Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính quả cầu đối với trục quay đi qua tâm quả cầu là
A. \( I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
B. \(I=mR^2\)
C. \( I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
D. \( I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
-
Câu 2:
Đĩa tròn mỏng đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của đĩa tròn đối với trục quay đi qua tâm đĩa tròn và vuông góc với mặt phẳng đĩa tròn là
A. \( I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
B. \(I=mR^2\)
C. \( I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
D. \( I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
-
Câu 3:
Vành tròn đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của vành tròn đối với trục quay đi qua tâm vành tròn và vuông góc với mặt phẳng vành tròn là
A. \(I=mR^2\)
B. \( I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
C. \( I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
D. \( I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
-
Câu 4:
Thanh đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài l và tiết diện của thanh là nhỏ so với chiều dài của nó. Momen quán tính của thanh đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh là
A. \( I = \frac{1}{{12}}m{l^2}\)
B. \( I = \frac{1}{{3}}m{l^2}\)
C. \( I = \frac{1}{{2}}m{l^2}\)
D. \( I = m{l^2}\)
-
Câu 5:
Một cậu bé đẩy một chiếc đu quay có đường kính 4 m bằng một lực 60 N đặt tại vành của chiếc đu theo phương tiếp tuyến. Momen lực tác dụng vào đu quay có giá trị bằng
A. 15 N.m.
B. 30 N.m.
C. 120 N.m
D. 240 N.m.
-
Câu 6:
Hai chất điểm có khối lượng m và 4m được gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài l. Momen quán tính M của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh là
A. \( M = \frac{5}{4}m{l^2}\)
B. \(M=5ml^2\)
C. \( M = \frac{5}{2}m{l^2}\)
D. \( M = \frac{5}{3}m{l^2}\)
-
Câu 7:
Hai chất điểm có khối lượng 1 kg và 2 kg được gắn ở hai đầu của một thanh nhẹ có chiều dài 1 m. Momen quán tính của hệ đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh có giá trị bằng
A. 0,75 kg.m2.
B. 0,5 kg.m2.
C. 1,5 kg.m2.
D. 1,75 kg.m2.
-
Câu 8:
Một momen lực không đổi tác dụng vào một vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng : momen quán tính, khối lượng, tốc độ góc và gia tốc góc, thì đại lượng nào không phải là một hằng số ?
A. Momen quán tính.
B. Khối lượng.
C. Tốc độ góc
D. Gia tốc góc.
-
Câu 9:
Một bánh xe đang quay đều xung quanh trục của nó. Tác dụng lên vành bánh xe một lực theo phương tiếp tuyến với vành bánh xe thì
A. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn tăng lên
B. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống
C. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn tăng lên.
D. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống.
-
Câu 10:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực đối với vật rắn có trục quay cố định được gọi là :
A. momen lực.
B. momen quán tính.
C. momen động lượng.
D. momen quay.
-
Câu 11:
Một chiếc đồng hồ có các kim quay đều quanh một trục và kim giờ dài bằng 3/5 kim giây. Khi đồng hồ chạy đúng thì tốc độ dài vh của đầu mút kim giờ như thế nào với tốc độ dài vs của đầu mút kim giây ?
A. \( {v_h} = \frac{3}{5}{v_s}\)
B. \( {v_h} = \frac{1}{{1200}}{v_s}\)
C. \( {v_h} = \frac{1}{{720}}{v_s}\)
D. \( {v_h} = \frac{1}{{6000}}{v_s}\)
-
Câu 12:
Một chiếc đồng hồ có các kim quay đều quanh một trục. Gọi ωh, ωm và ωs lần lượt là tốc độ góc của kim giờ, kim phút và kim giây. Khi đồng hồ chạy đúng thì
A. \( {\omega _h} = \frac{1}{{12}}{\omega _m} = \frac{1}{{60}}{\omega _s}\)
B. \( {\omega _h} = \frac{1}{{12}}{\omega _m} = \frac{1}{{720}}{\omega _s}\)
C. \( {\omega _h} = \frac{1}{{12}}{\omega _m} = \frac{1}{{3600}}{\omega _s}\)
D. \( {\omega _h} = \frac{1}{{24}}{\omega _m} = \frac{1}{{3600}}{\omega _s}\)
-
Câu 13:
Một chiếc đồng hồ có các kim quay đều quanh một trục và kim giờ dài bằng ¾ kim phút. Khi đồng hồ chạy đúng thì tốc độ dài vh của đầu mút kim giờ như thế nào với tốc độ dài vm của đầu mút kim phút ?
A. \( {v_h} = \frac{3}{4}{v_m}\)
B. \( {v_h} = \frac{1}{16}{v_m}\)
C. \( {v_h} = \frac{1}{60}{v_m}\)
D. \( {v_h} = \frac{1}{80}{v_m}\)
-
Câu 14:
Một bánh xe có đường kính 50 cm quay nhanh dần đều từ trạng thái đứng yên, sau 4 s thì tốc độ góc đạt 120 vòng/phút. Gia tốc hướng tâm của điểm ở vành bánh xe sau khi tăng tốc được 2 s từ trạng thái đứng yên là
A. 19,7 m/s2.
B. 31,8 m/s2
C. 25,1 m/s2.
D. 39,4 m/s2.
-
Câu 15:
Bánh đà của một động cơ từ lúc khởi động đến lúc đạt tốc độ góc 140 rad/s phải mất 2,5 s. Biết bánh đà quay nhanh dần đều. Góc quay của bánh đà trong thời gian trên bằng
A. 175 rad.
B. 350 rad.
C. 70 rad.
D. 56 rad.
-
Câu 16:
Rôto của một động cơ quay đều, cứ mỗi phút quay được 3 000 vòng. Trong 20 giây, rôto quay được một góc bằng bao nhiêu ?
A. 6283 rad.
B. 314 rad.
C. 3142 rad.
D. 942 rad.
-
Câu 17:
Một bánh đà đang quay với tốc độ 3 000 vòng/phút thì bắt đầu quay chậm dần đều với gia tốc góc có độ lớn bằng 20,9 rad/s2. Tính từ lúc bắt đầu quay chậm dần đều, hỏi sau khoảng bao lâu thì bánh đà dừng lại ?
A. 143 s.
B. 901 s.
C. 15 s.
D. 2,4 s.
-
Câu 18:
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Góc quay φ của vật rắn biến thiên theo thời gian t theo phương trình :\(\varphi=\pi+t+t^2\), trong đó \(\varphi\) tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Một điểm trên vật rắn và cách trục quay khoảng r = 10 cm thì có gia tốc dài (gia tốc toàn phần) có độ lớn bằng bao nhiêu vào thời điểm t = 1 s ?
A. 0,92 m/s2.
B. 0,20 m/s2
C. 0,90 m/s2
D. 1,10 m/s2.
-
Câu 19:
Phương trình nào dưới đây diễn tả mối liên hệ giữa tốc độ góc ω và thời gian t trong chuyển động quay nhanh dần đều quanh một trục cố định của một vật rắn ?
A. \(\omega=2+4t (rad/s)\)
B. \(\omega=3-2t (rad/s)\)
C. \(\omega=2+4t +2t^2(rad/s)\)
D. \(\omega=3-2t +4t^2(rad/s)\)
-
Câu 20:
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật. Góc quay φ của vật rắn biến thiên theo thời gian t theo phương trình :\(\varphi=2+2t+t^2\) , trong đó\(\varphi\) tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Một điểm trên vật rắn và cách trục quay khoảng r = 10 cm thì có tốc độ dài bằng bao nhiêu vào thời điểm t = 1 s ?
A. 0,4 m/s.
B. 50 m/s.
C. 0,5 m/s.
D. 40 m/s.
-
Câu 21:
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình toạ độ góc : \(\varphi=1,5+0,5t\) , trong đó \(\varphi\) tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Một điểm trên vật và cách trục quay khoảng r = 4 cm thì có tốc độ dài bằng
A. 2 cm/s.
B. 4 cm/s.
C. 6 cm/s.
D. 8 cm/s.
-
Câu 22:
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình tốc độ góc : \(\omega =2+0,5t\) , trong đó \(\omega\) tính bằng rađian/giây (rad/s) và t tính bằng giây (s). Gia tốc góc của vật rắn bằng
A. 2 rad/s2.
B. 0,5 rad/s2.
C. 1 rad/s2
D. 0,25 rad/s2.
-
Câu 23:
Một vật rắn quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với phương trình toạ độ góc: \(\varphi =\pi+t^2\) , trong đó \(\varphi\) tính bằng rađian (rad) và t tính bằng giây (s). Gia tốc góc của vật rắn bằng
A. \(\pi\) rad/s2.
B. 0,5 rad/s2.
C. 1 rad/s2.
D. 2 rad/s2.
-
Câu 24:
Một bánh xe có đường kính 4m quay với gia tốc góc không đổi 4rad/s2, tại thời điểm ban đầut0 = 0 là lúc bánh xe bắt đầu quay. Góc mà bánh xe quay được trong giây thứ 5 là
A. 12rad
B. 18rad
C. 14rad
D. 16 rad
-
Câu 25:
Tại thời điểm t = 0, một vật rắn bắt đầu quay quanh một trục cố định xuyên qua vật với gia tốc góc không đổi. Sau 4 s nó quay được một góc 20 rad. Góc mà vật rắn quay được từ thời điểm 0 s đến thời điểm 6 s là
A. 15 rad.
B. 30 rad.
C. 45 rad.
D. 90 rad.
-
Câu 26:
Một cánh quạt dài 22 cm đang quay với tốc độ 15,92 vòng/s thì bắt đầu quay chậm dần đều và dừng lại sau thời gian 10 giây. Gia tốc góc của cánh quạt đó có độ lớn bằng bao nhiêu ?
A. 10 rad/s2.
B. 100 rad/s2.
C. 1,59 rad/s2
D. 350 rad/s2.
-
Câu 27:
Từ trạng thái đứng yên, một bánh xe bắt đầu quay nhanh dần đều quanh trục cố định và sau 2 giây thì bánh xe đạt tốc độ 3 vòng/giây. Gia tốc góc của bánh xe là
A. 1,5 rad/s2.
B. 9,4 rad/s2.
C. 18,8 rad/s2.
D. 4,7 rad/s2.
-
Câu 28:
Một bánh quay nhanh dần đều quanh trục cố định với gia tốc góc 0,5 rad/s2. Tại thời điểm 0 s thì bánh xe có tốc độ góc 2 rad/s. Hỏi đến thời điểm 6 s thì bánh xe có tốc độ góc bằng bao nhiêu ?
A. 3 rad/s.
B. 5 rad/s.
C. 11 rad/s.
D. 12 rad/s.
-
Câu 29:
Một cánh quạt của máy phát điện chạy bằng sức gió có đường kính khoảng 80 m, quay đều với tốc độ 45 vòng/phút. Tốc độ dài tại một điểm nằm ở vành cánh quạt bằng
A. 3600 m/s.
B. 1800 m/s.
C. 188,4 m/s.
D. 376,8 m/s.
-
Câu 30:
Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 100 rad/s. Gia tốc dài của một điểm cách tâm một đoạn 15cm bằng:
A. 15 m/s2.
B. 1500 m/s2.
C. 1620 m/s2.
D. 162000 m/s2.
-
Câu 31:
Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 90 rad/s. Gia tốc dài của một điểm ở vành cánh quạt bằng
A. 18 m/s2.
B. 1800 m/s2.
C. 1620 m/s2.
D. 162000 m/s2.
-
Câu 32:
Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 125 rad/s. Tốc độ dài của một điểm ở trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 10 cm là
A. 22,4 m/s.
B. 2240 m/s.
C. 12,5 m/s.
D. 1250 m/s.
-
Câu 33:
Một cánh quạt dài 20 cm, quay với tốc độ góc không đổi ω = 112 rad/s. Tốc độ dài của một điểm ở trên cánh quạt và cách trục quay của cánh quạt một đoạn 15 cm là
A. 22,4 m/s
B. 2240 m/s.
C. 16,8 m/s.
D. 1680 m/s.
-
Câu 34:
Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn đều, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng hai lần bán kính của đu. Gọi vA, vB, aA, aB lần lượt là tốc độ dài và gia tốc dài của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. \(v_A=v_B,a_B=2a_A\)
B. \(v_B=2v_A,a_B=2a_A\)
C. \(v_B=0,5v_A,a_B=a_A\)
D. \(v_B=2v_A,a_B=a_A\)
-
Câu 35:
Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng hai lần bán kính của đu. Gọi ωA, ωB, γA, γB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. \(\omega_A=\omega_B, \gamma_A=\gamma_B\)
B. \(\omega_A>\omega_B, \gamma_A>\gamma_B\)
C. \(\omega_A<\omega_B, \gamma_A=2\gamma_B\)
D. \(\omega_A=\omega_B, \gamma_A>\gamma_B\)
-
Câu 36:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quanh một trục?
A. Tốc độ góc là một hàm bậc nhất của thời gian.
B. Gia tốc góc của vật là không đổi và khác 0
C. Trong những khoảng thời gian bằng nhau, vật quay được những góc không bằng nhau.
D. Phương trình chuyển động (phương trình toạ độ góc) là một hàm bậc nhất của thời gian.
-
Câu 37:
Phát biểu nào sau đây là không đúng đối với chuyển động quay đều của vật rắn quanh một trục ?
A. Tốc độ góc là một hàm bậc nhất của thời gian.
B. Gia tốc góc của vật bằng 0.
C. Trong những khoảng thời gian bằng nhau, vật quay được những góc bằng nhau.
D. Phương trình chuyển động (phương trình toạ độ góc) là một hàm bậc nhất của thời gian.
-
Câu 38:
Người ta kéo một cái thùng có khối lượng 55 kg theo phương ngang với lực 220 N không đổi làm thùng chuyển động trên mặt phẳng ngang. Hệ số ma sát trượt giữa thùng và mặt phẳng là 0,35. Lấy g = 9,8 m/s2. Trọng lượng của thùng?
A. 539N
B. 439N
C. 53,9N
D. 43,9N
-
Câu 39:
Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng là đĩa tròn tâm O bán kính R, bản bị khoét một lỗ tròn bán kính R/2 như hình vẽ:
A. \( \frac{R}{3}\)
B. \( \frac{R}{4}\)
C. \( \frac{R}{5}\)
D. \( \frac{R}{6}\)
-
Câu 40:
Xác định vị trí trọng tâm của bản mỏng đồng chất như hình vẽ. Chọn đáp án đúng.
A. Không nằm trên trục đối xứng.
B. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 36,25cm.
C. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 16,5cm
D. Nằm trên trục đối xứng, cách đáy 40,25cm.
-
Câu 41:
Một vận động viên nhảy cầu có khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép ván cầu (H.19.4). Lấy g = 10 m/s2. Tính các lực F1 và F2 mà hai cọc đỡ tác dụng lên ván. Bỏ qua khối lượng của tấm ván.
A. 1800N;2400N
B. 2400N;1800N
C. 240N;180N
D. 180N;240N
-
Câu 42:
Cánh tay đòn của một lực đối với trục quay đi qua điểm O trên vật là
A. đường thẳng nối O và điểm đặt của lực.
B. khoảng cách từ O đến giá của lực.
C. khoảng cách từ trọng tâm của vật đến giá của lực.
D. khoảng cách từ O đến trọng tâm của vật.
-
Câu 43:
Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 50 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 60 cm. Tay người giữ ở đầu kia cách vai 30 cm. Nếu dịch chuyển gậy cho bị cách vai 30 cm và tay cách vai 60 cm, thì lực giữ bằng bao nhiêu ? Lúc này vai người chịu một áp lực bằng bao nhiêu?
A. 50N; 100N
B. 75N; 125N
C. 100N; 150N
D. 25N; 75N
-
Câu 44:
Người ta đặt một thanh đồng chất AB dài 90 cm, khối lượng m=2kg lên một giá đỡ tại O và móc vào hai đầu A, B của thanh hai trọng vật có khối lượng m1=4kg và m2=6kg. Vị trí O đặt giá đỡ để thanh nằm cân bằng cách đầu A
A. 50 cm.
B. 60 cm.
C. 55 cm.
D. 52,5 cm.
-
Câu 45:
Hai người dùng một cái đòn tre để khiêng một cái hòm (Hình 19.2) có trọng lượng 500 N. Khoảng cách giữa hai người là A1A2=2m. Treo hòm vào điểm nào thì lực đè lên vai người một sẽ lớn hớn lực đè lên vai người hai là 100 N. (Bỏ qua trọng lực của đòn).
A. OA1 = 60 cm
B. OA1 = 70 cm.
C. OA1 = 80 cm.
D. OA1 = 90 cm.
-
Câu 46:
Một thanh AB dài 1 m khối lượng 5 kg được đặt nằm ngang lên hai giá đỡ tại A và B. Người ta móc vào điểm C của thanh (AC = 60 cm) một trọng vật có khối lượng 10 kg. Lấy g = 10 m/s2, lực nén lên hai giá đỡ là
A. F1 = 40 N, F2 = 60 N
B. F1 = 65 N, F2 = 85 N
C. F1 = 60 N, F2 = 80 N
D. F1 = 85 N, F2 = 65 N
-
Câu 47:
Hai lực song song cùng chiều, có độ lớn F1 = 5 N, F2 = 15 N, đặt tại hai đầu một thanh nhẹ (khối lượng không đáng kể). AB dài 20 cm. Hợp lực \(\overrightarrow F = \overrightarrow {{F_1}} + \overrightarrow {{F_2}} \) đặt cách đầu A bao nhiêu và có độ lớn bằng bao nhiêu?
A. OA = 15 cm, F = 20 N.
B. OA = 5 cm, F = 20 N.
C. OA = 15 cm, F = 10 N.
D. OA = 5 cm, F = 10 N.
-
Câu 48:
Một vật rắn phẳng, mỏng, có dạng là một tam giác đều ABC, mỗi cạnh là a = 10cm. Người ta tác dụng vào một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Biết các lực vuông góc với cạnh AC có độ lớn 10N và đặt vào hai đỉnh A và B. Tính momen của ngẫu lực
A. 0,5 N.m
B. 1,0 N.m
C. 1,5N.m
D. 2,0 N.m
-
Câu 49:
Khi chế tạo bánh xe ô tô, phải làm cho trục quay đi qua trọng tâm của bánh xe chính các nhất, nhằm mục đích chính là để
A. tránh trường hợp trục quay có thể bị gãy khi bánh xe quay quá nhanh
B. xe dễ chuyển động lùi
C. cấu trúc xe cân xứng
D. tránh va chạm với các bộ phận khác
-
Câu 50:
Trường hợp nào sau đây không xuất hiện ngẫu lực tác dụng lên vật ?
A. dùng tay vặn vòi nước
B. dùng dây kéo gạch lên cao
C. dùng tua vít để vặn đinh ốc
D. chỉnh tay lái khi xe sắp qua đoạn đường ngoặt