Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Cho phản ứng hạt nhân:
\(_{1}^{3}H +_{1}^{2}H \to _{2}^{4}He+{1}^{0}n +17,6MeV\)
Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 gam khí hêli xấp xỉ bằng
A. 4,24.108J.
B. 4,24.105J.
C. 5,03.1011J
D. 4,24.1011J.
-
Câu 2:
Dùng hạt prôtôn có động năng 1,6 MeV bắn vào hạt nhân Liti \(_{3}^{7}Li\) đứng yên. Giả sử sau phản ứng thu được hai hạt giống nhau có cùng động năng và không kèm theo tia γ. Biết năng lượng tỏa ra của phản ứng là 17,4 MeV. Động năng của mỗi hạt sinh ra là
A. 19,0 MeV.
B. 15,8 MeV.
C. 9,5 MeV.
D. 7,9 MeV.
-
Câu 3:
Chọn câu trả lời đúng. Trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt nhân tham gia
A. Được bảo toàn.
B. Tăng.
C. Giảm.
D. Tăng hoặc giảm tuỳ theo phản ứng.
-
Câu 4:
Kết quả nào sau đây là khi nói về định luật bảo toàn số khối và định luật bảo toàn điện tích?
A. A1 + A2 = A3 + A4.
B. Z1 + Z2 = Z3 + Z4.
C. A1 + A2 + A3 + A4 = 0
D. A hoặc B hoặc C đúng.
-
Câu 5:
Trong dãy phân rã phóng xạ \(_{92}^{235}X \to _{82}^{207}Y\)có bao nhiêu hạt α và β được phát ra?
A. 3α và 7β
B. 4α và 7β
C. 4α và 8β
D. 7α và 4β
-
Câu 6:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{0}n +_{92}^{235}U \to _{38}^{94}Sr+X+2_{1}^{0}n\). Hạt nhân X có cấu tạo gồm:
A. 54 prôtôn và 86 nơtron.
B. 54 prôtôn và 140 nơtron.
C. 86 prôtôn và 140 nơtron.
D. 86 prôton và 54 nơtron.
-
Câu 7:
Tìm phát biểu sai về độ bền vững của các hạt nhân
A. Hạt nhân có năng lượng liên kết riêng \(\frac{W_{lk}}{A}\)càng lớn thì hạt nhân càng bền vững
B. Hạt nhân của các nguyên tố ở đầu và ở cuối bảng tuần hoàn bền vững nhất
C. C. Các hạt nhân bền vững có \(\frac{W_{lk}}{A}\) lớn nhất cỡ 8,8MeV/ nuclôn, đó là những hạt nhân nằm ở khoảng giữa bảng tuần hoàn với 50 < A < 80
D. D. Ta thấy \(\frac{W_{lk}}{A}\) lớn hơn rất nhiều năng lượng liên kết của electron trong nguyên tử ( 10 – 103 eV). Điều này cũng chứng tỏ tương tác hạt nhân giữa các nuclôn mạnh hơn rất nhiều so với tương tác tĩnh điện giữa các electron với hạt nhân
-
Câu 8:
Cho hạt nhân \(_{_{1}Z}^{_{1}A}X\) và hạt nhân \(_{_{2}Z}^{_{2}A}Y\)có độ hụt khối lần lượt là Δm1 và Δm2. Biết hạt nhân \(_{_{1}Z}^{_{1}A}X\) bền vững hơn hạt nhân \(_{_{2}Z}^{_{2}A}Y\) . Hệ thức đúng là:
A. \(\frac{\Delta m_1}{A_1} < \frac{\Delta m_2}{A_2}\)
B. \(\frac{\Delta m_1}{A_1} > \frac{\Delta m_2}{A_2}\)
C. . A1 > A2
D. Δm1 > Δm2
-
Câu 9:
Độ bền vững của hạt nhân phụ thuộc vào:
A. Khối lượng hạt nhân.
B. Năng lượng liên kết.
C. Độ hụt khối
D. Tỉ số giữa độ hụt khối và số khối.
-
Câu 10:
Năng lượng liên kết riêng là năng lượng tính cho một nuclôn, công thức nào sau đây là đúng ?
A. ε = ΔE/Z
B. ε = ΔE/A
C. ε = ΔE/N
D. ε = ΔE/ΔN
-
Câu 11:
Tìm phát biểu sai về độ hụt khối và năng lượng liên kết của hạt nhân
A. Mọi hạt nhân đều có khối lượng m ( \(_Z^AX\)) nhỏ hơn tổng khối lượng các nuclôn khi còn riêng rẽ
B. Độ hụt khối Δm của các hạt nhân đều luôn dương Δm = Z.mp + (A – Z).mn - m(X) > 0
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân tương ứng với Wlk = Δm.c2
D. Năng lượng liên kết dương và càng lớn thì hạt nhân càng bền. Năng lượng liên kết âm thì hạt nhân không bền, tự phân rã.
-
Câu 12:
Tìm phát biểu sai về năng lượng liên kết:
A. Theo thuyết tương đối, hệ các Nuclôn ban đầu có năng lượng E0 = [Z.mp + (A – Z).mn].c2
B. Hạt nhân được tạo thành có khối lượng m ứng với năng lượng E nhỏ hơn E = m.c2 < E0
C. Vì năng lượng toàn phần được bảo toàn, nên đã có một năng lượng W = E0 – E = Δm.c2 tỏa ra khi hệ các nuclôn tạo thành hạt nhân. W gọi là năng lượng liên kết của hạt nhân
D. Năng lượng liên kết càng lớn, hạt nhân càng dễ bị phá vỡ
-
Câu 13:
Chọn hệ thức đúng liên hệ giữa các đơn vị năng lượng
A. 1MeV = 1,6.10-19 J
B. 1uc2= (\( {1 \over 931,5}\))MeV = 1,07356.10-3MeV
C. 1uc2 = 931,5 MeV = 1,49.10-10 J
D. 1MeV = 931,5 uc2
-
Câu 14:
Năng lượng liên kết của hạt nhân nguyên tử được xác định
A. ΔE2 = Δm.c
B. ΔE = m.c2
C. ΔE = Δm.c
D. ΔE = Δm2.c2
-
Câu 15:
Một hạt sơ cấp có động năng lớn gấp 3 lần năng lượng nghỉ của nó. Tốc độ của hạt đó là:
A. \( {\sqrt{15} \over4}\)c
B. \( { 1 \over 3} c\)
C. \( {\sqrt{13} \over 4}c\)
D. \( {\sqrt{5} \over 3}c\)
-
Câu 16:
Một electron được gia tốc đến vận tốc v = 0,5c thì năng lượng sẽ tăng bao nhiêu % so với năng lượng nghỉ?
A. 50%.
B. 20%.
C. 11,5%
D. 10%.
-
Câu 17:
Năng lượng liên kết riêng của một hạt nhân được tính bằng:
A. Tích của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy.
B. Tích của độ hụt khối của hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.
C. Thương số của khối lượng hạt nhân với bình phương tốc độ ánh sáng trong chân không.
D. Thương số của năng lượng liên kết của hạt nhân với số nuclôn của hạt nhân ấy.
-
Câu 18:
Một hạt có khối lượng nghỉ m0. Theo thuyết tương đối, khối lượng động (khối lượng tương đối tính) của hạt này khi chuyển động với tốc độ 0,6c (c là tốc độ ánh sáng trong chân không) là:
A. 1,75 m0.
B. 1,25 m0.
C. 0,36 m0.
D. 0,25 m0.