Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Ô tô chất trên nóc nhiều hàng nặng dễ bị lật đổ ở chỗ đường nghiêng vì
A. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế
B. trọng tâm của ô tô bị nâng cao và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở gần mép của mặt chân đế
C. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực không đi qua mặt chân đế
D. trọng tâm của ô tô bị hạ thấp và giá của trọng lực đi qua mặt chân đế, ở mép mặt chân đế.
-
Câu 2:
Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì:
A. các điểm trên vật ở càng xa truch quay thì tốc độ dài càng nhỏ
B. trong cùng một khoảng thời gian, các điểm trên vật càng gần trục quay thì góc quay được càng nhỏ
C. quỹ đạo của các điểm trên vật có chiều dài như nhau
D. mọi điểm trên vật có cùng tốc độ góc không đổi
-
Câu 3:
Cách nào sau đây không làm thay đổi mức quán tính của một vật quay quanh một trục ?
A. thay đổi khối lượng của vật
B. thay đổi vị trí trục quay
C. thay đổi hình dạng của vật
D. thay đổi tốc độ góc của vật
-
Câu 4:
Chỉ ra phát biểu sai Khi một vật rắn chuyển động tịnh tiến thì
A. tất cả các điểm của vật đều chuyển động như nhau
B. tất cả các điểm của vật đều có cùng gia tốc
C. có thể coi vật là chất điểm
D. quỹ đạo của vật là một đường thẳng
-
Câu 5:
Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của ngẫu lực thì vật đó sẽ quay quanh một trục
A. nằm trong mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
B. đi qua trọng tâm của vật và vuông góc với mặt phẳng chứa hai giá của ngẫu lực
C. đi qua trọng tâm của vật và song song với hai giá của ngẫu lực
D. không đi qua trọng tâm
-
Câu 6:
Phát biểu nào sau đây đúng ?
A. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng độ lớn nhưng ngược chiều được gọi là ngẫu lực
B. hai lực tác dụng vào vật có cùng giá, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
C. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, cùng chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
D. hai lực tác dụng vào vật có giá song song, ngược chiều và cùng độ lớn được gọi là ngẫu lực
-
Câu 7:
Tác dụng làm quay vật của một lực không phụ thuộc vào
A. Cánh tay của đòn lực
B. Độ lớn của lực
C. Vị trí của trục quay
D. Điểm đặt của lực
-
Câu 8:
Chọn phát biểu sai trong các phát biểu sau
A. đường thẳng mang véc tơ lực gọi là đường tác dụng của lực
B. hệ lực cân bằng là hệ lực tác dụng lên cùng một vật rắn đứng yên làm cho vật tiếp tục đứng yên
C. tác dụng của một lực lên một vật rắn phụ thuộc vào sự dời chỗ của điểm đặt lực trên giá của nó
D. hai lực trực đối là hai lực cùng giá, ngược chiều và có độ lớn bằng nhau
-
Câu 9:
Trong thí nghiệm dùng để xác địn gia tốc rơi tự do ở hình bên, các quả nặng đều giống nhau. Khi thả cho các quả nặng chuyển động thì sau 1,4s, chùm bên phải chạm đất. Từ đó tính được độ lớn gia tốc rơi tự do là
A. 9,8m/s2.
B. 10m/s2.
C. 9,18m/s2.
D. 10,2m/s2.
-
Câu 10:
Một đĩa tròn quay đều quanh trục xuyên tâm vuông góc với đĩa. OA là một bán kính của đĩa, B là trung điểm của OA. Giữa vận tốc dài vA và vận tốc dài vB có quan hệ
A. \(v_A=v_B\)
B. \(v_A=-v_B\)
C. \(v_A=0,5v_B\)
D. \(v_A=2v_B\)
-
Câu 11:
Đối với một vật quay quanh một trục cố định
A. nếu không chịu mômen lực tác dụng thì vật phải đứng yên.
B. khi không còn mômen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại.
C. vật quay được là nhờ mômen lực tác dụng lên nó.
D. khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có mômen lực tác dụng lên vật.
-
Câu 12:
Phát biểu nào sau đây không đúng đối với một vật có trục quay cố định?
A. Giá của lực đi qua trục quay thì không làm vật quay
B. Giá của lực không qua trục quay sẽ làm vật quay
C. Đại lượng đặc trưng cho tác dụng quay của một lực được gọi là momen lực
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
-
Câu 13:
Trong những chuyển động sau, chuyển động nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Hòn bi lăn trên mặt bàn
B. Kim đồng hồ đang chạy.
C. Pittông chạy trong ống bơm xe đạp.
D. Trái Đất quay chung quanh trục của nó.
-
Câu 14:
Chuyển động tịnh tiến của một vật là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kì của vật luôn
A. song song với chính nó.
B. ngược chiều với chính nó.
C. cùng chiều với chính nó.
D. tịnh tiến với chính nó.
-
Câu 15:
Khi chế tạo các bộ phận như bánh đà, bánh ôtô… người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm là vì
A. chắc chắn, kiên cố
B. làm cho trục quay ít biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.
D. để dừng chúng nhanh khi cần.
-
Câu 16:
Một ngẫu lực \( (\overrightarrow F ;\overrightarrow {F'} )\) tác dụng vào một thanh cứng như hình .Momen của ngẫu lực tác dụng vào thanh đối với trục O là bao nhiêu ?
A. (Fx + Fd).
B. (Fd – Fx).
C. (Fx – Fd).
D. Fd.
-
Câu 17:
Có ba viên gạch chồng lên nhau sao cho một phần của viên gạch trên nhô ra khỏi viên gạch dưới. Mép phải của viên gạch trên cùng có thể nhô ra khỏi mép phải của viên gạch dưới cùng một đoạn cực đại bằng
A. \( \frac{l}{4}\)
B. \( \frac{3l}{4}\)
C. \( \frac{l}{2}\)
D. \( \frac{l}{8}\)
-
Câu 18:
Một xe tải đang chạy trên một đoạn đường nghiêng. Xe cao 4 m ; rộng 2,4 m và có trọng tâm ở cách mặt đường 2,2 m .Gọi \(\alpha_m\) là độ nghiêng tối đa của mặt đường để xe không bị lật đổ. Giá trị \(\alpha_m\) bằng
A. \(\alpha_m=28,6^0\)
B. \(\alpha_m=30^0\)
C. \(\alpha_m=45^0\)
D. \(\alpha_m=20^0\)
-
Câu 19:
Một khối lập phương đồng chất được đặt trên một mặt phẳng nhám. Hỏi phải nghiêng mặt phẳng đến góc nghiêng cực đại là bao nhiêu để khối lập phương không bị đổ ?
A. 150.
B. 300.
C. 450.
D. 600.
-
Câu 20:
Một chiếc thước đồng chất, tiết diện đều, dài L. Đặt thước lên bàn, một đầu sát mép bàn .Sau đó đẩy nhẹ thước cho nhô dần ra khỏi bàn. Gọi x là độ dài phần thước nhô ra. Khi thước bắt đầu rơi khỏi bàn thì x bằng
A. L/8
B. L/4
C. L/2
D. 3L/4
-
Câu 21:
Đối với cân bằng không bền thì
A. trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.
B. trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận
C. trọng tâm có độ cao không thay đổi.
D. trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.
-
Câu 22:
Chọn câu phát biểu đúng.
A. Trọng tâm là điểm đặt của các lực tác dụng lên vật rắn khi vật rắn cân bằng.
B. Trọng tâm của bất kì vật rắn nào cũng đặt tại một điểm trên vật đó.
C. Để vật rắn có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm phải nằm ngoài mặt chân đế
D. Các vật rắn có dạng hình học đối xứng, trọng tâm là tâm đối xứng của vật
-
Câu 23:
Mức vững vàng của cân bằng phụ thuộc vào
A. khối lượng.
B. độ cao của trọng tâm.
C. diện tích mặt chân đế.
D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
-
Câu 24:
Đối với cân bằng phiếm định thì
A. trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận
B. trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận
C. trọng tâm nằm ở một độ cao không thay đổi
D. trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới
-
Câu 25:
Đối với cân bằng bền thì
A. trọng tâm có độ cao không thay đổi
B. trọng tâm ở vị trí cao nhất so với các vị trí lân cận.
C. trọng tâm có thể tự thay đổi đến vị trí cân bằng mới.
D. trọng tâm ở vị trí thấp nhất so với các vị trí lân cận.
-
Câu 26:
Chọn câu trả lời sai?
A. Một vật cân bằng phiếm định là khi nó bị lệch khỏi vị trí cân bằng đó thì trọng lực tác dụng lên nó giữ nó ở vị trí cân bằng mới.
B. Vật có trọng tâm càng thấp thì càng kém bền vững.
C. Cân bằng phiếm định có trọng tâm ở một vị trí xác định hay ở một độ cao không đổi
D. Trái bóng đặt trên bàn có cân bằng phiếm định.
-
Câu 27:
Một thanh cứng có trọng lượng không đáng kể, được treo nằm ngang nhờ hai lò xo thẳng đứng có chiều dài tự nhiên bằng nhau. Độ cứng của hai lò xo lần lượt là k1 = 160 N/m và k2 = 100 N/m. Khoảng cách AB giữa hai lò xo là 75 cm. Hỏi phải treo một vật nặng vào điểm C cách đầu A bao nhiêu để thanh vẫn nằm ngang?
A. 45 cm
B. 30 cm
C. 50 cm
D. 25 cm
-
Câu 28:
Hai người cầm hai đầu một chiếc gậy để khênh một vật nặng. Gậy có trọng lượng không đáng kể, dài 1,4 m. Vật có trọng lượng 700 N được treo vào điểm C cách tay người ở đầu A của thanh 0,6 m. Hỏi tay người ở đầu B chịu một lực bằng bao nhiêu ?
A. 400 N
B. 525 N
C. 175N
D. 300 N.
-
Câu 29:
Hai người cùng khiêng một thanh dầm bằng gỗ nặng, có chiều dài L. Người thứ hai khỏe hơn người thứ nhất. Nếu tay của người thứ nhất nâng một đầu thanh thì tay của người thứ hai phải đặt cách đầu kia của thanh một đoạn bằng bao nhiêu để người thứ hai chịu lực lớn gấp đôi người thứ nhất?
A. L/3
B. L/4
C. 2L/5
D. 0
-
Câu 30:
Một thanh chắn đường dài 7,8 m, có khối lượng 210 kg và có trọng tâm cách đầu bên trái 1,2 m. Thanh có thể quay quanh một trục nằm ngang ở cách đầu bên trái 1,5 m. Hỏi phải tác dụng vào đầu bên phải một lực bằng bao nhiêu để giữ thanh ấy nằm ngang? Lấy g=10m/s2
A. 1000N
B. 500N
C. 100N
D. 400N
-
Câu 31:
Một tấm ván nặng 48N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 1,2m và cách điểm tựa B 0,6m. Lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A là
A. 16 N.
B. 12 N.
C. 8 N
D. 6 N
-
Câu 32:
Một tấm ván nặng 240 N được bắc qua một con mương. Trọng tâm của tấm ván cách điểm tựa A 2,4m và cách điểm tựa B 1,2m. Hỏi lực mà tấm ván tác dụng lên điểm tựa A bằng bao nhiêu
A. 160N
B. 80N
C. 120N
D. 60N
-
Câu 33:
Một người đang quẩy trên vai một chiếc bị có trọng lượng 40 N. Chiếc bị buộc ở đầu gậy cách vai 70 cm, tay người giữ ở đầu kia cách vai 35 cm. Bỏ qua trọng lượng của gậy, để gậy cân bằng thì lực giữ gậy của tay phải bằng
A. 80 N
B. 100 N
C. 120 N
D. 160 N
-
Câu 34:
Một người dùng búa để nhổ một chiếc đinh (Hình 18.6). Khi người ấy tác dụng một lực 100 N vào đầu búa thì đinh bắt đầu chuyển động. Hãy tính lực cản của gỗ tác dụng vào đinh.
A. 500N
B. 100N
C. 1500N
D. 2000N
-
Câu 35:
Cánh tay đòn của lực bằng
A. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực
B. khoảng cách từ trục quay đến trọng tâm của vật.
C. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trong tâm của vật đến giá của trục quay
-
Câu 36:
Lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh một trục khi
A. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay
B. lực có giá song song với trục quay
C. lưc có giá cắt trục quay
D. lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay
-
Câu 37:
Chọn câu sai?
A. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực.
B. Momen lực được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của lực đó.
C. Momen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của vật.
D. Cánh tay đòn là khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
-
Câu 38:
Khi một vật rắn quay quanh một trục thì tổng mômen lực tác dụng lên vật có giá trị
A. bằng không
B. luôn dương
C. luôn âm
D. khác không.
-
Câu 39:
Phát biểu nào sau đây đúng với quy tắc mô men lực?
A. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo một chiều phải bằng tổng mômen của các lực có khuynh hướng làm vật quay theo chiều ngược lại
B. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải bằng hằng số
C. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải khác không
D. Muốn cho một vật có trục quay cố định nằm cân bằng thì tổng mômen của các lực phải là một véctơ có giá đi qua trục quay
-
Câu 40:
Hệ hai lực cân bằng và ba lực cân bằng có chung tính chất
A. tổng momen lực bằng 0.
B. cùng giá và cùng độ lớn.
C. ngược chiều và cùng độ lớ
D. đồng phẳng và đồng quy
-
Câu 41:
Điều kiện cân bằng của một chất điểm có trục quay cố định còn được gọi là
A. Quy tắc hợp lực đồng quy
B. Quy tắc hợp lực song song
C. Quy tắc hình bình hành
D. Quy tắc mômen lực
-
Câu 42:
Một chiếc thước mảnh có trục quay nằm ngang đi qua trọng tâm O của thước. Dùng hai ngón tay tác dụng vào thước một ngẫu lực đặt vào hai điểm A và B cách nhau 4,5 cm và có độ lớn FA = FB = 1 N. Thanh quay đi một góc α = 30°. Hai lực luôn luôn nằm ngang và vẫn đặt tại A và B (Hình vẽ). Tính momen của ngẫu lực.
A. 0,09 N.m.
B. 0,9 N.m.
C. 0,039 N.m.
D. 0,39 N.m.
-
Câu 43:
Một ngẫu lực gồm hai lực và có F1 = F2 = F và có cánh tay đòn d. Momen của ngẫu lực này là
A. (F1 – F2).d
B. 2Fd
C. Fd
D. Chưa biết được vì còn phụ thuộc vào vị trí của trục quay.
-
Câu 44:
Một vật không có trục quay cố định, khi chịu tác dụng của một ngẫu lực thì vật sẽ như thế nào?
A. chuyển động tịnh tiến
B. vừa quay, vừa tịnh tiến.
C. chuyển động quay
D. nằm cân bằng.
-
Câu 45:
Một vật đang quay quanh một trục cố định với tốc độ góc không đổi. Nếu bỗng nhiên tất cả mômen lực tác dụng lên vật mất đi thì
A. Vật quay chậm dần rồi dừng lại.
B. Vật quay nhanh dần đều.
C. Vật lập tức dừng lại.
D. Vật tiếp tục quay đều.
-
Câu 46:
Hai lực của ngẫu lực có độ lớn F = 20 N, khoảng cách giữa hai giá của ngẫu lực là d = 30 cm. Momen của ngẫu lực có độ lớn bằng
A. M = 0,6 N.m
B. M = 600 N.m.
C. M = 6 N.m.
D. M = 60 N.m.
-
Câu 47:
Nhận xét nào sau đây về ngẫu lực không đúng?
A. Momen ngẫu lực phụ thuộc khoảng cách giữa hai giá của hai lực.
B. Có thể xác định hợp lực của ngẫu lực theo quy tắc hợp lực song song ngược chiều
C. Nếu vật không có trục qua cố định, ngẫu lực làm nó quay quanh một trục đi qua trọng tâm và vuông góc với mặt phẳng chứa ngẫu lực
D. Momen ngẫu lực không phụ thuộc vị trí trục quay, miễn là trục quay vuông góc với mặt phẳng của ngẫu lực.
-
Câu 48:
Một vật rắn phẳng mỏng dạng một tam giác đều ABC, canh a = 20 cm. Người ta tác dụng một ngẫu lực nằm trong mặt phẳng của tam giác. Các lực này có độ lớn 8 N và đặt vào hai đỉnh A và C và song song với BC. Momen của ngẫu lực có giá trị là
A. 13,8 N.m.
B. 1,38 N.m.
C. 1,38.10-2 N.m.
D. 1,38.10-3 N.m.
-
Câu 49:
Hệ lực nào trong hình 22.3 sau đây là ngẫu lực?
A. Hình A
B. Hình B
C. Hình C
D. Hình D
-
Câu 50:
Ba cái thước đặt trên mặt bàn nhẵn nằm ngang chịu tác dụng của hai lực có độ lớn bằng nhau và đều vuông góc với thước được mô tả như hình 22.2. G là trọng tâm của thước. Thước có trọng tâm không chuyển động tịnh tiến là
A. 1
B. 2
C. 3
D. 2;3