Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Một người nâng một đầu của một thanh gỗ thẳng, đồng chất, tiết diện đều có khối lượng (m = 20kg) lên cao hợp với phương nằm ngang một góc α. Lấy (g = 10m/s2) (hình vẽ). Tính độ lớn của lực nâng (\( \overrightarrow F \)) của người đó?
A. 50(N)
B. 100(N)
C. 200(N)
D. 20(N)
-
Câu 2:
Một thanh sắt dài đồng chất, tiết diện đều được đặt trên mặt bàn sao cho 1/4 chiều dài của nó nhô ra khỏi mặt bàn (hình vẽ). Tác dụng vào đầu nhô ra một lực F hướng thẳng đứng xuống dưới. Khi lực tác dụng đạt tới giá trị 120 N thì đầu kia của thanh sắt bắt đầu bênh lên. Hỏi trọng lượng của thanh sắt là
A. 240 N
B. 30 N
C. 60 N
D. 120 N
-
Câu 3:
Một chiếc xà ngang AB có tiết diện đều, đồng chất dài 1m có khối lượng 20kg. Một đầu xà gắn vuông góc vào tường, đầu kia được treo bằng một sợi dây như hình vẽ. Biết góc hợp bởi dây và phương ngang là ( \(\alpha=60^0\)). Lấy g = 10m/s^2. Lực căng của sợi dây BC là:
A. \( 100\sqrt 3 N\)
B. \( \frac{{200}}{{\sqrt 3 }}N\)
C. \(100N\)
D. \(200N\)
-
Câu 4:
Một thanh chắn đường dài AB có chiều dài 7,8 m; trọng lượng 420 N và có trọng tâm cách đầu A của thanh 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục O nằm ngang ở cách đầu A một khoảng 1,5 m như hình vẽ. Để giữ thanh nằm ngang ta phải tác dụng lên đầu B của thanh một lực có độ lớn bao nhiêu
A. 10 N
B. 20 N
C. 30 N
D. 40 N
-
Câu 5:
Một người gánh hai thúng, một thúng gạo nặng 300N, một thúng ngô nặng 200N. Đòn gánh dài 1,5m. Hỏi vai người này phải đặt ở điểm nào để đòn gánh cân bằng và vai chịu một lực bằng bao nhiêu? Bỏ qua trọng lượng của đòn gánh.
A. Vai người chịu tác dụng của 1 lực 250N; Vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 60cm
B. Vai người chịu tác dụng của 1 lực 500N; Vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 60cm
C. Vai người chịu tác dụng của 1 lực 500N; Vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 90cm
D. Vai người chịu tác dụng của 1 lực 250N; Vai người đặt tại điểm cách đầu treo thúng gạo 90cm
-
Câu 6:
Hợp lực của 2 lực song song, trái chiều có đặc điểm nào sau đây?
A. Có phương song song với 2 lực thành phần, cùng chiều với chiều của lực lớn hơn.
B. Cùng phương, cùng chiều với 2 lực thành phần.
C. Có độ lờn bằng tổng độ lớn của 2 lực thành phần
D. Các phương án chọn đều đúng cả.
-
Câu 7:
Điều nào sau đây là đúng khi nói về các cách phân tích 1 lực thành 2 lực song song :
A. Có vô số cách phân tích 1 lực thành 2 lực song song
B. Chỉ có 1 cách duy nhất phân tích 1 lực thành 2 lực song song
C. Việc phân tích 1 lực thành 2 lực song song phải tuân theo qui tác hình bình hành
D. Chỉ có thể phân tích 1 lực thành 2 lực song song nếu lực ấy có điểm đặt ở trọng tâm của vật mà nó tác dụng
-
Câu 8:
Điền từ vào chỗ trống có đánh dấu( 1 ) ; ( 2 ) sao cho có nội dung phù hợp : “ Hợp lực của 2 lực song song cùng chiều là một lực ( 1) …………………….với 2 lực và có độ lớn bằng (2)…………..của 2 lực đó.
A. ( 1) song song, cùng chiều, ( 2) tổng
B. ( 1) song song,ngược chiều, ( 2) tổng
C. ( 1) song song, cùng chiều, ( 2) hiệu
D. ( 1) song song,ngược chiều, ( 2) hiệu
-
Câu 9:
Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (H.vẽ). Lực của tay F tác dụng vào cán búa tại O, búa tỳ vào tấm gỗ tại A, búa tỳ vào tán đinh tại B, định cắm vào gôc tại C. Cánh tay đòn của lực tay tác dụng vào búa và lực của đinh là:
A. Khoảng cách từ B đến giá của lực \( \overrightarrow F \) và từ A đến phương của AC
B. Khoảng cách từ A đến giá của lực \( \overrightarrow F \) và từ A đến phương của AC
C. Khoảng cách từ O đến giá của lực\( \overrightarrow F \)và từ O đến phương của AC.
D. Khoảng cách từ C đến giá của lực \( \overrightarrow F \) và từ C đến phương của AC
-
Câu 10:
Một chiếc búa đinh dùng để nhổ một chiếc đinh (Hình vẽ). Lực của tay F tác dụng vào cán búa tại O, búa tỳ vào tấm gỗ tại A, búa tỳ vào tán đinh tại B, định cắm vào gôc tại C. Trục quay của búa đặt vào:
A. O
B. A
C. B
D. C
-
Câu 11:
Chọn câu Đúng:
A. Mô men của ngẫu lực bằng tổng số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đó
B. Ngẫu lực gồm nhiều lực tác dụng lên vật.
C. Mô men của ngẫu lực bằng tổng véc tơ của các lực nhân với cánh tay đòn của ngẫu lực đó
D. Mô men của ngẫu lực bằng tổng đại số mô men của từng lực hợp thành ngẫu lực đối với trục quay bất kỳ vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
-
Câu 12:
Một ngọn đèn có khối lượng 1kg được treo dưới trần nhà bằng một sợi dây. Dây chỉ chịu được lực căng lớn nhất là 8N (lấy g = 10m/s2 ). Chọn cách treo đèn nào phù hợp nhất:
A. Chỉ cần treo bằng ngọn đèn vào một đầu dây.
B. Phải treo đèn bằng hai sợi dây hoặc luồn sợi dây qua một cái nóc của đèn và hai đầu gắn lên trần nhà
C. Phải treo đèn bằng ba sợi dây
D. Cả ba cách trên.
-
Câu 13:
Vật rắn cân bằng khi:
A. Có diện tích chân đế lớn
B. Có trọng tâm thấp
C. Có mặt chân đế, đường thẳng đứng qua trọng tâm của mặt chân đế.
D. Tất cả các đáp ân trên
-
Câu 14:
Xác định trọng tâm của vật bằng cách:
A. Vật phẳng đồng tính, trọng tâm là tâm của vật (hình tam giác là giao điểm của các trung tuyến)
B. Tìm điểm đặt trọng lực của vật
C. Treo vật bằng một của bất kỳ rồi đường thẳng đứng qua điểm treo; Làm như vậy với 2 điểm, thì giao điểm hai đường thẳng đứng là trọng tâm vật.
D. Tất cả các đáp án A. B. C.
-
Câu 15:
Chọn câu đúng:
A. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật vừa chuyển động thẳng, vừa chuyển động quay.
B. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động thẳng.
C. Tác dụng một lực lên vật rắn sẽ làm vật chuyển động quay.
D. Kết quả tác dụng lực không thay đổi, khi ta dịch chuyển lực trượt theo phương (giá) của nó
-
Câu 16:
Trọng lực có đặc điểm là
A. Là lực hút của trái đất tác dụng lên vật
B. Đặt đặt vào vật, có phương thẳng đứng, chiều hướng xuống, có độ lớn không đổi.
C. Độ lớn trọng lực tỉ lệ với khối lượng vật, đặt vào trọng tâm vật, luôn hướng xuống dưới.
D. Tất cả các đáp án A. B. C.
-
Câu 17:
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N.Thanh quay đi một góc α = 30o . Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B. Momen của ngẫu lực.
A. 39 (N.m).
B. 3,9 (N.m).
C. 0,39 (N.m).
D. 0,039 (N.m).
-
Câu 18:
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N (Hình 22.6a). Momen của ngẫu lực.
A. 45 (N.m).
B. 4,5 (N.m).
C. 0,45 (N.m).
D. 0,045 (N.m).
-
Câu 19:
Một ngẫu lực gồm hai vecto lực F1 và F2 có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
A. (F1 – F2).d.
B. 2Fd.
C. Fd.
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
-
Câu 20:
Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật?
A. Mặt bàn học.
B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
D. Viên gạch.
-
Câu 21:
Nhận xét nào sau đây là đúng. Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
-
Câu 22:
Một viên bi nằm cân bằng trong một cái lỗ trên mặt đất, dạng cân bằng của viên bi đó là
A. cân bằng không bền.
B. cân bằng bền
C. lúc đầu cân bằng bền, sau đó trở thành cân bằng phiếm định.
D. cân bằng phiếm định.
-
Câu 23:
Chọn câu trả lời sai?
A. Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở vị trí cân bằng mới.
B. Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền vững.
C. Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi.
D. Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định.
-
Câu 24:
Một lực \( \overrightarrow F \)tác dụng vào đầu M của một thanh có trục quay cố định O. Đoạn thẳng nào là tay đòn của lực?
A. OM.
B. MN.
C. OI
D. ON.
-
Câu 25:
Một vòng tròn có thể quay quanh trục đối xứng O. Khi có một lực \( \overrightarrow F \) tác dụng lên vòn tròn tại điểm K theo hướng được biểu diễn, thì giá trị của momen lực tính theo trục O của lực này bằng
A. F.OK
B. F.KL.
C. F.OL.
D. F.KM.
-
Câu 26:
Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần.
B. . Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần
C. Hợp lực có giá nằm trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần và chia thành những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy.
D. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức: \( \frac{{{F_1}}}{{{l_2}}} = \frac{{{F_2}}}{{{l_1}}} = \frac{F}{l}\)
-
Câu 27:
Cho một hệ gồm hai chất điểm m1 = 0,05 kg đặt tại điểm P và m2 = 0,1 kg đặt tại điểm Q. Cho PQ = 15 cm. Trọng tâm của hệ nằm ở vị trí nào?
A. Nằm ngoài khoảng PQ.
B. Cách P một khoảng 10 cm và cách Q một khoảng 5 cm.
C. Cách P một khoảng 5 cm.
D. Cách Q một khoảng 10 cm.
-
Câu 28:
Một bản mỏng kim loại đồng chất hình chữ T như trên hình III.2, với AB = CD = 60 cm ; EF= HG = 20 cm ; AD = BC =20 cm ; EH = FG =100 cm. Vị trí trọng tâm của bản cách đáy GH một đoạn
A. 60,8 cm
B. 70,2 cm
C. 75,6 cm.
D. 72,5 cm.
-
Câu 29:
Một thanh AB được tạo thành từ hai thanh, thanh sắt AC và thanh nhôm CB có chiều dài bằng nhau và hàn chặt tại C (Hình III.1). Gọi G1 và G2 lần lượt là vị trí trọng tâm của AC và CB. Vị trí trọng tâm của thanh AB nằm ở vị trí:
A. trong đoạn G1C.
B. trong đoạn CG2.
C. ngay tại điểm C.
D. trong đoạn AG1.
-
Câu 30:
Trọng tâm của vật trùng với tâm hình học của nó khi nào?
A. Vật có dạng hình học đối xứng.
B. Vật có dạng là một khối cầu.
C. Vật đồng tính, có dạng hình học đối xứng.
D. Vật đồng tính.
-
Câu 31:
Hãy xác định trọng tâm của một bản phẳng mỏng, đồng chất, hình chữ nhật, dài 12 cm, rộng 6 cm, bị cắt mất một phần hình vuông có cạnh 3 cm ở một góc (Hình vẽ).
Chọn đáp án đúng.
A. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1O2 cách O1 một đoạn 0,88 cm.
B. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn AE cách O1 một đoạn 0,88 cm.
C. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn BD cách O1 một đoạn 0,55 cm.
D. Trọng tâm G của bản phẳng nằm trên đoạn O1D cách O1 một đoạn 0,55 cm.
-
Câu 32:
Một thanh đồng chất dài L, trọng lượng P được treo năm ngang bằng hai dây. Dây thứ nhất buộc vào đầu bên trái của thanh, dây thứ hai buộc vào điểm cách đầu bên phải L/4. Lực căng của dây thứ hai bằng bao nhiêu ?
A. 2P/3.
B. P/3.
C. P/4.
D. P/2.
-
Câu 33:
Một bán cầu bằng đồng (được vẽ màu sẫm) và một bán cầu bằng nhôm gắn với nhau thành một quả cầu. Hãy cho biết trạng thái của quả cầu ở ba vị trí trên hình 20.4
A. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng không bền ; 3: cân bằng phiếm định.
B. 1: cân bằng phiếm định ; 2: không cân bằng ; 3: cân bằng không bền.
C. 1: cân bằng bền ; 2: cân bằng phiếm định ; 3: cân bằng không bền.
D. 1: cân bằng bền ; 2: không cân bằng; 3: cân bằng không bền.
-
Câu 34:
Một cái thước có trọng tâm ở G, được treo vào một cái đinh nhờ một lỗ O như ở hình 20.3. Trong mỗi Hình 1, 2 và 3, thước ở trạng thái vân bằng nào?
A. 1: bền ; 2: không bền ; 3: phiếm định
B. 1: không bền ; 2: bền ; 3: phiếm định.
C. 1: phiếm định ; 2: không bền ; 3: bền.
D. 1: không bền ; 2: phiếm định ; 3: bền.
-
Câu 35:
Một cái bàn tròn có ba cái chân tròn (Hình 20.1). Chỉ ra hình nào trong hình 20.2 diễn tả đúng chân đế của bàn khi ba chân bàn đặt trên sàn nhà (vẽ màu sẫm).
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
-
Câu 36:
Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm dưới tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là
A. cân bằng không bền.
B. cân bằng bền
C. cân bằng phiếm định.
D. không thể cân bằng.
-
Câu 37:
Một khối trụ có thể lăn trên mặt bàn nằm ngang với trọng tâm của nó nằm trên tâm hình học. Cân bằng của khối trụ là
A. cân bằng không bền.
B. cân bằng bền.
C. cân bằng phiếm định.
D. không thể cân bằng.
-
Câu 38:
Một người khối lượng m = 60 kg đang đứng ở mép một sàn quay hình tròn, đường kính 6 m, khối lượng M = 400 kg. Bỏ qua ma sát ở trục quay của sàn. Lúc đầu, sàn và người đang đứng yên. Người ấy chạy quanh mép sàn với vận tốc 4,2 m/s (đối với đất) thì sàn
A. quay cùng chiều với chiều chuyển động của người với tốc độ góc 0,42 rad/s.
B. quay ngược chiều chuyển động của người với tốc độ góc 0,42 rad/s.
C. vẫn đứng yên vì khối lượng của sàn lớn hơn nhiều so với khối lượng của người.
D. quay cùng chiều với chiều chuyển động của người với tốc độ góc 1,4 rad/s.
-
Câu 39:
Nhận định nào sau đây là không đúng: Một người lớn và một em bé đứng ở hai đầu một chiếc thuyền đậu dọc theo một bờ sông phẳng lặng. Khi hai người đổi chỗ cho nhau thì
A. so với bờ, mũi thuyền dịch chuyển một đoạn dọc theo bờ sông.
B. động năng của hệ người và thuyền thay đổi.
C. vị trí của khối tâm của hệ so với bờ sông không thay đổi trong suốt quá trình đổi chỗ
D. động lượng của hệ thuyền và người không đổi.
-
Câu 40:
Có ba chất điểm 5kg, 4kg và 3kg được đặt trong hệ toạ độ 0xy. Vật 5kg có toạ độ (0,0); 3kg có toạ độ (0,4); 4kg có toạ độ (3,0). Hỏi phải đặt vật 8kg ở đâu để khối tâm của hệ trùng với gốc toạ độ (0,0)?
A. x = 1,5; y = 1,5
B. x = -1,2; y = 1,5
C. x = -1,5; y = -1,5
D. x = -2,1; y = 1,8
-
Câu 41:
Một sàn quay có bán kính R, momen quán tính I đang đứng yên. Một người có khối lượng M đứng ở mép sàn ném một hòn đá có khối lượng m theo phương ngang, tiếp tuyến với mép sàn với vận tốc là v. Bỏ qua ma sát. Vận tốc góc của sàn sau đó là
A. \(\frac{{mv}}{{M{R^2} + I}}\)
B. \(\frac{{mvR}}{{M{R^2} + I}}\)
C. \(\frac{{mvR^2}}{{M{R^2} + I}}\)
D. \(\frac{{mR^2}}{{M{R^2} + I}}\)
-
Câu 42:
Một sàn quay có bán kính R, momen quán tính I đang đứng yên. Một người có khối lượng M đứng ở mép sàn ném một hòn đá có khối lượng m theo phương ngang, tiếp tuyến với mép sàn với vận tốc là v. Bỏ qua ma sát. Vận tốc góc của sàn sau đó là
A. \(\frac{{mv}}{{M{R^2} + I}}\)
B. \(\frac{{mvR}}{{M{R^2} + I}}\)
C. \(\frac{{mvR^2}}{{M{R^2} + I}}\)
D. \(\frac{{mR^2}}{{M{R^2} + I}}\)
-
Câu 43:
Kim giờ của một đồng hồ có chiều dài bằng 3/4 chiều dài kim phút. Tỉ số vận tốc dài của điểm mút hai kim là
A. 3/4
B. 1/9
C. 1/12
D. 1/16
-
Câu 44:
Bánh xe quay nhanh dần đều theo một chiều dương qui ước với gia tốc góc 5(rad/s2), vận tốc góc, toạ độ góc ban đầu của một điểm M trên vành bánh xe là là \(\pi(rad/s)\) và 450. Toạ độ góc của M vào thời điểm t là
A. \( \varphi = {45^0} + \frac{1}{2}5{t^2}\) (độ,s)
B. \( \varphi = \frac{\pi }{4} +\pi t+ \frac{1}{2}5{t^2}\) (rad,s)
C. \( \varphi = \pi + \frac{1}{2}5{t^2}\) (rad/s)
D. \( \varphi = 45+180t+143,2t^2\) (độ,s)
-
Câu 45:
Phương trình toạ độ góc φ theo thời gian t nào sau đây mô tả chuyển động quay nhanh dần đều của một chất điểm ngược chiều dương qui ước?
A. \( \varphi = 5 - 4t + {t^2}\)
B. \( \varphi = 5 +4t + {t^2}\)
C. \( \varphi = -5+ 4t + {t^2}\)
D. \( \varphi = -5 - 4t - {t^2}\)
-
Câu 46:
Cho các yếu tố sau về vật rắn quay quanh một trục:
- Khối lượng vật rắn.
- Kích thước và hình dạng vật rắn.
- Vị trí trục quay đối với vật rắn.
- Vận tốc góc và mômen lực tác dụng lên vật rắn
Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào
A. I; II; IV
B. I; II; III
C. II; III; IV
D. I; III; IV
-
Câu 47:
Một vật rắn quay đều quanh một trục cố định. Các điểm trên vật cách trục quay các khoảng R khác nhau. Đại lượng nào sau đây tỉ lệ với R?
A. Chu kỳ quay
B. Vận tốc góc
C. Gia tốc góc
D. Gia tốc hướng tâm.
-
Câu 48:
Chọn câu sai: Khi vật rắn quay quanh một trục thì
A. chuyển động quay của vật là chậm dần khi gia tốc góc âm
B. vật có thể quay nhanh dần với vận tốc góc âm.
C. gia tốc góc không đổi và khác không thì vật quay biến đổi đều.
D. vật quay theo chiều dương hay âm tuỳ theo dấu đại số của vận tốc góc.
-
Câu 49:
Chọn câu sai: Khi một vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm trên vật đều có chung
A. góc quay
B. vận tốc góc
C. gia tốc góc
D. gia tốc hướng tâm. *
-
Câu 50:
Chọn phát biểu sai: Trong chuyển động của vật rắn quay quanh một trục cố định thì mọi điểm của vật rắn
A. có cùng góc quay
B. có cùng chiều quay.
C. đều chuyển động trên các quỹ đạo tròn
D. đều chuyển động trong cùng một mặt phẳng.*