbutan
B. etan, metan, 2,3-đimetylbutan.
C. etan, 2,2-đimetylpropan, isobutan
D. metan, etan, 2,2-đimetylpropan
-
Câu 43:
Để phân biệt các chất: Glucozơ, glixerol, anđehit axetic, lòng trắng trứng và rượu etylic, có thể chỉ dùng một thuốc thử nào sau đây?
A. dd HNO3
B. Cu(OH)2/OH−
C. ddAgNO3/NH3
D. dd brom
-
Câu 44:
Phản ứng giữa C2H5OH và CH3COOH (xúc tác H2SO4 đặc, đun nóng) là phản ứng
A. trùng ngưng
B. este hóa
C. xà phòng hóa
D. trùng hợp
-
Câu 45:
Cao su Buna-N được điều chế nhờ loại phản ứng
A. trùng hợp.
B. cộng hợp.
C. trùng ngưng.
D. đồng trùng hợp.
-
Câu 46:
Cho phản ứng:
\(X\;\;\mathop \to \limits^{trung{\rm{ }}hop} \;1,3,5 - trimetylbenzen.\)
Chất X là:
A. axetilen
B. metylaxetilen
C. etylaxetilen
D. đimetylaxetilen
-
Câu 47:
Cho các chất lỏng sau: axit fomic, etilen glicol, metyl axetat. Để phân biệt các chất lỏng trên, cần dùng hóa chất nào sau đây?
A. Nước và quì tím
B. Nước brom
C. Cu(OH)2/OH-
D. Cả A và C
-
Câu 48:
Cho các chất lỏng sau: axit axetic, glixerol, metyl fomat. Để phân biệt các chất lỏng trên, cần dùng hóa chất nào sau đây?
A. Nước và quì tím
B. Nước và dung dịch NaOH
C. Dung dịch NaOH
D. Nước brom
-
Câu 49:
Từ X, viết các phương trình hóa học điều chế polyetylen (PE). Số phương trình cần thiết để điều chế là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 50:
HCOOCH3 có tên gọi là:
A. Metylfomat.
B. Metanfomat.
C. Axitfomic.
D. Etylfomat.