Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Ancol isoamylic có công thức cấu tạo là \(C{H_3}C{H_2}CH(C{H_3})C{H_2}OH\)
B. \(HOOC - {[C{H_2}]_2}-CH(N{H_2})-COOH\;\)có tên gọi là axit α-aminoglutamic
C. \(C{H_3}C{H_2}CHClC{H_2}C{H_3}\) có tên gọi là sec-pentyl clorua
D. CH2=CH-CH2OH có tên gọi là ancol anlylic
-
Câu 2:
Trong số các phát biểu sau về anilin:
(1) Anilin tan ít trong nước nhưng tan nhiều trong dung dịch NaOH.
(2) Anilin có tính bazơ, dung dịch anilin không làm đổi màu quỳ tím.
(3) Anilin dùng để sản xuất phẩm nhuộm, dược phẩm, polime.
(4) Anilin tham gia phản ứng thế brom vào nhân thơm dễ hơn benzen.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 1
C. 2
D. 4
-
Câu 3:
Đi từ các chất đầu là đá vôi, than đá và được dùng thêm các chất vô cơ cần thiết, hãy viết các phương trình phản ứng điều chế ra poli (vinyl clorua), đicloetan (CH2Cl-CH2Cl). Số phản ứng cần xảy ra là
A. 3
B. 5
C. 6
D. 7
-
Câu 4:
Cho dãy các hidrocacbon sau: \({C_6}{H_6};{\rm{ }}{C_4}{H_4};{\rm{ }}{C_7}{H_8};{\rm{ }}{C_8}{H_{16}};{\rm{ }}{C_4}{H_2};{\rm{ }}{C_6}{H_{10}};{\rm{ }}{C_9}{H_{12}};{\rm{ }}{C_8}{H_8};{\rm{ }}{C_7}{H_6};{\rm{ }}{C_8}{H_{10}};{\rm{ }}{C_9}{H_{10}};{\rm{ }}{C_9}{H_{14}};{\rm{ }}{C_{10}}{H_{10}};{\rm{ }}{C_{10}}{H_8}.\;\)Vậy tổng số hidrocacbon thuộc dãy trên là những hidrocacbon thơm là:
A. 7
B. 8
C. 9
D. 10
-
Câu 5:
Cho các hidrocacbon sau: axetilen, metan, isopren, vinylaxetilen, butadien, metylaxetilen, toluen, stiren. Số chất vừa làm mất màu dung dịch Br2 và dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường là:
A. 7
B. 8
C. 5
D. 6
-
Câu 6:
Cho tất cả các đồng phân đơn chức mạch hở có cùng công thức phân tử C3H6O2 lần lượt tác dụng với Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là
A. 6
B. 4
C. 5
D. 7
-
Câu 7:
Cho tất cả các đồng phân đơn chức, mạch hở có cùng công thức phân tử C2H4O2 lần lượt tác dụng với Na, dung dịch NaOH, CaCO3 trong điều kiện thích hợp. Số phản ứng xảy ra là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 8:
Trong điều kiện thích hợp glucozơ lên men tạo thành khí CO2 và
A. CH3CHO
B. HCOOH
C. CH3COOH
D. C2H5OH
-
Câu 9:
Cho 1 mol hidrocacbon mạch hở X có khả năng phản ứng tối đa với 3 mol Br2 và khi hidro hóa X trong điều kiện thích hợp có thể tạo butađien. Vậy X có thể là?
A. vinylaxetien
B. but-1-en
C. buta-1,3-điin.
D. đivinyl.
-
Câu 10:
Khi nói về peptit và protein, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Liên kết của nhóm CO với nhóm NH giữa 2 đơn vị amino axit được gọi là liên kết peptit.
B. Tất cả các peptit và protein đều có phản ứng màu biure với Cu(OH)2
C. Thủy phân hoàn toàn protein đơn giản thu được các \(\alpha - a\min o\;{\rm{ }}\;acid\)
D. Oligopeptit là các peptit có từ 2 -10 liên kết peptit.
-
Câu 11:
Chất làm mất màu dung dịch nước brom, dung dịch thuốc tím là
A. Benzen
B. Toluen
C. Cumen
D. Stiren
-
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ankan có phản ứng cộng Cl2.
(b) Benzen không làm mất màu dung dịch thuốc tím ở điều kiện thường.
(c) Toluen làm mất màu dung dịch thuốc tím khi đun nóng.
(d) Benzen và naphtalen đều là dung môi hữu cơ thông dụng.
(e) Axit axetic hòa tan được Cu(OH)2 ở điều kiện thường.
(g) Axetilen có phản ứng tráng bạc.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 4
D. 5
-
Câu 13:
Hãy chọn câu sai trong các câu sau:
A. Các anken làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
B. Etyl benzen làm mất màu dung dịch thuốc tím ở nhiệt độ thường.
C. Các ankin khi cộng hợp brom với tỉ lệ mol 1 : 1 đều cho sản phẩm có đồng phân hình học cis - trans
D. Phản ứng thế vào nhân thơm ở phenol dễ hơn benzen.
-
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít khí C2H4 rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm vào nước vôi trong chứa 11,1 gam Ca(OH)2. Hỏi sau khi hấp thụ khối lượng dung dịch tăng hay giảm bao nhiêu gam?
A. Giảm 3,8 gam
B. Tăng 3,4 gam
C. Giảm 4,4 gam
D. Tăng 2,4 gam
-
Câu 15:
Đốt cháy hoàn toàn 3,40 gam ankađien X, thu được 5,60 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của X là
A. C4H6
B. C4H8
C. C4H6
D. C5H8
-
Câu 16:
Kết luận nào sau đây là không đúng?
A. Benzen không làm mất màu dung dịch brom và dung dịch KMnO4
B. Benzen và đồng đẳng có công thức phân tử chung CxH2x-6 với x ≥ 6
C. Các hiđrocacbon có công thức phân tử dạng CxH2x-6 với x ≥ 6 đều thuộc dãy đồng đẳng của benzen.
D. Benzen và đồng đẳng vừa có khả năng tham gia phản ứng thế và phản ứng cộng.
-
Câu 17:
Cho 8960 ml (đktc) anken X qua dung dịch brom dư. Sau phản ứng thấy khối lượng bình brom tăng 22,4 gam. Biết X có đồng phân hình học. CTCT của X là
A. \(C{H_2} = CHC{H_2}C{H_3}\)
B. \(C{H_3}CH = CHC{H_3}\)
C. \(C{H_3}CH = CHC{H_2}C{H_3}\)
D. \({(C{H_3})_2}C = C{H_2}\)
-
Câu 18:
Isopren tham gia phản ứng với dung dịch HBr theo tỉ lệ mol 1:1 tạo ra tối đa bao nhiêu sản phẩm cộng
A. 8
B. 5
C. 7
D. 6
-
Câu 19:
Chất nào sau đây phản ứng với dung dịch brom theo tỉ lệ mol 1:3?
A. o-crerol
B. p-crerol
C. hiđroquinon
D. m-crerol
-
Câu 20:
Vinyl clorua là sản phẩm của phản ứng cộng giữa axetilen với chất X theo tỉ lệ mol 1 : 1. X là
A. H2
B. H2O
C. Cl2
D. HCl
-
Câu 21:
Cho sơ đồ phản ứng: \(etilen \to A(C,H,O) \to B \to Cao\;\;su{\rm{ }}\;{\rm{ }}\;buna\), A và B lần lượt là:
A. Buta-1,3-đien và etanol.
B. Etanal và buta-1,3-đien.
C. Etanol và buta-1,4-đien .
D. Etanol và buta-1,3-đien.
-
Câu 22:
Cho dãy hiđrocacbon: propen, cumen, stiren, hexan, buta-1,3-đien và isopren. Số hiđrocacbon trong dãy phản ứng được với dung dịch Br2 là
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 23:
Cho ankađien có công thức cấu tạo:
Tên gọi của ankađien trên theo danh pháp IUPAC là
A. 5-etyl-2-metylhexa-1,3-đien
B. 2-etyl-5-metylhexa-3,5-đien
C. 2,5 đimetylhept-en
D. 2,5-đimetylhepta-1,3-đien.
-
Câu 24:
Hợp chất CH3CH=CHC(CH3)2CH=CH2 có tên thay thế là:
A. 4,4-đimetylhexa-2,4-đien
B. 3,3-đimetylhexa-1,4-đien
C. 3,4-đimetylhexa-1,4-đien
D. 4,5-đimetylhexa-2,4-đien
-
Câu 25:
Hợp chất CH2 = CH – CH(CH3)CH = CH – CH3 có tên thay thế là:
A. 4 – metyl penta – 2,5 – đien.
B. 3 – metyl hexa – 1,4 – đien.
C. 2,4 – metyl penta – 1,4 – đien.
D. 3 – metyl hexa – 1,3 – đien.
-
Câu 26:
Hợp chất X có công thức:
X có tên thay thế là:
A. 3,3,4-trimetyl hex-1,3-đien
B. 2,3,4-trimetyl hex-1,3-đien
C. 4-etyl-2,3-đimetyl pent-1,3-đien
D. 3,4,5-trimetyl hex-3,5-đien
-
Câu 27:
Một hợp chất X chứa ba nguyên tố C, H, O có tỉ lệ khối lượng mC : mH : mO = 21:2:4. Hợp chất X có công thức đơn giản nhất trùng với công thức phân tử. Số đồng phân cấu tạo thuộc loại hợp chất thơm ứng với công thức phân tử của X là
A. 4
B. 5
C. 6
D. 3
-
Câu 28:
Chia hỗn hợp gồm C3H6, C2H4, C2H2 thành 2 phần đều nhau
Phần 1: Đem đốt cháy hoàn toàn thu được 22,4 lít CO2 (đktc)
Phần 2: Đem hiđro hóa hoàn toàn rồi đốt cháy thì thể tích CO2 thu được là
A. 22,4 lít
B. 11,2 lít
C. 44,8 lít
D. 33,6 lít
-
Câu 29:
Chia hỗn hợp gồm hai amino axit (no, mạch hở, phân tử mỗi chất chứa hai nhóm chức) thành 2 phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được khí N2, 11,88 gam CO2 và 5,94 gam H2O. Cho phần hai tác dụng với dung dịch NaOH (vừa đủ), thu được a gam muối. Giá trị của a là
A. 14,70
B. 12,18
C. 13,92
D. 12,06
-
Câu 30:
Chia hỗn hợp gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic thành 3 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ 16,8 lít khí O2 (đktc), thu được 23,1 gam CO2 và 9,18 gam H2O. Trung hoà hoàn toàn phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa a mol NaOH. Phần ba tác dụng với tối đa b mol Br2 trong dung dịch. Tỉ lệ a : b tương ứng là
A. 2 : 3
B. 1 : 3
C. 2 : 1
D. 1 : 2
-
Câu 31:
Chia 0,2 mol hỗn hợp gồm axit cacboxylic no E và este T (đều đơn chức, mạch hở, hơn kém nhau một nguyên tử C) thành 2 phần bằng nhau.
Đốt cháy hoàn toàn phần một, thu được 11,44 gam CO2 và 3,6 gam H2O. Cho phần hai tác dụng với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch G. Cho G tác dụng với AgNO3 dư (trong dung dịch NH3, đun nóng), thu được tối đa a mol Ag. Giá trị của a là
A. 0,12
B. 0,24
C. 0,08
D. 0,16
-
Câu 32:
Chia hỗn hợp gồm metyl axetat và metyl acrylat thành 2 phần bằng nhau. Thủy phân hoàn toàn phần một cần vừa đủ dung dịch chứa 0,04 mol NaOH, đun nóng. Đốt cháy hoàn toàn phần hai bằng O2, thu được CO2 và m gam H2O. Giá trị của m là
A. 2,34
B. 1,44
C. 2,16
D. 1,80
-
Câu 33:
Chia hỗn hợp gồm axit panmitic, axit stearic và axit oleic thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một cần vừa đủ V lít khí O2 (đktc), thu được 15,4 gam CO2 và 6,12 gam H2O. Trung hoà hoàn toàn phần hai cần vừa đủ dung dịch chứa 0,8 gam NaOH. Giá trị của V là
A. 8,96
B. 11,20
C. 13,44
D. 10,08
-
Câu 34:
Chia hỗn hợp gồm metyl propionat và metyl acrylat thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một bằng O2, thu được H2O và 7,04 gam CO2. Thủy phân hoàn toàn phần hai bằng dung dịch NaOH, thu được m gam ancol metylic. Giá trị của m là
A. 1,28
B. 0,64
C. 1,92
D. 2,56
-
Câu 35:
Chia hỗn hợp 2 anken thành 2 phần bằng nhau. Đốt cháy hoàn toàn phần một trong không khí thu được 6,3g H2O. Phần hai cộng H2 được hỗn hợp A . Nếu đốt cháy hoàn toàn phần hai thì thể tích CO2 (đktc) tạo ra là :
A. 3,36 lít
B. 7,84 lít
C. 6,72 lít
D. 8,96 lít
-
Câu 36:
Đốt cháy hoàn toàn a gam hỗn hợp eten, propen, but-2-en cần dùng vừa đủ b lít oxi (ở đktc) thu được 2,4 mol CO2 và 2,4 mol nước. Giá trị của b là:
A. 92,4 lít
B. 94,2 lít
C. 80,64 lít
D. 24,9 lít
-
Câu 37:
Nhỏ dung dịch brom vào dung dịch phenol C6H5OH hiện tượng quan sát được là
A. xuất hiện kết tủa màu trắng.
B. có khí thoát ra.
C. xuất hiện kết tủa màu xanh.
D. hỗn hợp tách thành hai lớp.
-
Câu 38:
Đun hỗn hợp khí A gồm propan và xiclopropan đi vào dung dịch brom sẽ quan sát được hiện tượng nào sau
A. Màu của dung dịch nhạt dần, không có khí thoát ra.
B. Màu của dung dịch nhạt dần và có khí thoát ra
C. Màu của dung dịch mất hẳn, không còn khí thoát ra.
D. Màu của dung dịch không đổi.
-
Câu 39:
Trong phản ứng sau: \(B{r_2}\; + {\rm{ }}2{H_2}O{\rm{ }} + {\rm{ }}S{O_2}\; \to {\rm{ }}{H_2}S{O_4}\; + {\rm{ }}2HBr\;\) thì
A. Br2 là chất oxi hóa, H2O là chất khử.
B. Br2 là chất oxi hóa, SO2 là chất khử
C. Br2 là chất khử, SO2 là chất oxi hóa.
D. SO2 là chất khử, H2O là chất oxi hóa.
-
Câu 40:
Chất nào sau đây là đồng phân của ancol etylic (CH3-CH2-OH)?
A. CH3-OH
B. CH3-O-CH3.
C. CH3-CH2-CH2-OH.
D. CH3-CH2-CH2-CH2-OH.
-
Câu 41:
(A) là chất nào trong phản ứng sau đây ?
\(A{\rm{ }} + {\rm{ }}B{r_2}{\rm{ }} \to {\rm{ }}Br - C{H_2}\; - C{H_2}\; - C{H_2}\; - Br\)
A. propan
B. 1-brompropan
C. xiclopopan.
D. A và B đều đúng
-
Câu 42:
Chất nào sau đây làm mất màu nước brom ở điều kiện thường?
A. Glucozơ
B. Fructozơ
C. Saccarozơ
D. Xenlulozơ
-
Câu 43:
Số đồng phân este ứng với CTPT C4H8O2 là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 44:
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp gồm glucozơ, saccarozơ, xenlulozơ thu được 15,84 gam CO2 và 6,21 gam H2O. Giá trị của m là
A. 10,53
B. 10,8
C. 12,25
D. 12,32
-
Câu 45:
Ankan X (trong đó cacbon chiếm 83,72% về khối lượng) tác dụng với clo trong điều kiện chiếu sáng thu được 2 dẫn xuất monoclo. Hãy cho biết X là chất nào sau đây?
A. 2,3-đimetylbutan
B. neo-pentan
C. isobutan
D. neo-hexan
-
Câu 46:
Khi thủy phân hoàn toàn một tetrapeptit X mạch hở chỉ thu được amino axit chứa 1 nhóm -NH2 và 1 nhóm -COOH. Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 0,3 mol NaOH thu được 34,95 gam muối. Giá trị của m là
A. 21,6
B. 22,95
C. 24,3
D. 23,4
-
Câu 47:
Cho m gam anilin tác dụng vừa đủ với nước brom, thu được 16,5 gam kết tủa trắng (2,4,6-tribromanilin). Giá trị của m là
A. 5,46
B. 4,65
C. 6,45
D. 5,64
-
Câu 48:
Cho m gam alanin tác dụng vừa đủ với dung dịch KOH thu được 25,4 gam muối. Giá trị của m là
A. 26,7
B. 10,41
C. 17,8
D. 13,35
-
Câu 49:
Cho 3-etyl-2-metylpentan tác dụng với Cl2 (chiếu sáng) theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số dẫn xuất monoclo tối đa thu được là
A. 3
B. 4
C. 7
D. 5
-
Câu 50:
Khi cho 2,3,4 – trimetylpentan tác dụng với Cl2 (có chiếu sáng) theo tỉ lệ mol 1: 1 thì có thể tạo thành tối đa bao nhiêu dẫn xuất monoclo?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4