Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Thủy phân chất béo trong môi trường axit thu được
A. glixerol và xà phòng
B. glixerol và một muối của axit béo
C. glixerol và một loại axit béo
D. glixerol và một số loại axit béo
-
Câu 2:
Cho 2,15 gam este đơn chức mạch hở X tác dụng vừa đủ với 50ml dung dịch NaOH 0,5M. Công thức phân tử của este X là:
A. C4H6O2
B. C2H4O2
C. C3H6O2
D. C4H8O2
-
Câu 3:
Đun nóng 37,5 gam dung dịch glucozơ với lượng dung dịch AgNO3/NH3 dư, thu được 6,48 gam bạc. Nồng độ % của dung địch glucozơ là:
A. 14.4%.
B. 12,4%.
C. 11,4%.
D. 13,4%.
-
Câu 4:
Cho các chất sau: etyl axetat, glucozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ. Số chất bị thủy phân trong môi trường axit là:
A. 4
B. 3
C. 2
D. 1
-
Câu 5:
Hai chất hữu cơ X1 và X2 đều có khối lượng phân tử bằng 60 đvC. X1 có khả năng phản ứng với: Na, NaOH, Na2CO3. X2 phản ứng với NaOH (đun nóng) nhưng không phản ứng Na. Công thức cấu tạo của X1, X2 lần lượt là:
A. CH3-COOH, CH3-COO-CH3
B. H-COO-CH3, CH3-COOH
C. (CH3)2CH-OH, H-COO-CH3
D. CH3-COOH, H-COO-CH3
-
Câu 6:
Hợp chất H2N–CH(CH3)–COOH có tên gọi là
A. Alanin
B. Lysin
C. Valin
D. Glyxin
-
Câu 7:
Glyxin có thể phản ứng với dãy các chất nào sau đây?
A. HCl, Cu, NaOH.
B. HCl, NaCl, C2H5OH.
C. NaOH, CH3OH, H2SO4.
D. NaOH, HCl, Na2SO4.
-
Câu 8:
Khối lượng của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27346 đvC và của một đoạn mạch tơ capron là 17176 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch nilon-6,6 và capron nêu trên lần lượt là
A. 113 và 152
B. 121 và 152
C. 121 và 114
D. 113 và 114
-
Câu 9:
Khối lượng của một đoạn mạch polibutađien là 8370 đvC và của một đoạn mạch tơ nilon-6,6 là 27120 đvC. Số lượng mắt xích trong đoạn mạch polibutađien và đoạn mạch tơ nilon-6,6 lần lượt là
A. 155 và 120
B. 113 và 152
C. 113 và 114
D. 155 và 121
-
Câu 10:
Cho các chất sau: fructozơ, glucozơ, etyl axetat, Val-Gly-Ala. Số chất phản ứng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm, tạo dung dịch màu xanh lam là
A. 2
B. 4
C. 1
D. 3
-
Câu 11:
Cho các chất :\({C_2}{H_3}Cl,{\rm{ }}{C_2}{H_4},{\rm{ }}{C_2}{H_6},{\rm{ }}{C_2}{H_3}COOH,{\rm{ }}{C_6}{H_{11}}NO\)(caprolactam), vinyl axetat, phenyl axetat. Số các chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 12:
Hợp chất hữu cơ E có công thức phân tử C4H8O2 đơn chức no, mạch hở, tác dụng được với NaOH, không tác dụng với Na, không tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3. Số đồng phân cấu tạo của E phù hợp với các tính chất trên là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 13:
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ete tạo ra từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức, cần V lít oxi. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2. Biết các thể tích đều đo ở đktc. Công thức phân tử của E:
A. C6H8O4
B. C5H10O3
C. C4H8O2
D. C3H6O2
-
Câu 14:
Đốt cháy hoàn toàn 4,4 gam một ete tạo ra từ axit no, đơn chức và ancol no, đơn chức, cần V lít oxi. Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí CO2. Biết các thể tích đều đo ở đktc. V bằng:
A. 4,6l
B. 5,6l
C. 6,5l
D. 7,5l
-
Câu 15:
Từ một tấn bột sản xuất được V lít rượu 30∘. Biết hiệu suất của quá trình là 60% và khối lượng riêng của C2H5OH là 0,8 g/ml. Giá trị của V là
A. 1417,5
B. 2125
C. 2370,8
D. 141,75
-
Câu 16:
Thủy phân hoàn toàn 0,1 mol saccarozơ, thu được dung dịch A. Cho lượng dư AgNO3/NH3 vào dung dịch A, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là.
A. 21,6 gam.
B. 43,2 gam.
C. 10,8 gam.
D. 4,32 gam.
-
Câu 17:
Dãy gồm các chất nào sau đây đều có phản ứng thủy phân?
A. Etyl clorua, etyl axetat, axit axetic, saccarozơ, tinh bột, chất béo.
B. Chất béo, mantozơ, xenlulozơ, glucozơ, tinh bột, benzyl clorua.
C. Chất béo, mantozơ, xenlulozơ, etyl axetat, tinh bột, benzyl clorua.
D. Etyl clorua, etyl axetat, phenol, saccarozơ, xenlulozơ, chất béo.
-
Câu 18:
Đun nóng lần lượt các chất sau trong dung dịch NaOH: CH3COOCH=CH2, CH3COOCH2−CH3, HCOOCH3, CH3COOCH2−CH=CH2, CH3CH2Cl.Số chất bị thủy phân cho sản phẩm có phản ứng tráng bạc là
A. 3
B. 2
C. 4
D. 1
-
Câu 19:
Cho các chất: metyl fomat, glucozơ, anđehit axetic, glixerol, axetilen, fructozơ, tinh bột, axit oxalic. Số chất tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 20:
Cho Na tác dụng với 9,4 g phenol thu được m g muối. Giá trị của m là:
A. 11,6 g
B. 5,8 g
C. 23,2 g
D. 0,58 g
-
Câu 21:
Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. Na; NaOH; NaHCO3
B. Na; Br2; CH3COOH
C. Na; NaOH; (CH3CO)2O
D. Br2; HCl; KOH
-
Câu 22:
Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với
A. dung dịch NaCl
B. dung dịch NaHCO3
C. dung dịch NaOH
D. kim loại Na
-
Câu 23:
Cho Na tác dụng với dung dịch CH3COOH có nhỏ thêm vài giọt phenolphtalein. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, dung dịch thu được có màu gì?
A. Trắng
B. Không màu
C. Màu hồng
D. Màu đỏ
-
Câu 24:
Cho Na tác dụng với 100 gam dung dịch CH3COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g . Vậy C% dung dịch muối thu được là:
A. 8,11%
B. 8,2%
C. 4,1 %
D. 0,82%
-
Câu 25:
Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CH3COOH tác dụng lần lượt với từng chất: Na, NaOH, Na2CO3, Cu?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. \({{H_2}S{O_4};{\rm{ }}NaOH;{\rm{ }}NaHC{O_3}}\)
B. \({K;{\rm{ }}B{r_2};{\rm{ }}C{H_3}COOH}\)
C. \({K;{\rm{ }}NaOH;{\rm{ }}{{\left( {C{H_3}CO} \right)}_2}O}\)
D. \({B{r_2};{\rm{ }}HCl;{\rm{ }}KOH}\)
-
Câu 27:
Ở dạng lỏng, phenol và ancol benzylic đều phản ứng với
A. dung dịch NaCl.
B. dung dịch NaHCO3.
C. dung dịch NaOH.
D. kim loại K.
-
Câu 28:
Có bao nhiêu phản ứng hóa học có thể xảy ra khi cho CH3COOH tác dụng lần lượt với từng chất: Fe, NaOH, Na2CO3, Cu, K?
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 29:
Phản ứng nào xảy ra có tạo thành khí là:
A. K + CH3OH →
B. CH3COOH + Na →
C. CH3COOH + KHCO3 →
D. Cả A, B, C đều đúng
-
Câu 30:
Cho K tác dụng vừa đủ với 4,6 g C2H5OH thu được V lít khí đktc. Giá trị của V là
A. 5,6 lít
B. 2,24 lít
C. 1,12 lít
D. 3,36 lít
-
Câu 31:
Khi cho rượu etylic tác dụng với kali. Chất không tạo thành sau phản ứng là:
A. H2
B. C2H5ONa
C. H2O
D. K
-
Câu 32:
Phát biểu không đúng là
A. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch HCl lại thu được phenol.
B. Dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat.
C. Axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic.
D. Anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được anilin.
-
Câu 33:
Cho m g Li tác dụng với 9,4 g phenol phản ứng xảy ra hoàn toàn. Giá trị của m là:
A. 3,9 g
B. 0,39 g
C. 1,95 g
D. 0,195 g
-
Câu 34:
Phenol phản ứng được với tất cả các chất trong dãy nào sau đây?
A. H2SO4; NaOH; NaHCO3
B. Li; Br2; CH3COOH
C. K; NaOH; (CH3CO)2O
D. Br2; HCl; KOH
-
Câu 35:
Cho m gam hỗn hợp X gồm phenol và etanol phản ứng hoàn toàn với Li (dư), thu được 2,24 lít khí H2 (đktc). Mặt khác, để phản ứng hoàn toàn với m gam X cần 100 ml dung dịch NaOH 1M. Giá trị của m là
A. 7
B. 21
C. 14
D. 10,5
-
Câu 36:
Cho 0,7 g Li tác dụng với 100 ml dung dịch CH3 COOH 1M. Dung dịch sau phản ứng nhỏ vài giọt phenolphtalein. Dung dịch sẽ thu được sẽ thay đổi như thế nào?
A. Từ trắng sang không màu
B. Không màu sang màu hồng
C. Màu hồng sang không màu
D. Màu đỏ sang màu trắng
-
Câu 37:
Cho Li tác dụng với 100 gam dung dịch CH3 COOH. Kết thúc phản ứng thấy khối lượng H2 sinh ra là 0,1g . Vậy C% dung dịch muối thu được là:
A. 8,11%
B. 6,62%
C. 0,952 %
D. 0,82%
-
Câu 38:
Cho Li dư tác dụng với a gam dung dịch CH3COOH thúc phản ứng, thấy khối lượng H2 sinh ra là 11a/240 . Tính nồng độ C% của dung dich axit
A. 10%
B. 25%
C. 4,58%
D. 36%
-
Câu 39:
Cho 10 ml dung dịch ancol metylic 340 tác dụng với Na dư. Xác định thể tích H2 tạo thành? (biết khối lượng riêng của ancol metylic là 0,76 g/ml)
A. 2,128 lít
B. 0,896 lít
C. 3,360 lít
D. 4,9616 lít
-
Câu 40:
Phân biệt 5 dung dịch riêng biệt sau : NH4NO3 ; (NH4)2SO4 ; NaCl ; Mg(NO3)2 và FeCl2 bằng
A. BaCl2
B. NaOH
C. Ba(OH)2
D. AgNO3
-
Câu 41:
Cho các phản ứng sau : (1) nhiệt phân Cu(NO3)2; (2) nhiệt phân NH4NO2; (3) NH3 + O2 (t0, xt); (4) NH3 + Cl2; (5) nhiệt phân NH4Cl; (6) NH3 + CuO. Các phản ứng tạo ra được N2 là
A. (3), (5), (6)
B. (1), (3), (4)
C. (1), (2), (5)
D. (2), (4), (6)
-
Câu 42:
Khi so sánh NH3 với NH4+, phát biểu không đúng là:
A. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
B. Phân tử NH3 và ion NH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
C. Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3.
D. NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit.
-
Câu 43:
Trong các phát biểu sau:
(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa –3.
(2) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có cộng hóa trị 3.
(3) Công thức của phân supephotphat kép là Ca(H2PO4)2.
(4) Để tạo độ xốp trong một số loại bánh có thể dùng muối NH4NO2.
(5) Kim cương là tinh thể phân tử.
(6) Độ dinh dưỡng của phân kali được đánh giá bằng hàm lượng % của K.
Số phát biểu không đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 44:
Cho các phát biểu về NH3 và NH4+ như sau:
(1) Trong NH3 và NH4+, nitơ đều có số oxi hóa -3;
(2) NH3 có tính bazơ, NH4+ có tính axit;
(3) Trong NH3 và NH4+, đều có cộng hóa trị 3;
(4) Phân tử NH3 và ionNH4+ đều chứa liên kết cộng hóa trị.
Số phát biểu đúng là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 45:
Cho 2,8 gam anđehit đơn chức nào bên dưới đây khi phản ứng hết với AgNO3/NH3 dư được 10,8 gam Ag.
A. Anđehit fomic
B. Anđehit axetic
C. Anđehit acrylic
D. Anđehit propionic
-
Câu 46:
Xác định công thức 3 muối biết khi cho xà phòng hoá một hợp chất có công thức phân tử C10H14O6 trong dung dịch NaOH (dư), thu được glixerol và hỗn hợp gồm ba muối (không có đồng phân hình học).
A. CH2=CH-COONa, CH3-CH2-COONa và HCOONa.
B. CH3-COONa, HCOONa và CH3-CH=CH-COONa.
C. CH2=CH-COONa, HCOONa và CH≡C-COONa.
D. HCOONa, CH≡C-COONa và CH3-CH2-COONa.
-
Câu 47:
Cho đồng phân mạch hở, có CTPT C2H4O2 lần lượt tác dụng với: Na, NaOH, NaHCO3. Số phản ứng xảy ra là bao nhiêu?
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 48:
Có bao nhiêu ý kiến đúng trong các ý kiến sau:
(a) Glucozơ được gọi là đường nho do có nhiều trong quả nho chín.
(b) Chất béo là đieste của glixerol với axit béo.
(c) Phân tử amilopectin có cấu trúc mạch phân nhánh.
(d) Ở nhiệt độ thường, triolein ở trạng thái rắn.
(e) Trong mật ong chứa nhiều fructozơ.
(g) Tinh bột là một trong những lương thực cơ bản của con người.
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
-
Câu 49:
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
(a) Amilozơ có cấu trúc mạch phân nhánh
(b) Glucozơ bị khử bởi dung dịch AgNO3/NH3
(c) Xenlulozơ có cấu trúc mạch phân nhánh;
(d) Saccarozơ làm mất màu nước brom
(e) Fructozơ có phản ứng tráng bạc
(g) Glucozơ tác dụng được với dung dịch thuốc tím
(h) Trong dung dịch, glucozơ tồn tại chủ yếu ở dạng mạch vòng và một phần nhỏ ở dạng mạch hở
A. 6
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 50:
Cho etyl fomat, vinyl axetat, triolein, metyl acrylat, axit axetic, benzyl fomat. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH (đun nóng) sinh ra ancol là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4