Trắc nghiệm Năng lượng liên kết của hạt nhân. Phản ứng hạt nhân Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trong chân không, một tia X và một tia hồng ngoại có bước sóng lần lượt là 0,2 nm và 820 nm. Tỉ số giữa năng lượng mỗi phôtôn của tia X và năng lượng mỗi phôtôn của tia hồng ngoại là
A. \(4,{8.10^3}\)
B. \(8,{2.10^3}\)
C. \(4,{1.10^3}\)
D. \(2,{4.10^3}\)
-
Câu 2:
Gọi mp là khối lượng của prôtôn, mnmn là khối lượng của nơtron, mx là khối lượng của hạt nhân\(_Z^AX\) và c là tốc độ của ánh sáng trong chân không. Đại lượng \({W_{lk}} = [Z{m_p} + (A - Z){m_n} - mx]{c^2}\) được gọi là
A. năng lượng liên kết riêng của hạt nhân.
B. khối lượng nghỉ của hạt nhân.
C. độ hụt khối của hạt nhân.
D. năng lượng liên kết của hạt nhân.
-
Câu 3:
Cho phản ứng hạt nhân \( _{92}^{234}U \to _2^4He + _{90}^{230}Th\). Gọi a, b và c lần lượt là năng lượng liên kết riêng của các hạt nhân Urani, hạt α và hạt nhân Thori. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A. 4b+230c−234a
B. b+c−a
C. b+230c+234a
D. 234−(4b+230c)
-
Câu 4:
Biết mp= 1,007276u, mn = 1,008665u và hai hạt nhân Neon \( _{10}^{20}{\rm{Ne}};_2^4{\rm{He}}\) có khối lượng lần lượt mNe = 19,98695u, mα= 4,001506u. Chọn trả lời đúng:
A. Hạt nhân Neon bền hơn hạt α
B. Hạt nhân α bên hơn hạt Neon
C. Cả hai hạt nhân Neon và α đều bền như nhau
D. Không thể so sánh độ bền của hai hạt nhân
-
Câu 5:
Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nhôm (Al) đứng yên thu được hạt X và hạt notron. Cho khối lượng nghỉ của các hạt lần lượt là \( {m_\alpha } = 4,00150u,{m_{Al}} = 26,97435u,{m_\alpha } = 4,00150u,{m_{Al}} = 26,97435u,\). Năng lượng của phản ứng này tỏa ra hoặc thu vào là
A. Thu vào 2,673405.10-19 J
B. Tỏa ra 2,673405 MeV
C. Tỏa ra 4,277448.10-13 MeV
D. Thu vào 4,277448.10-13 J
-
Câu 6:
Biết tốc độ ánh sáng trong chân không là 3.108 m/s. Năng lượng nghỉ của 2 gam một chất bất kì bằng
A. 3.107 kW.h.
B. 5.107 kW.h
C. 2.107 kW.h.
D. 4.107 kW.h.
-
Câu 7:
Trong phản ứng hạt nhân: \( _7^{14}N + _2^4He \to _1^1H + _8^{17}O.\). Động năng của hạt αα bằng 9,7 MeV, của proton là 7,0 MeV. Xác định góc giữa phương chuyển động của hạt α và proton.
A. 500
B. 510
C. 520
D. 530
-
Câu 8:
Giả sử hai hạt nhân X và Y có độ hụt khối bằng nhau và số nuclon của hạt nhân X nhỏ hơn số nuclon của hạt nhân Y thì
A. Hạt nhân Y bền vững hơn hạt nhân X.
B. Hạt nhân X bền vững hơn hạt nhân Y.
C. Năng lượng liên kết của hạt nhân X lớn hơn năng lượng liên kết của hạt nhân Y.
D. Năng lượng liên kết riêng của hai hạt nhân bằng nhau.
-
Câu 9:
Một hạt nhân X, ban đầu đứng yên, phóng xạ α và biến thành hạt nhân Y. Biết hạt nhân X có số khối là A, hạt α phát ra tốc độ v. Lấy khối lượng của hạt nhân bằng số khối của nó tính theo đơn vị u. Tốc độ của hạt nhân Y bằng
A. \( \frac{{4v}}{{A + 4}}\)
B. \( \frac{{2v}}{{A - 4}}\)
C. \( \frac{{4v}}{{A - 4}}\)
D. \( \frac{{2v}}{{A + 4}}\)
-
Câu 10:
Một hạt nhân X đứng yên, phóng xạ a và biến thành hạt nhân Y. Gọi m1 và m2, v1 và v2, K1 và K2 tương ứng là k.lượng, tốc độ, động năng của hạt a và hạt nhân Y. Hệ thức nào sau đây là đúng ?
A. \( \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{m_1}}}{{{m_2}}} = \frac{{{K_1}}}{{{K_2}}}\)
B. \( \frac{{{v_2}}}{{{v_1}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{K_2}}}{{{K_1}}}\)
C. \( \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{K_1}}}{{{K_2}}}\)
D. \( \frac{{{v_1}}}{{{v_2}}} = \frac{{{m_2}}}{{{m_1}}} = \frac{{{K_2}}}{{{K_1}}}\)
-
Câu 11:
Dùng một proton có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \( _4^9{\rm{Be}}\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của hạt proton và có động năng 4,0 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A. 3,125MeV
B. 4,225MeV
C. 1,145MeV
D. 2,125MeV
-
Câu 12:
Bắn một hạt proton với vận tốc 3.107 m/s đến va chạm với hạt nhân Li đang đứng yên, gây ra phản ứng hạt nhân. Sau phản ứng tạo thành hai hạt nhân giống nhau chuyển động với cùng vận tốc, bay theo hai hướng tạo với nhau góc 1600. Coi khối lượng của các hạt gần đúng là số khối (với đơn vị u). Biết (1uc2 = 931,5MeV ). Năng lượng tỏa ra là:
A. 20,0 MeV
B. 17,4 MeV
C. 14,6 MeV
D. 10,2 MeV
-
Câu 13:
Chọn phát biểu SAI về phản ứng hạt nhân thu năng lượng
A. Tổng khối lượng của các hạt nhân sau phản ứng lớn hơn so với trước phản ứng
B. Tổng độ hụt khối của các hạt nhân sau phản ứng nhỏ hơn so với trước phản ứng
C. Các hạt nhân sau phản ứng bền vững hơn so với trước phản ứng
D. Không thể tự xảy ra và phải cung cấp năng lượng cho phản ứng
-
Câu 14:
Phản ứng nào sau đây thu năng lượng?
A. \( {}_1^1H + {}_1^2H \to {}_2^3He\)
B. \( {}_1^2H + {}_1^2H \to {}_2^4He\)
C. \( {}_2^4He + {}_7^14N \to {}_8^17O+ {}_1^1H\)
D. \( {}_1^2H + {}_1^3H \to {}_2^4He+ {}_0^1n\)
-
Câu 15:
Cho phương trình phản ứng: \( {}_{92}^{238}U + n \to {}_Z^AX + {}_{18}^{37}Ar\). Trong đó Z, A là:
A. \(Z = 58, A = 143\)
B. \(Z = 74, A = 202\)
C. \(Z = 58, A = 139\)
D. \(Z = 44, A = 140\)
-
Câu 16:
Trong phản ứng hạt nhân điều nào sau đây không đúng?
A. Số nuclon được bảo toàn
B. Năng lượng được bảo toàn
C. Điện tích được bảo toàn
D. Số proton được bảo toàn
-
Câu 17:
Thông tin nào sau đây là sai khi nói về các định luật bảo toàn trong phản ứng hạt nhân?
A. Tổng số hạt nuclon của hạt tương tác bằng tổng số nuclon của các hạt sản phẩm
B. Tổng số các hạt proton của hạt tương tác bằng tổng các hạt proton của các hạt sản phẩm
C. Tổng năng lượng toàn phần của các hạt tương tác bằng tổng năng lượng toàn phần của các hạt sản phẩm
D. Tổng các vectơ động lượng của các hạt tương tác bằng tổng các vectơ động lượng của các hạt sản phẩm.
-
Câu 18:
Phản ứng hạt nhân không tuân theo:
A. Định luật bảo toàn điện tích
B. Định luật bảo toàn số nuclon
C. Định luật bảo toàn năng lượng
D. Định luật bảo toàn số proton
-
Câu 19:
Phản ứng hạt nhân không tuân theo định luật bảo toàn:
A. Năng lượng
B. Động lượng
C. Khối lượng
D. Điện tích
-
Câu 20:
Trong phản ứng hạt nhân , trong các đại lượng sau đây, đại lượng được bảo toàn là
A. Điện tích.
B. Khối lượng.
C. Số proton.
D. Động năng.
-
Câu 21:
Phản ứng hạt nhân thực chất là:
A. Mọi quá trình dẫn đến sự biến đổi hạt nhân
B. Sự tương tác giữa các nuclon trong hạt nhân
C. Quá trình phát ra các tia phóng xạ của hạt nhân
D. Quá trình giảm dần độ phóng xạ của một lượng chất phóng xạ
-
Câu 22:
Dùng một proton có động năng 5,58MeV bắn phá hạt nhân \( {}_{11}^{23}Na\) đứng yên, sinh ra hạt \(\alpha \) và hạt nhân X và không kèm theo bức xạ gamma. Biết năng lượng tỏa ra trong phản ứng chuyển hết thành đọng năng của các hạt tạo thành, động năng của hạt \(\alpha\) là 6,6MeV và động năng của hạt X là 2,648MeV. Cho khối lượng các hạt tính theo u bằng số khối. Góc tạo bởi hướng chuyển động của hạt \(\alpha\) và hướng chuyển động của hạt proton là
A. 1470
B. 1480
C. 1500
D. 1200
-
Câu 23:
Dùng hạt \(\alpha\) có động năng 5,00 MeV bắn vào hạt nhân \( {}_7^{14}N\) đứng yên gây ra phản ứng: \( \alpha + {}_7^{14}N \to {}_1^1H + X\). Phản ứng này thu năng lượng 1,21 MeV và không kèm theo bức xạ gamma. Lấy khối lượng các hạt nhân tính theo đơn vị u bằng số khối của chúng. Khi hạt nhân X bay ra theo hướng lệch với hướng chuyển động của hạt α một góc lớn nhất thì động năng của hạt \( {}_1^1H\) có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 2,96MeV
B. 2,58MeV
C. 2,75MeV
D. 2,43MeV
-
Câu 24:
Các phản ứng hạt nhân không tuân theo các định luật nào?
A. Bảo toàn năng lượng toàn phần
B. Bảo toàn điện tích
C. Bảo toàn khối lượng
D. Bảo toàn động lượng
-
Câu 25:
Chọn câu đúng. Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn nào sau?
A. định luật bảo toàn khối lượng.
B. định luật bảo toàn năng lượng nghỉ.
C. định luật bảo toàn động năng.
D. định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.
-
Câu 26:
Chọn phát biểu đúng. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn nào?
A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.
B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng.
C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.
D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng.
-
Câu 27:
Phản ứng hạt nhân tuân theo các định luật
A. Bảo toàn năng lượng toàn phần và bảo toàn khối lượng.
B. Bảo toàn động năng và bảo toàn số prôtôn.
C. Bảo toàn diện tích và bảo toàn số nơtron.
D. Bảo toàn số nuclôn và bảo toàn điện tích.
-
Câu 28:
Năng lượng liên kết của hạt nhân là
A. toàn bộ năng lượng của nguyên tử gồm động năng và năng lượng nghỉ.
B. năng lượng tỏa ra khi các nuclon liên kết với nhau tạo thành hạt nhân.
C. năng lượng toàn phần của nguyên tử tính trung bình trên số nuclon.
D. năng lượng liên kết các êlectron và hạt nhân nguyên tử.
-
Câu 29:
Lực hạt nhân
A. là lực hấp dẫn để liên kết các các nuclôn lại với nhau.
B. là lực điện từ để liên kết các các nuclôn lại với nhau.
C. không phụ thuộc vào điện tích hạt nhân.
D. phụ thuộc vào điện tích hạt nhân.
-
Câu 30:
Lực hạt nhân còn được gọi là
A. lực hấp dẫn.
B. lực tương tác mạnh.
C. lực tĩnh điện.
D. lực tương tác điện từ.
-
Câu 31:
Đại lượng nào sau đây đặc trưng cho mức độ bền vững của hạt nhân?
A. Năng lượng liên kết.
B. Năng lượng nghỉ.
C. Độ hụt khối.
D. Năng lượng liên kết riêng
-
Câu 32:
Trong phản ứng hạt nhân: \(_{4}^{9}Be+_{2}^{4}He\to _{0}^{1}n+X,\) hạt nhân X có
A. 6 nơtron và 6 prôtôn.
B. 6 nuclôn và 6 prôtôn.
C. 12 nơtron và 6 prôtôn.
D. 6 nơtron và 12 prôtôn.
-
Câu 33:
Chọn câu đúng. Trong phản ứng hạt nhân có định luật bảo toàn nào sau?
A. Định luật bảo toàn khối lượng.
B. Định luật bảo toàn năng lượng nghỉ.
C. Định luật bảo toàn động năng.
D. Định luật bảo toàn năng lượng toàn phần.
-
Câu 34:
Chọn phát biểu đúng. Phản ứng hạt nhân tuân theo định luật bảo toàn nào?
A. Bảo toàn điện tích, khối lượng, năng lượng.
B. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng.
C. Bảo toàn điện tích, khối lượng, động lượng, năng lượng.
D. Bảo toàn điện tích, số khối, động lượng, năng lượng.
-
Câu 35:
Cho phản ứng hạt nhân sau: \({}_{17}^{37}Cl+X\to {}_{0}^{1}n+{}_{18}^{37}\text{Ar}.\) Hạt nhân X là
A. \(_{1}^{1}H.\)
B. \(_{1}^{2}D.\)
C. \(_{1}^{3}T.\)
D. \(_{2}^{4}He.\)
-
Câu 36:
Cho phản ứng hạt nhân sau: \({}_{4}^{9}Be+{}_{1}^{1}p\to X+{}_{3}^{6}Li.\) Hạt nhân X là
A. Hêli.
B. Prôtôn.
C. Triti.
D. Đơteri.
-
Câu 37:
Phóng xạ và phân hạch hạt nhân
A. đều là phản ứng hạt nhân tỏa năng lượng.
B. đều là phản ứng hạt nhân thu năng lượng.
C. đều là phản ứng tổng hợp hạt nhân.
D. đều không phải là phản ứng hạt nhân.
-
Câu 38:
Dùng hạt α bắn phá hạt nhân nitơ đang đứng yên thì thu được một hạt prôtôn và hạt nhân ôxi theo phản ứng: \(_{2}^{4}\alpha +_{7}^{14}\text{N}\to _{8}^{17}\text{O}+_{1}^{1}\text{p}.\) Biết khối lượng các hạt trong phản ứng trên là: \({{\text{m}}_{\alpha }}=4,0015\text{ u}; {{\text{m}}_{\text{N}}}=13,9992\text{ u}; {{\text{m}}_{\text{O}}}=16,9947\text{ u}; {{\text{m}}_{\text{p}}}=1,0073\text{ u}.\) Nếu bỏ qua động năng của các hạt sinh ra thì động năng tối thiểu của hạt α là
A. 1,503 MeV.
B. 29,069 MeV.
C. 1,211 MeV.
D. 3,007 MeV.
-
Câu 39:
Cho phản ứng hạt nhaanm ban đầu hạt nhân Al đứng yên: \(_{2}^{4}He+_{13}^{27}Al\to _{15}^{30}P+_{0}^{1}n.\) Giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ γ. Lấy khối lượng bằng số khối của chúng. Xác định động năng của hạt n, biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV.
A. 0,453 MeV.
B. 0,318 MeV.
C. 1,356 MeV.
D. 1,054 MeV.
-
Câu 40:
Bắn hạt α vào hạt nhân nguyên tử nhôm đang đứng yên gây ra phản ứng: \(_{2}^{4}He+_{13}^{27}Al\to _{15}^{30}P+_{0}^{1}n.\) Biết phản ứng thu năng lượng là 2,70 MeV; giả sử hai hạt tạo thành bay ra với cùng vận tốc và phản ứng không kèm bức xạ γ. Lấy khối lượng của các hạt tính theo đơn vị u có giá trị bằng số khối của chúng. Động năng của hạt α là
A. 2,70 MeV.
B. 3,34 MeV.
C. 1,35 MeV.
D. 1,55 MeV.
-
Câu 41:
Dùng một hạt a có động năng 7,7 MeV bắn vào hạt nhân \(_{7}^{14}\text{N}\) đang đứng yên gây ra phản ứng \(\alpha +_{7}^{14}N\to _{1}^{1}p+_{8}^{17}O.\) Hạt prôtôn bay ra theo phương vuông góc với phương bay tới của hạt a. Cho khối lượng các hạt nhân:\({{m}_{\alpha }}=4,0015\text{ }u;\text{ }{{m}_{P}}=1,0073\text{ }u;\text{ }{{m}_{N}}=13,9992\text{ }u;{{m}_{O}}=16,9947\text{ }u.\) Biết 1u = 931,5 MeV/c2. Động năng của hạt nhân \(_{8}^{17}\text{O}\) là
A. 2,075 MeV.
B. 2,214 MeV.
C. 6,145 MeV.
D. 1,345 MeV.
-
Câu 42:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{3}\text{H}+_{1}^{2}\text{H}\to _{2}^{4}\text{He}+_{0}^{1}\text{n}+17,6\text{ MeV}\text{.}\) Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 1 g khí heli xấp xỉ bằng
A. 4,24.108J.
B. 4,24.105J.
C. 5,03.1011J.
D. 4,24.1011 J.
-
Câu 43:
Phản ứng hạt nhân: \(_{11}^{23}Na+_{1}^{1}H\to _{2}^{4}He+_{10}^{20}Ne.\) Lấy khối lượng các hạt nhân \(_{11}^{23}Na;\text{ }_{10}^{20}Ne;\text{ }_{2}^{4}He;\text{ }_{1}^{1}H\) lần lượt là 22,9837 u; 19,9869 u; 4,0015 u; 1,0073 u và 1u = 931,5 MeV/c2. Trong phản ứng này, năng lượng
A. thu vào là 3,4524 MeV.
B. thu vào là 2,4219 MeV.
C. tỏa ra là 2,4219 MeV.
D. tỏa ra là 3,4524 MeV.
-
Câu 44:
Xét một phản ứng hạt nhân: \(H_{1}^{2}+H_{1}^{2}\to He_{2}^{3}+n_{0}^{1}.\) Biết khối lượng của các hạt nhân \({{m}_{H}}=2,0135\text{ }u;\text{ }{{m}_{He}}=3,0149\text{ }u;\text{ }1u=931\text{ MeV/}{{\text{c}}^{\text{2}}}.\) Năng lượng phản ứng trên toả ra là
A. 7,4990 MeV.
B. 2,7390 MeV.
C. 1,8820 MeV.
D. 3,1654 MeV.
-
Câu 45:
Cho phản ứng hạt nhân: \(X+{}_{9}^{19}F\to {}_{2}^{4}He+{}_{8}^{16}O.\) Hạt X là
A. anpha.
B. nơtron.
C. đơteri.
D. prôtôn.
-
Câu 46:
Dùng một prôtôn có động năng 5,45 MeV bắn vào hạt nhân \({}_{4}^{9}Be\) đang đứng yên. Phản ứng tạo ra hạt nhân X và hạt α. Hạt α bay ra theo phương vuông góc với phương tới của prôtôn và có động năng 4 MeV. Khi tính động năng của các hạt, lấy khối lượng các hạt tính theo đơn vị khối lượng nguyên tử bằng số khối của chúng. Năng lượng tỏa ra trong phản ứng này bằng
A. 3,125 MeV.
B. 4,225 MeV.
C. 1,145 MeV.
D. 2,125 MeV.
-
Câu 47:
Cho phản ứng hạt nhân \(_{1}^{2}H+_{3}^{6}Li\to _{2}^{4}He+_{2}^{4}He.\) Biết khối lượng các hạt đơteri, liti, heli trong phản ứng trên lần lượt là 2,0136u; 6,01702u; 4,0015u. Coi khối lượng của nguyên tử bằng khối lượng hạt nhân của nó. Năng lượng tỏa ra khi có 1 g heli được tạo thành theo phản ứng trên là
A. \(3,{{1.10}^{11}}\text{ }J.\)
B. \(4,{{2.10}^{10}}\text{ J}.\)
C. \(2,{{1.10}^{10}}\text{ J}.\)
D. \(6,{{2.10}^{11}}\text{ J}\)
-
Câu 48:
Tổng hợp hạt nhân heli \(_{\text{2}}^{\text{4}}\text{He}\) từ phản ứng hạt nhân \(_{1}^{1}H+_{3}^{7}Li\to _{2}^{4}He+X.\) Mỗi phản ứng trên tỏa năng lượng 17,3 MeV. Năng lượng tỏa ra khi tổng hợp được 0,5 mol heli là
A. 1,3.1024 MeV.
B. 2,6.1024 MeV.
C. 5,2.1024 MeV.
D. 2,4.1024 MeV.
-
Câu 49:
Cho phản ứng hạt nhân: \(_{1}^{2}D+_{1}^{2}D\to _{2}^{3}He+_{0}^{1}n.\) Biết khối lượng của \(_{\text{1}}^{\text{2}}\text{D},\text{ }_{\text{2}}^{\text{3}}\text{He},\text{ }_{\text{0}}^{\text{1}}\text{n}\) lần lượt là \({{m}_{D}}=2,0135\text{ }u;\text{ }{{m}_{He}}=3,0149\text{ }u;\text{ }{{m}_{n}}=1,0087\text{ }u.\) Năng lượng tỏa ra của phản ứng trên bằng
A. 1,8821 MeV.
B. 2,7391 MeV
C. 7,4991 MeV.
D. 3,1671 MeV.
-
Câu 50:
Giả sử trong một phản ứng hạt nhân, tổng khối lượng của các hạt trước phản ứng nhỏ hơn tổng khối lượng các hạt sau phản ứng là 0,02 u. Phản ứng hạt nhân này
A. thu năng lượng 18,63 MeV.
B. thu năng lượng 1,863 MeV.
C. tỏa năng lượng 1,863 MeV.
D. tỏa năng lượng 18,63 MeV.