Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Phản ứng hạt nhân là
A. sự biến đổi hạt nhân có kèm theo sự tỏa nhiệt.
B. sự tương tác giữa hai hạt nhân (hoặc tự hạt nhân) dẫn đến sự biến đổi của chúng thành hai hoặc một hạt nhân khác.
C. sự kết hợp hai hạt nhân nhẹ thành một hạt nhân nặng.
D. sự phân rã hạt nhân nặng để biến đổi thành hạt nhân nhẹ bền hơn.
-
Câu 2:
Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani U235 năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200 MeV. Một nhà máy điện nguyên tử dùng nguyên liệu u rani, có công suất 500.000 kW, hiệu suất là 20%. Lượng tiêu thụ hàng năm nhiên liệu urani là
A. 962 kg.
B. 1121 kg.
C. 1352,5 kg.
D. 1421 kg.
-
Câu 3:
Trong phản ứng vỡ hạt nhân urani U235 năng lượng trung bình toả ra khi phân chia một hạt nhân là 200 MeV. Khi 1 kg U235 phân hạch hoàn toàn thì toả ra năng lượng là
A. 8,2.1013 J.
B. 4,1.1013 J.
C. 5,3.1013 J.
D. 6,2.1021J.
-
Câu 4:
Cho phản ứng hạt nhân \(\alpha +_{13}^{27}Al\to _{15}^{30}P+n,\) khối lượng của các hạt nhân là mα = 4,0015 u, mAl = 26,97435 u, mP = 29,97005 u, mn = 1,008670 u, 1u = 931 MeV/c2. Năng lượng mà phản ứng này toả ra hoặc thu vào là bao nhiêu?
A. Toả ra 4,275152 MeV.
B. Thu vào 2,67197 MeV.
C. Toả ra 4,275152.10-13 J.
D. Thu vào 2,67197.10-13 J.
-
Câu 5:
Năng lượng tối thiểu cần thiết để chia hạt nhân \(_{6}^{12}C\) thành 3 hạt α là bao nhiêu? (biết mC = 11,9967 u, mα = 4,0015 u).
A. ΔE = 7,2618 J.
B. ΔE = 7,2618 MeV.
C. ΔE = 1,16189.10-19 J.
D. ΔE = 1,16189.10-13 MeV.
-
Câu 6:
Chọn phương án đúng. Gọi k là hệ số nhận nơtron, thì điều kiện cần và đủ để phản ứng dây chuyền xảy ra là
A. k < 1.
B. k = 1.
C. k > 1.
D. k ≥ 1.
-
Câu 7:
Chọn phương án đúng. Đồng vị có thể hấp thụ một nơtron chậm là
A. \(_{92}^{238}U.\)
B. \(_{92}^{234}U.\)
C. \(_{92}^{235}U.\)
D. \(_{92}^{239}U.\)
-
Câu 8:
Chọn câu đúng. Sự phân hạch là sự vỡ một hạt nhân nặng
A. thường xảy ra một cách tự phát thành nhiều hạt nhân nặng hơn.
B. thành hai hạt nhân nhẹ hơn khi hấp thụ một nơtron.
C. thành hai hạt nhân nhẹ hơn và vài nơtron, sau khi hấp thụ một ntrron chậm.
D. thành hai hạt nhân nhẹ hơn, thường xảy ra một cách tự phát.
-
Câu 9:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{9}^{19}F+p\to _{8}^{16}O+X,\) hạt nhân X là hạt nào sau đây?
A. α.
B. β-.
C. β+.
D. N.
-
Câu 10:
Kết quả nào sau đây là sai khi nói về định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích?
A. A1 + A2 = A3 + A4.
B. Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
C. A1 + A2 + A3 + A4 = 0
D. Z1 + Z2 – Z3 – Z4 = 0.
-
Câu 11:
Người ta dùng prôton có động năng Kp = 5,45 MeV bắn phá hạt nhân \({}_{4}^{9}Be\) đứng yên sinh ra hạt α và hạt nhân \({}_{3}^{6}Li.\) Biết rằng hạt nhân α sinh ra có động năng Kα = 4 MeV và chuyển động theo phương vuông góc với phương chuyển động của prôton ban đầu. Cho khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u xấp xỉ bằng số khối của nó. Động năng của hạt nhân Liti sinh ra là
A. 1,450 MeV.
B. 3,575 MeV.
C. 14,50 MeV.
D. 0,3575 MeV.
-
Câu 12:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{12}^{\text{25}}\text{Mg}+X\to _{11}^{\text{22}}\text{Na}+\alpha .\) Hạt nhân X là hạt nhân nào sau đây?
A. α.
B. \(_{1}^{\text{3}}\text{T}.\)
C. \(_{1}^{\text{2}}\text{D}.\)
D. \(_{1}^{1}p.\)
-
Câu 13:
Bắn một prôton vào hạt nhân \({}_{3}^{7}Li\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt nhân X giống nhau bay ra với cùng tốc độ và theo các phương hợp hợp với phương tới của prôton các góc bằng nhau là 600. Lấy khối lượng của mỗi hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của nó. Tỉ số giữa tốc độ của prôton và tốc độ độ của hạt nhân X là
A. 4.
B. 1/2.
C. 2.
D. 1/4.
-
Câu 14:
Cho phản ứng hạt nhân:\(_{1}^{2}D+_{1}^{3}T\to _{2}^{4}He+X.\) Lấy độ hụt khối của hạt nhân T, hạt nhân D, hạt nhân He lần lượt là 0,009106 u; 0,002491 u; 0,030382 u và 1 u = 931,5 MeV/c2 . Năng lượng tỏa ra của phản ứng xấp xỉ bằng
A. 15,017 MeV.
B. 17,498 MeV.
C. 21,076 MeV.
D. 200,025 MeV.
-
Câu 15:
Trong phản ứng sau đây: \({}_{0}^{1}n+{}_{92}^{235}U\to {}_{42}^{95}Mo+{}_{57}^{139}La+2X+7{{\beta }^{-}},\) hạt X là
A. êlectron.
B. prôton.
C. heli.
D. nơtron.
-
Câu 16:
Prôton bắn vào hạt nhân \({}_{3}^{7}Li\) đứng yên. Phản ứng tạo ra hai hạt X giống hệt nhau bay ra. Hạt X là
A. đơteri.
B. prôton.
C. nơtron.
D. hạt α.
-
Câu 17:
Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào?
A. Bảo toàn năng lượng toàn phần.
B. Bảo toàn điện tích.
C. Bảo toàn khối lượng.
D. Bảo toàn động lượng.
-
Câu 18:
Một trong các phản ứng xảy ra trong lò phản ứng là: \(_{0}^{1}n+_{92}^{235}U\to _{92}^{236}U\to _{57}^{143}La+_{35}^{87}Br+m._{0}^{1}n\) với m là số nơtron, m bằng
A. 4.
B. 6.
C. 8.
D. 10.
-
Câu 19:
Xét phản ứng: \(A\to B+\alpha .\) Hạt nhân mẹ A đứng yên, hạt nhân con B và hạt α có khối lượng và vận tốc lần lượt là vB, mB và vα, mα.. Tỉ số giữa vB và vα bằng
A. \(\frac{{{m}_{B}}}{{{m}_{\alpha }}}.\)
B. \(\frac{2{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{B}}}.\)
C. \(\frac{2{{m}_{B}}}{{{m}_{\alpha }}}.\)
D. \(\frac{{{m}_{\alpha }}}{{{m}_{B}}}.\)
-
Câu 20:
Cho phản ứng hạt nhân: \({}_{1}^{3}T+{}_{1}^{2}D\Rightarrow {}_{2}^{4}He+X+17,6\text{ MeV}\text{.}\) Tính năng lượng toả ra từ phản ứng trên khi tổng hợp được 2 g Heli.
A. 52,976.1023 MeV.
B. 5,2976.1023 MeV.
C. 2,012.1023 MeV.
D. 2,012.1024 MeV.
-
Câu 21:
Bắn hạt α vào hạt nhân \(_{7}^{14}N\) đứng yên, ta có phản ứng: \(_{2}^{4}He+_{7}^{14}N\to _{8}^{17}O+_{1}^{1}H.\) Biết các khối lượng mP = 1,0073 u, mN = 13,9992 u và mα = 4,0015 u. Cho biết mO = 16,9947 u, 1 u = 931 MeV/c2. Phản ứng hạt nhân này tỏa hay thu bao nhiêu năng lượng?
A. Thu 1,94.10-13 J.
B. Tỏa 1,94.10-13 J.
C. Tỏa 1,27.10-16 J.
D. Thu 1,94.10-19 J.
-
Câu 22:
Bắn hạt prôton có động năng 5,5 MeV vào hạt nhân \(_{3}^{7}Li\) đang đứng yên gây ra phản ứng hạt nhân \(p+_{3}^{7}Li\to 2\alpha .\) Giả sử phản ứng không kèm theo bức xạ g, hai hạt a có cùng động năng và bay theo hai hướng tạo với nhau góc 1600. Coi khối lượng của mỗi hạt tính theo đơn vị u gần bằng số khối của nó. Năng lượng mà phản ứng tỏa ra là
A. 14,6 MeV.
B. 10,2 MeV.
C. 17,3 MeV.
D. 20,4 MeV.
-
Câu 23:
Cho phản ứng hạt nhân \(D+D\to _{\text{2}}^{\text{3}}\text{He}+_{\text{0}}^{\text{1}}\text{n}.\) Xác định năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{\text{2}}^{\text{3}}\text{He}.\) Cho biết độ hụt khối của D là 0,0024 u và tổng năng lượng nghỉ của các hạt trước phản ứng nhiều hơn tổng năng lượng nghỉ của các hạt sau phản ứng là 3,25 MeV, 1 uc2 = 931 MeV.
A. 7,7187 MeV.
B. 7,7188 MeV.
C. 7,7189 MeV.
D. 7,7186 MeV.
-
Câu 24:
Khi bắn phá hạt nhân \({}_{7}^{14}N\) bằng hạt \(\alpha ,\) người ta thu được một hạt prôton và một hạt nhân X. Hạt nhân X là
A. \(_{6}^{12}C.\)
B. \(_{7}^{12}C.\)
C. \(_{8}^{17}O.\)
D. \(_{8}^{16}O.\)
-
Câu 25:
Xét phản ứng hạt nhân: \(_{\text{25}}^{\text{55}}\text{Mn}+\text{p}\to _{\text{26}}^{\text{55}}\text{Fe}+\text{n}.\) Biết khối lượng của hạt nhân \(_{25}^{55}Mn\) là mMn = 54,9381 u, của hạt nhân \(_{26}^{55}F\text{e}\) là mFe = 54,9380 u, của prôton là mp = 1,0073 u và của nơtron là 1,0087 u. Cho u bằng 931,5 MeV/c2. Phản ứng trên sẽ
A. tỏa năng lượng 10238,12715 MeV.
B. tỏa năng lượng 1,21095 MeV.
C. thu năng lượng 10238,12715 MeV.
D. thu năng lượng 1,21095 MeV.
-
Câu 26:
Xét phản ứng hạt nhân: \(D+D\to T+p.\) Biết khối lượng của hạt nhân Đơteri là mD = 2,0140 u, của hạt nhân Triti là mT = 3,0160 u và khối lượng của prôton là mp = 1,0073 u. Cho 1 u = 931,5 MeV/c2. Phản ứng trên sẽ
A. tỏa năng lượng 4,37805 MeV.
B. tỏa năng lượng 1871,66295 MeV.
C. thu năng lượng 4,37805 MeV.
D. thu năng lượng 1871,66295 MeV.
-
Câu 27:
Trong lò phản ứng hạt nhân, người ta có thể kiểm soát phản ứng dây chuyền bằng cách
A. hấp thụ nơtrôn chậm bằng các thanh Cadimi.
B. làm chậm nơtrôn bằng than chì.
C. làm chậm nơtrôn bằng nước nặng.
D. thay đổi áp suất và nhiệt độ trong lò.
-
Câu 28:
Các phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật nào?
A. Định luật bảo toàn năng lượng.
B. Định luật bảo toàn điện tích.
C. Định luật bảo toàn động năng.
D. Định luật bảo toàn số nuclôn.
-
Câu 29:
Cho phản ứng hạt nhân: \(_{84}^{210}Po→ _{Z}^{A}{{X}_{{}}}+ _{82}^{206}Pb.\) Hạt X
A. \(_{2}^{4}\text{He}.\)
B. \(_{2}^{3}\text{He}.\)
C. \(_{1}^{1}\text{H}.\)
D. \(_{1}^{3}H.\)
-
Câu 30:
Hãy cho biết X và Y là các hạt nhân gì trong các phương trình phản ứng sau đây?
(1): \(_{4}^{9}\text{Be}+\alpha \to \text{X}+\text{n}\text{.}\)
(2): \(_{\text{9}}^{\text{19}}\text{F}+\text{p}\to _{\text{8}}^{\text{16}}\text{O}+\text{Y}.\)
A. X là $_$ và B. X là $_{6}^{12}\text{C}$ và
C. X là $_{6}^{12}\text{C}$ và D.
A. X là \({6}^{14}\text{C}\) và Y là \(_{1}^{1}\text{H}.\)
B. X là \({6}^{14}\text{C}\) và Y là \(_{2}^{4}\text{He}.\)
C. X là \({6}^{12}\text{C}\) và Y là \(_{3}^{7}\text{Li}.\)
D. X là \(_{5}^{10}\text{B}\) và Y là \(_{3}^{7}\text{Li}.\)
-
Câu 31:
Dùng hạt prôton có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt liti \({}_{3}^{7}\text{Li}\) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là
A. 19 MeV.
B. 15,8 MeV.
C. 9,5 MeV.
D. 7,9 MeV.
-
Câu 32:
Chu kì bán rã của một đồng vị phóng xạ là T. Tại thời điểm ban đầu mẫu chứa \({{\text{N}}_{\text{0}}}\) nguyên tử. Sau thời gian 3T, trong mẫu
A. còn lại 25% số hạt nhân \({{\text{N}}_{\text{0}}}.\)
B. đã phân rã 25% số hạt nhân \({{\text{N}}_{\text{0}}}.\)
C. còn lại 12,5% số hạt nhân \({{\text{N}}_{\text{0}}}.\)
D. đã bị phân rã 12,5% số hạt nhân \({{\text{N}}_{\text{0}}}.\)
-
Câu 33:
Trong quá trình phân rã hạt nhân \(_{\text{92}}^{\text{238}}\text{U}\) phóng ra tia phóng xạ α và phóng xạ \({{\beta }^{-}}\) theo phản ứng \(_{92}^{238}\text{U}\to _{\text{Z}}^{\text{A}}\text{X}+8\alpha +6{{\beta }^{-}}.\) Hạt nhân X là
A. \(_{\text{82}}^{\text{206}}\text{Pb}.\)
B. \(_{\text{86}}^{\text{222}}\text{Rn}.\)
C. \(_{\text{84}}^{\text{110}}\text{Po}.\)
D. \(_{\text{92}}^{\text{206}}\text{Pb}.\)
-
Câu 34:
Cho phản ứng hạt nhân \(\text{X}+_{\text{13}}^{\text{27}}\text{Al}\to _{\text{15}}^{\text{30}}\text{P}+{}_{0}^{1}\text{n}.\) Hạt nhân X là hạt nào sau đây?
A. \(_{\text{2}}^{\text{4}}\text{He}.\)
B. \(_{\text{13}}^{\text{27}}\text{Al}.\)
C. \(_{\text{1}}^{\text{3}}\text{T}.\)
D. \(_{\text{1}}^{\text{2}}\text{D}.\)
-
Câu 35:
Người ta bắn chùm hạt α vào hạt nhân \(_{4}^{8}\text{Be}.\) Do kết quả của phản ứng hạt nhân đã xuất hiện nơtron tự do. Sản phẩm thứ hai của phản ứng là
A. B.
C. D.
A. đồng vị của \(_{5}^{13}\text{B}.\)
B. đồng vị cacbon \(_{6}^{13}C.\)
C. cacbon \(_{6}^{11}C.\)
D. đồng vị Beri \(_{4}^{9}\text{Be}.\)
-
Câu 36:
Đối với phản ứng hạt nhân thu năng lượng, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Tổng động năng của các hạt trước phản ứng lớn hơn tổng động năng của các hạt sau phản ứng.
B. Tổng năng lượng nghỉ trước phản ứng nhỏ hơn tổng năng lượng nghỉ sau phản ứng.
C. Các hạt nhân sinh ra bền vững hơn các hạt nhân tham gia trước phản ứng.
D. Tổng khối lượng nghỉ của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn tổng khối lượng nghỉ các hạt trước phản ứng.
-
Câu 37:
Chọn câu sai. Trong phản ứng hạt nhân có bảo toàn
A. năng lượng.
B. động lượng.
C. động năng.
D. điện tích.
-
Câu 38:
Trong phản ứng hạt nhân đại lượng nào sau đây được bảo toàn?
A. Tổng số prôton.
B. Tổng số nơtron.
C. Tổng số nuclôn.
D. Tổng khối lượng các hạt nhân.
-
Câu 39:
Trong phản ứng hạt nhân \(_{9}^{19}\text{F}+_{1}^{1}\text{p}\to _{8}^{16}\text{O}+\text{X},\) hạt X là
A. êlectron.
B. prôton.
C. hạt α.
D. pôzitron.
-
Câu 40:
Các phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn
A. số nuclôn.
B. số nơtron.
C. khối lượng.
D. số prôtôn.
-
Câu 41:
Trong phản ứng hạt nhân không có sự bảo toàn
A. năng lượng toàn phần.
B. số nuclôn.
C. động lượng.
D. số nơtron.
-
Câu 42:
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng liên kết
A. tính cho một nuclôn.
B. tính riêng cho hạt nhân ấy.
C. của một cặp prôtôn-prôtôn.
D. của một cặp prôtôn-nơtron.
-
Câu 43:
Hạt nhân có độ hụt khối càng lớn thì có
A. năng lượng liên kết càng nhỏ.
B. năng lượng liên kết càng lớn.
C. năng lượng liên kết riêng càng lớn.
D. năng lượng liên kết riêng càng nhỏ.
-
Câu 44:
Cho ba hạt nhân X, Y và Z có số nuclôn tương ứng là AX, AY, AZ với \({{A}_{X}}=2{{A}_{Y}}=0,5{{A}_{Z}}.\) Biết năng lượng liên kết của từng hạt nhân tương ứng là ΔEX, ΔEY, ΔEZ với ΔEZ < ΔEX < ΔEY. Sắp xếp các hạt nhân này theo thứ tự tính bền vững giảm dần là
A. Y, X, Z.
B. Y, Z, X.
C. X, Y, Z.
D. Z, X, Y.
-
Câu 45:
Hạt nhân \(_{4}^{10}Be\) có khối lượng 10,0135 u. Khối lượng của nơtron \({{m}_{n}}=1,0087\text{ }u,\) khối lượng của prôtôn \({{m}_{P}}=1,0073\text{ }u,1\text{ }u=931\text{ MeV/}{{\text{c}}^{\text{2}}}.\)Năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{4}^{10}Be\) là
A. 0,6321 MeV.
B. 63,2152 MeV.
C. 6,3215 MeV.
D. 632,1531 MeV.
-
Câu 46:
Biết khối lượng của prôtôn; nơtron; hạt nhân \(_{8}^{16}O\) lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u; 15,9904 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{8}^{16}O\) xấp xỉ bằng
A. 14,25 MeV.
B. 18,76 MeV.
C. 128,17 MeV.
D. 190,81 MeV.
-
Câu 47:
Cho khối lượng của hạt prôtôn, nơtron và hạt nhân đơteri \(_{1}^{2}D\) lần lượt là 1,0073 u; 1,0087 u và 2,0136 u. Biết 1 u = \(931,5\text{ MeV/}{{\text{c}}^{\text{2}}}.\) Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{1}^{2}D\) là
A. 2,24 MeV.
B. 4,48 MeV.
C. 1,12 MeV.
D. 3,06 MeV.
-
Câu 48:
Cho khối lượng của prôtôn, nơtron và hạt nhân \(_{2}^{4}\text{He}\) lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087u và 4,0015u. Biết 1 uc2 = 931,5 MeV. Năng lượng liên kết của hạt nhân \(_{2}^{4}\text{He}\) là
A. 18,3 eV.
B. 30,21 MeV.
C. 14,21 MeV.
D. 28,41 MeV.
-
Câu 49:
Cho khối lượng của hạt nhân \(_{47}^{107}Ag\) là 106,8783 u; của nơtron là 1,0087 u; của prôtôn là 1,0073 u. Độ hụt khối của hạt nhân \(_{47}^{107}Ag\) là
A. 0,9868 u.
B. 0,6986 u.
C. 0,6868 u.
D. 0,9686 u.
-
Câu 50:
Cho khối lượng của prôtôn; nơtron; \(_{18}^{40}Ar;$ $_{3}^{6}Li\) lần lượt là: 1,0073 u; 1,0087 u; 39,9525 u; 6,0145 u và 1 u = 931,5 MeV/c2. So với năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{3}^{6}Li\) thì năng lượng liên kết riêng của hạt nhân \(_{18}^{40}Ar\)
A. lớn hơn một lượng là 5,20 MeV.
B. lớn hơn một lượng là 3,42 MeV.
C. nhỏ hơn một lượng là 3,42 MeV.
D. nhỏ hơn một lượng là 5,20 MeV.