Trắc nghiệm Tổng hợp hữu cơ Hóa Học Lớp 12
-
Câu 1:
Có bao nhiêu chất tham gia tráng bạc trong dãy glucozơ, xenlulozơ, saccarozơ, tinh bột, fructozơ.
A. 4
B. 3
C. 2
D. 5
-
Câu 2:
Cho triolein lần lượt vào mỗi ống nghiệm chứa riêng biệt: Na, Cu(OH)2, CH3OH, dung dịch Br2, dung
dịch NaOH. Trong điều kiện thích hợp, số phản ứng xảy ra làA. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 3:
Dãy saccarozơ, triolein, metyl acrylat, tripanmitin, phenylamin. Số chất có khả năng tác dụng nước Br2 là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 2
-
Câu 4:
Các chất: vinyl axetat, toluen, metylamin, vinylaxetilen, số chất có khả năng tham gia phản ứng cộng Br2 là
A. 2
B. 3
C. 1
D. 4
-
Câu 5:
Cho các chất: vinyl axetat, glucozơ, triolein, saccarozơ, xenlulozơ. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong mội trường axit là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 6:
Cho các chất sau glucozơ, saccarozơ, axit axetic, triolein, tinh bột, propan-1,3-điol. Số chất hòa tan Cu(OH)2 ở điều kiện thường là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 7:
Tổng số liên kết xich ma trong CH3COOCH=CH2 là
A. 9
B. 13
C. 10
D. 11
-
Câu 8:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy phân hoàn toàn xenlulozơ hay tinh bột đều thu được glucozơ.
(b) Thủy phân hoàn toàn các triglixerit luôn thu được glixerol.
(c) Tơ poliamit kém bền trong dung dịch axit và dung dịch kiềm.
(d) Muối mononatri glutamat được ứng dụng làm mì chính (bột ngọt).
(e) Saccarozơ có phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 9:
Cho các nhận định sau:
(a) Xenlulozơ trinitrat được dùng để điều chế tơ sợi tổng hợp.
(b) Dung dịch các amino axit đều không làm đổi màu quì tím.
(c) Các chất như tristearin và saccarozơ đều thủy phân trong môi trường kiềm, đun nóng.
(d) Nhiệt độ sôi của metyl axetat thấp hơn ancol propylic.
(e) Dung dịch đimetylamin làm hồng dung dịch phenolphtalein.
(f) Ở điều kiện thường, phenylamin là chất khí, ít tan trong nước.
Số nhận định đúng là
A. 2
B. 4
C. 3
D. 1
-
Câu 10:
Cho các phát biểu sau :
(a) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(b) Glucozơ gọi là đường mía, fructozơ gọi là đường mật ong.
(c) Lực bazơ của amoniac yếu hơn lực bazơ của metylamin.
(d) Để giảm đau nhức khi bị ong hoặc kiến đốt có thể bôi vôi tôi vào vết đốt
(e) Mỡ lợn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng và glixerol.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2
-
Câu 11:
Cho các nhận định sau:
(a) Đun nóng benzyl axetat trong dung dịch NaOH dư, tạo ra muối và ancol.
(b) Các chất HCOOH, HCOONa và HCOOCH3 đều tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Peptit có từ hai gốc amino axit trở lên cho được phản ứng màu biure.
(d) Ứng với công thức phân tư C3H7O2N có hai đồng phân amino axit.
(e) Các amin đều có tính bazơ.
(g) Glucozơ và fructozơ đều thể hiện tính oxi hóa khi tác dụng với H2 (xúc tác Ni, t0).
Số nhận định đúng là
A. 4
B. 6
C. 5
D. 3
-
Câu 12:
Cho các phát biểu sau:
(a) Metyl metacrylat làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Chỉ dùng quỳ tím có thể phân biệt ba dung dịch: valin, metylamin, axit glutamic.
(d) Hợp chất CH3COONH3CH3 là este của amino axit.
(e) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(g) Tơ nitron dai, bền với nhiệt, giữ nhiệt tốt, thường được dùng để dệt vải và may quần áo ấm.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 13:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong công nghiệp dược phẩm, saccarozơ được dùng để pha chế thuốc.
(b) C4H8O2 có 2 đồng phân cấu tạo mạch hở có khả năng tham gia phản ứng tráng gương.
(c) Trong phòng thí nghiệm andehit axetic được điều chế từ axetilen.
(d) Các este đơn chức, mạch hở nếu tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 thì tác dụng được với dung dịch brom.
(e) Poliisopren, polietilen, teflon là các vật liệu polime có tính dẻo.
(g) Các chất béo rắn đều có phản ứng cộng H2 (xúc tác Ni, nhiệt độ).
(h) Dung dịch abumin tác dụng với Cu(OH)2 trong môi trường kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 6
C. 5
D. 4
-
Câu 14:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thủy tinh hữu cơ (plexiglas) được ứng dụng làm cửa kính ô tô.
(b) Quá trình làm rượu vang từ quả nho xảy ra phản ứng lên men rượu của glucozơ.
(c) Khi ngâm trong nước xà phòng có tính kiềm, vải lụa làm từ tơ tằm sẽ nhanh hỏng.
(d) Khi rớt axit sunfuric đặc vào vải cotton (sợi bông) thì chỗ vải đó bị đen rồi thủng.
(e) Dầu mỡ động thực vật bị ôi thiu do liên kết C=C của chất béo bị oxi hóa.
(g) Glucozơ là cơ sở tạo nên sự sống, có glucozơ mới có sự sống.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 15:
Tiến hành các thí nghiệm sau ở điều kiện thường:
(a) Cho dung dịch bari clorua vào dung dịch kali hiđrosunfat.
(b) Cho dung dịch axit sunfuhiđric vào dung dịch FeCl3.
(c) Cho metylamin (dư) vào dung dịch sắt (II) sunfat.
(d) Sục khí cacbonic (dư) vào dung dịch bari aluminat.
(e) Cho dung dịch xút dư vào dung dịch crom (III) clorua.
(g) Cho dung dịch bạc nitrat vào dung dịch natri photphat.
Số thí nghiệm sau khi phản ứng xong có tạo ra chất kết tủa là
A. 4
B. 3
C. 5
D. 6
-
Câu 16:
Cho các phát biểu sau:
(a) Dầu chuối (chất tạo hương liệu mùi chuối chín) có chứa isoamyl axetat.
(b) Trong công nghiệp, glucozơ được dùng để tráng ruột phích.
(c) Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quá trình quang hợp.
(d) Dùng giấm ăn hoặc chanh khử được mùi tanh trong cá (do amin gây ra).
(e) Có thể dùng nhiệt để hàn và uốn ống nhựa PVC.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 5
C. 3
D. 4
-
Câu 17:
Cho các phát biểu sau:
(a) Đốt cháy este no, đơn chức, mạch hở thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
(b) Trong hợp chất hữu cơ nhất thiết phải có cacbon và hiđro.
(c) Các peptit đều tác dụng với Cu(OH)2 cho hợp chất có màu tím đặc trưng.
(d) Dung dịch glucozơ bị oxi hóa bởi dung dịch AgNO3/NH3, đun nóng tạo ra Ag.
(e) Saccarozơ chỉ có cấu tạo mạch vòng.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 5
C. 4
D. 3
-
Câu 18:
Cho các phát biểu sau:
(a) Phân tử khối của đipeptit Gly-Val là 174.
(b) Các polime sử dụng làm chất dẻo đều được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp.
(c) Ở điều kiện thường, anilin là chất rắn.
(d) Xenlulozơ là chất rắn, dạng bột, màu trắng.
(e) Khi thủy phân hoàn toàn fibroin của tơ tằm thì chỉ thu được α-amino axit.
(g) Ở điều kiện thích hợp, triolein tham gia phản ứng cộng H2.
(h) Thủy phân hoàn toàn este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được ancol và muối của axit cacboxylic.
(i) Dung dịch lysin làm quỳ tím chuyển sang màu hồng.
Trong các phát biểu trên, số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 7
D. 5
-
Câu 19:
Cho các phát biểu sau:
(a) Axit stearic và axit panmitic là hai chất đồng đẳng của nhau.
(b) Để phân biệt metyl acrylat và metyl axetat có thể dùng nước brom.
(c) Benzyl axetat phản ứng với KOH trong dung dịch theo tỉ lệ mol 1 : 2.
(d) Đốt cháy este no, đa chức thì thu được số mol CO2 bằng số mol H2O.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 20:
Cho các phát biểu sau:
(a) Hợp chất H2NCH2COOCH3 tác dụng được với dung dịch NaOH và dung dịch HCl.
(b) Tơ nilon-6,6 được điều chế bằng phản ứng trùng hợp giữa axit ađipic và hexametylen điamin.
(c) Dung dịch sữa bò đông tụ khi nhỏ nước chanh vào.
(d) Amilopectin và cao su lưu hóa là các polime có cấu tạo mạch phân nhánh.
(e) Nhiệt độ nóng chảy của tristearin cao hơn của triolein.
(g) Dung dịch nước mía có thể hòa tan kết tủa Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 6
D. 3
-
Câu 21:
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lớn hoặc dầu dừa có thể dùng làm nguyên liệu để sản xuất xà phòng.
(b) Nước ép của quả nho chín có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
(c) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thường.
(e) Một số este có mùi thơm được dùng làm chất tạo hương cho thực phẩm và mĩ phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 22:
Có các phát biểu sau:
(a) Glucozơ và axetilen đều là hợp chất không no nên đều tác dụng với nước brom.
(b) Có thể phân biệt glucozơ và fructozơ bằng phản ứng tráng bạc.
(c) Este tạo bởi axit no điều kiện thường luôn ở thể rắn.
(d) Khi đun nóng tripanmitin với nước vôi trong thấy có kết tủa xuất hiện.
(e) Tơ visco, tơ nilon-6,6, tơ nitron, tơ axetat là các loại tơ nhân tạo.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 2
D. 1
-
Câu 23:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo không tan trong nước, nhẹ hơn nước nhưng tan nhiều trong các dung môi hữu cơ không phân cực.
(b) Fructozơ có phản ứng tráng bạc, chứng tỏ phân tử fructozơ có nhóm chức CHO.
(c) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
(d) Cao su lưu hóa có độ bền và độ đàn hồi tốt hơn cao su thiên nhiên.
(e) Để rửa ống nghiệm đựng anilin người ta thường dùng dung dịch NaOH.
Số phát biểu sai là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 24:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trùng hợp etilen glicol và axit terephtalic thu được tơ polieste.
(b) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(c) Thủy phân saccarozo, tinh bột, xenlulozo trong môi trường axit đều thu được glucozo.
(d) Thủy phân không hoàn toàn hỗn hợp các peptit đồng phân của C9H16N4O5 thu được tối đa 3 đipeptit.
(e) Các polime: Polietilen (PE); poli(vinylclorua) (PVC); poli(metyl metacrylat), cao su buna đều là chất dẻo.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 2
C. 5
D. 4
-
Câu 25:
Trong các phát biểu sau:
(a) Trong dung dịch, glyxin tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
(b) Xà phòng hóa este thu được muối và ancol.
(c) Tất cả peptit đều có phản ứng tạo phức màu tím với Cu(OH)2.
(d) Hiđro hóa hoàn toàn triolein (xúc tác Ni, to) thu được tripanmitin.
(e) Ở điều kiện thường, etylamin là chất khí, tan nhiều trong nước.
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 1
C. 3
D. 4
-
Câu 26:
Cho các phát biểu sau:
(a) Một số este có mùi thơm, không độc, được dùng làm chất tạo hương trong công nghiệp thực phẩm.
(b) Mỡ bò, lợn, gà..., dầu lạc, dầu vừng, dầu ô liu,..có thành phần chính là chất béo.
(c) Glucozo dùng làm thuốc tăng lực cho người ốm, có trong máu người với nồng độ hầu như không đổi 1%.
(d) Các aminoaxit thiên nhiên là những hợp chất cơ sở để kiến tạo nên các loại protein của cơ thể sống.
(e) Các loại tơ amit khá bền trong môi trường axit hoặc bazơ.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 27:
Cho các phát biểu sau:
(a) Vinyl clorua làm mất màu dung dịch brom.
(b) Metyl fomat và glucozơ có cùng công thức đơn giản nhất.
(c) Tinh bột có phản ứng thủy phân trong môi trường axit.
(d) Phenylamin có lực bazơ mạnh hơn amoniac.
(e) Dung dịch axit glutamic làm quỳ tím hóa xanh.
(g) Axetilen và anđehit axetic đều bị oxi hóa khi tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 4
C. 2
D. 3
-
Câu 28:
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỡ lợn hoặc dầu dừa được dùng làm nguyên liệu để chế xà phòng.
(b) Nước ép từ cây mía có phản ứng với Cu(OH)2.
(c) Tơ poliamit kém bền trong môi trường axit và môi trường kiềm.
(d) Cao su lưu hóa có tính đàn hồi, lâu mòn và khó tan hơn cao su thiên nhiên.
(e) Dung dịch anilin không đổi màu giấy quỳ tím.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 29:
Cho các phát biểu sau:
(a) Poli(vinyl clorua) được dùng làm vật liệu cách điện.
(b) Fructozơ có phản ứng tráng bạc.
(c) Thành phần phân tử của protein luôn có nguyên tố nitơ.
(d) Benzyl axetat có mùi thơm của hoa nhài.
(e) Xenlulozơ có nhiều trong gỗ và bông nõn.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 2
D. 3
-
Câu 30:
Cho các phát biểu sau:
(a) Các amin đều không độc, được sử dụng trong chế biến thực phẩm.
(b) Người ta sản xuất xà phòng bằng cách đun hỗn hợp chất béo và kiềm trong thùng kín ở nhiệt độ cao.
(c) Có thể dùng Cu(OH)2 để phân biệt Ala-Ala và Ala–Ala–Ala.
(d) Tơ olon được điều chế từ phản ứng trùng ngưng acrilonitrin.
(e) Chất béo lỏng khó bị oxi hóa bởi oxi không khí hơn chất béo rắn.
(g) Cao su là loại vật liệu polime có tính đàn hồi. .
(h) Xenlulozo trinitrat có chứa 16,87% nitơ về khối lượng, là thành phần chính của thuốc súng không khói.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 4
C. 3
D. 5
-
Câu 31:
Thực hiện các thí nghiệm sau:
(a) Sục khí CO2 vào dung dịch Ca(OH)2 dư.
(b) Cho dung dịch KNO3 vào dung dịch FeCl2 dư.
(c) Cho dung dịch HCl vào dung dịch NaAlO2 dư.
(d) Cho dung dịch Fe(NO3)2 vào dung dịch AgNO3 dư.
(e) Cho dung dịch KHCO3 vào dung dịch Ba(OH)2.
Sau khi các phản ứng kết thúc, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 5
B. 3
C. 4
D. 2
-
Câu 32:
Cho các phát biểu sau:
(a) Ở nhiệt độ thường, tripanmitin là chất rắn.
(b) Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối bằng nhau.
(c) Trong máu người có glucozơ với nồng độ khoảng 0,1%.
(d) Nicotin là amin rất độc, có trong cây thuốc lá.
(e) Tơ nitron bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
(g) Trong y học, axit glutamic được dùng làm thuốc hỗ trợ thần kinh.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 6
-
Câu 33:
Cho các phát biểu sau:
(a) Thuỷ phân hoàn toàn một este no, đơn chức, mạch hở trong môi trường kiềm luôn thu được ancol.
(b) Dung dịch saccarozơ không tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch phức màu xanh lam.
(c) Tinh bột và xenlulozơ thủy phân hoàn toàn đều thu được sản phẩm cuối cùng là glucozơ.
(d) Để phân biệt anilin và etyl axetat ta có thể dùng dung dịch brom.
(e) Các peptit đều dễ bị thuỷ phân trong môi trường axit hoặc kiềm.
Số phát biểu đúng là
A. 5
B. 3
C. 2
D. 4
-
Câu 34:
Cho dãy các chất: metyl acrylat, tristearin, metyl fomat, vinyl axetat, triolein, glucozơ, fructozơ. Số chất trong dãy tác dụng được với nước Br2 là
A. 5
B. 7
C. 6
D. 4
-
Câu 35:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 được điều chế từ hexametylenđiamin và axit axetic.
(b) Các este chỉ được điều chế từ axit cacboxylic và ancol.
(c) Các hợp chất peptit kém bền trong môi trường kiềm nhưng bên trong môi trường axit.
(d) Anilin phản ứng với axit HCl tạo ra muối phenylamoni clorua.
Số phát biểu không đúng là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 36:
Cho các phát biểu sau:
(a) Tơ nilon-6,6 thuộc loại tơ tổng hợp.
(b) Có 4 chất trong các chất: phenol, etyl axetat, ancol etylic, axit axetic, lysin tác dụng được với dung dịch NaOH.
(c) Các este bị thủy phân trong môi trường kiềm đều tạo muối và ancol.
(d) Protein khi thủy phân hoàn toàn chỉ thu được hỗn hợp các α-amino axit.
(e) Dung dịch fructozơ có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc.
Số phát biểu đúng là
A. 4
B. 5
C. 3
D. 2
-
Câu 37:
Cho các phát biểu sau:
(a) Mỗi phân tử Gly-Ala có hai liên kết peptit.
(b) Ở điều kiện thường, tristearoylglixerol là chất rắn.
(c) Thủy phân tinh bột và xenlulozơ với xúc tác axit đều thu được glucozơ.
(d) Tơ olon bền và giữ nhiệt tốt nên thường được dùng để dệt vải may áo ấm.
(e) Isoamyl axetat được dùng làm hương liệu thực phẩm.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 4
C. 1
D. 2
-
Câu 38:
Cho các phát biểu sau:
(a) Trong tơ tằm có các gốc α-amino axit.
(b) Anilin có tính bazơ và làm xanh quỳ tím ẩm.
(c) Tinh bột bị thủy phân khi có xúc tác axit hoặc enzim.
(d) Nước ép từ quả chuối chín chứa isoamyl axetat nên có phản ứng tráng bạc.
(e) Mỡ động vật, dầu thực vật và dầu bôi trơn máy đều chứa nhiều chất béo.
Số phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 4
D. 2
-
Câu 39:
Cho các phát biểu sau
(a) Saccarozơ là nguyên liệu dùng trong kĩ thuật tráng gương, tráng ruột phích.
(b) Dầu ăn và mỡ bôi trơn đều chứa các nguyên tố C, H, O.
(c) Protein trong lòng trắng trứng được cấu tạo bởi các gốc α-aminoaxit.
(d) Tơ nitron dai, bền với nhiệt và giữ nhiệt tốt, nên được dùng để dệt vải may quần áo ấm.
(e) Cao su buna có tính đàn hồi và độ bền tốt hơn cao su thiên nhiên.
Số lượng phát biểu đúng là
A. 3
B. 5
C. 2
D. 1
-
Câu 40:
Cho các phát biểu sau:
(a) Chất béo tác dụng với dung dịch NaOH luôn theo tỉ lệ mol 1 : 3.
(b) Protein đều cho phản ứng màu biure.
(c) Amino axit thuộc loại hợp chất hữu cơ tạp chức.
(d) Hợp chất H2N-CH2-CH2-COOCH3 là este của alanin.
(e) Độ ngọt của fructozơ lớn hơn độ ngọt của saccarozơ.
(g) Trong môi trường bazơ, fructozơ chuyển hóa thành glucozơ.
Số phát biểu đúng là
A. 6
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 41:
Nhận xét nào dưới đây là đúng
A. Tripeptit hòa tan Cu(OH)2 (phản ứng màu biure) tạo dung dịch xanh lam.
B. Trong phân tử protein luôn có nguyên tử nitơ.
C. Tinh bột và xenlulozơ là đồng phân của nhau.
D. Este là những chất hữu cơ dễ tan trong nước.
-
Câu 42:
Cho các phát biểu sau:
(a) Nước quả chanh khử được mùi tanh của cá.
(b) Fructozơ là monosaccarit duy nhất có trong mật ong.
(c) Một số este hòa tan tốt nhiều chất hữu cơ nên được dùng làm dung môi.
(e) Vải làm từ tơ nilon-6,6 bền trong môi trường bazơ hoặc môi trường axit.
(d) Sản phẩm của phản ứng thủy phân saccarozơ được dùng trong kĩ thuật tráng gương
Số phát biểu đúng là
A. 2
B. 3
C. 5
D. 4
-
Câu 43:
Đốt cháy hoàn toàn 0,11 gam một este X (tạo nên từ một axit cacboxylic đơn chức và một ancol đơn chức) thu được 0,22 gam CO2 và 0,09 gam H2O. Số este đồng phân của X là:
A. 2
B. 5
C. 6
D. 4
-
Câu 44:
Đốt cháy hoàn toàn 1,1 g hợp chất hữu cơ đơn chức X, thu được 2,2 g CO2 và 0,9 g H2O. X có khả năng tham gia phản ứng với NaOH. Số đồng phân của X là:
A. 3
B. 4
C. 5
D. 6
-
Câu 45:
Xà phòng hóa 8,8 gam etyl axetat bằng 200ml dung dịch NaOH 0,2M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được chất rắn có khối lượng là:
A. 3,28 gam
B. 10,40 gam
C. 8,56 gam
D. 8,20 gam