Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Ở trường hợp nào sau đây, lực có tác dụng làm cho vật rắn quay quanh trục?
A. Lực có giá cắt trục quay.
B. Lực có giá song song với trục quay.
C. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và không cắt trục quay.
D. Lực có giá nằm trong mặt phẳng vuông góc với trục quay và cắt trục quay.
-
Câu 2:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Momen của ngẫu lực là
A. 100 N.m
B. 2 N.m
C. 0,5 N.m
D. 1 N.m
-
Câu 3:
Nhận xét nào dưới đây về hợp lực của hai lực song song và cùng chiều là không đúng?
A. Độ lớn của hợp lực bằng tổng giá trị tuyệt đối độ lớn của hai lực thành phần
B. Hợp lực hướng cùng chiều với chiều của hai lực thành phần
C. Hợp lực có giá chia trong khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần những đoạn tỉ lệ thuận với hai lực ấy
D. Nếu ℓ là khoảng cách giữa hai giá của hai lực thành phần là ℓ1, ℓ2 là những đoạn chia trong (ℓ = ℓ1 + ℓ2) thì giữa các lực thành phần F1, F2 và F có hệ thức F1/ℓ1 = F2/ℓ2 = F/ℓ
-
Câu 4:
Khi nói về mặt chân đế, phát biểu nào dưới đây sai?
A. Mặt chân đế của một vật là hình đa giác lồi nhỏ nhất bao bọc tất cả các diện tích tiếp xúc của vật với mặt phẳng đỡ
B. Mặt chân đế chính là mặt đáy của vật nếu vật tiếp xúc với mặt phẳng đỡ bằng cả mặt đáy
C. Mặt chân đế của vật càng lớn và trọng tâm càng cao thì mức vững vàng của vật càng lớn
D. Khi vật có mặt chân đế cân bằng thì trọng tâm của vật phải “rơi” trên mặt chân đế
-
Câu 5:
Khi nói về mômen lực đối với một trục quay, điều nào dưới đây sai?
A. Mômen lực là đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực
B. Có đơn vị là N/m
C. Được đo bằng tích của lực với cánh tay đòn của nó
D. Có giá trị phụ thuộc vào vị trí trục quay
-
Câu 6:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 40 N. Biết momen của ngẫu lực bằng 12 N.m. Cánh tay đòn của ngẫu lực là
A. 30 cm
B. 3 cm
C. 3 m
D. 0,3 mm
-
Câu 7:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 30 N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 30 cm. Mômen của ngẫu lực là
A. 900 N.m
B. 90 N.m
C. 9 N.m
D. 0,9 N.m
-
Câu 8:
Ngẫu lực là hệ hai lực
A. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một lực
B. song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
C. song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật
D. song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật
-
Câu 9:
Vật rắn có chuyển động tịnh tiến khi
A. hợp lực các lực tác dụng có giá qua khối tâm
B. hợp lực các lực tác dụng lên vật là một lực không đổi
C. các lực tác dụng phải đồng phẳng
D. các lực tác dụng phải đồng qui
-
Câu 10:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào không đúng?
A. Lực có giá qua khối tâm làm vật chuyển động tịnh tiến
B. Lực có giá không qua khối tâm làm vật vừa quay vừa tịnh tiến
C. Khối tâm vật là điểm đặt của trọng lực lên vật
D. Khối tâm vật luôn nằm trong vật
-
Câu 11:
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không quay dưới tác dụng của các lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm
B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối
C. các lực tác dụng phải đồng quy
D. tổng momen của các lực tác dụng đối với cùng một trục quay phải bằng 0
-
Câu 12:
Một vật rắn ở trạng thái cân bằng sẽ không chuyển động tịnh tiến dưới tác dụng của các lực khi
A. các lực tác dụng cùng đi qua trọng tâm
B. các lực tác dụng từng đôi một trực đối
C. các lực tác dụng phải đồng quy
D. tổng các lực tác dụng phải bằng 0
-
Câu 13:
Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s (bỏ qua ma sát). Nếu momen lực tác dụng lên nó mất đi thì
A. vật đổi chiều quay
B. vật quay chậm dần rồi dừng lại
C. vật quay đều với tốc độ góc ω = 6,28 rad/s
D. vật dừng lại ngay
-
Câu 14:
Biểu thức hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:
A. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} = {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right.\)
B. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right.\)
C. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} + {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_1}}}{{{d_2}}} \end{array} \right.\)
D. \(\left\{ \begin{array}{l} {F_1} - {F_2} = F\\ \frac{{{F_1}}}{{{F_2}}} = \frac{{{d_2}}}{{{d_1}}} \end{array} \right.\)
-
Câu 15:
Momen lực tác dụng lên một vật có trục quay cố định là đại lượng
A. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó
B. đặc trưng cho tác dụng làm quay vật của lực và được đo bằng tích của lực và cánh tay đòn của nó. Có đơn vị là (N/m).
C. đặc trưng cho độ mạnh yếu của lực
D. luôn có giá trị âm
-
Câu 16:
Chọn câu sai Khi vật bị kéo ra khỏi vị trí cân bằng một chút mà trọng lực của vật có xu hướng
A. kéo nó trở về vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng bền
B. kéo nó ra xa vị trí cân bằng, thì đó là vị trí cân bằng không bền
C. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng phiếm định
D. giữ nó đứng yên ở vị trí mới, thì đó là vị trí cân bằng bền
-
Câu 17:
Một thước dẹt quay quanh một trục đi qua nó, ở ba vị trí khác nhau như hình vẽ. Trong ba trường hợp, trường hợp nào là cân bằng phiếm định?
A. Hình c
B. Không có trường hợp nào
C. Hình a
D. Hình b
-
Câu 18:
Ba vật dưới đây (hình a, b, c), vật nào ở trạng thái cân bằng bền?
A. Hình b
B. Hình c
C. Hình a
D. Không có hình nào
-
Câu 19:
Hình vẽ sau mô tả ba ô tô chở hàng leo dốc. Hình nào cho biết ô tô dễ gây tai nạn nhất?
A. Hình c
B. Hình b
C. Hình a
D. Như nhau
-
Câu 20:
Đơn vị của momen ngẫu lực là gì?
A. N
B. N.m
C. J
D. W
-
Câu 21:
Tác dụng một lực F có giá đi qua trọng tâm của một vật thì vật đó sẽ
A. chuyển động quay
B. chuyển động tịnh tiến
C. vừa quay vừa tịnh tiến
D. chuyển động tròn đều
-
Câu 22:
Một vật không có trục quay cố định khi chịu tác dụng của ngẫu lực sẽ
A. cân bằng
B. vừa quay, vừa tịnh tiến
C. chuyển động quay
D. chuyển động tịnh tiến
-
Câu 23:
Mức quán tính của vật quay quanh một trục không phụ thuộc vào
A. tốc độ góc của vật
B. khối lượng của vật
C. hình dạng và kích thước của vật
D. vị trí của trục quay
-
Câu 24:
Đối với vật quay quanh một trục cố định, câu nào sau đây đúng?
A. Khi thấy tốc độ góc của vật thay đổi thì chắc chắn đã có momen lực tác dụng lên vật
B. Nếu không chịu momen lực tác dụng thì vật phải đứng yên
C. Vật quay được là nhờ có momen lực tác dụng lên nó
D. Khi không còn momen lực tác dụng thì vật đang quay sẽ lập tức dừng lại
-
Câu 25:
Mômen lực được xác định bằng công thức:
A. \(F=ma\)
B. \(M=F/d\)
C. \(P=mg\)
D. \(M=F.d\)
-
Câu 26:
Một thanh dài L, trọng lượng P, được treo nằm ngang vào tường như hình vẽ. Một trọng vật P1 treo ở đầu thanh. Dây treo làm với tường một góc α. Lực căng của dây bằng.
A. \( T = \frac{P}{{\cos \alpha }}\)
B. \(T=P+P_1\)
C. \(T=0,5P+P_1\)
D. \( T = \frac{{{\rm{0}}{\rm{,5P + }}{{\rm{P}}_1}}}{{\cos \alpha }}\)
-
Câu 27:
Hai lực của một ngẫu lực có độ lớn F = 5,0N. Cánh tay đòn của ngẫu lực d = 20 cm. Mômen của ngẫu lực là:
A. 100Nm.
B. 2,0Nm.
C. 0,5Nm.
D. 1,0Nm.
-
Câu 28:
Để có mômen của một vật có trục quay cố định là 10 Nm thì cần phải tác dụng vào vật một lực bằng bao nhiêu? Biết khoảng cách từ giá của lực đến tâm quay là 20cm.
A. 0,5 N.
B. 50 N.
C. 200 N.
D. 20 N.
-
Câu 29:
Mômen lực của một lực đối với trục quay là bao nhiêu nếu độ lớn của lực là 5,5 N và cánh tay đòn là 2 mét ?
A. 10 N.
B. 10 Nm.
C. 11N.
D. 11Nm.
-
Câu 30:
Khi chế tạo các bộ phận bánh đà, bánh ôtô... người ta phải cho trục quay đi qua trọng tâm vì
A. chắc chắn, kiên cố.
B. làm cho trục quay ít bị biến dạng.
C. để làm cho chúng quay dễ dàng hơn.
D. để dừng chúng nhanh khi cần.
-
Câu 31:
Chọn phát biểu đúng.
Khi vật rắn có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật rắn sẽ quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm.
B. trục cố định đó.
C. trục xiên đi qua một điểm bất kỳ.
D. trục bất kỳ.
-
Câu 32:
Chọn phát biểu đúng.
Khi vật rắn không có trục quay cố định chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì vật sẽ quay quanh
A. trục đi qua trọng tâm.
B. trục nằm ngang qua một điểm.
C. trục thẳng đứng đi qua một điểm.
D. trục bất kỳ.
-
Câu 33:
Chọn phát biểu đúng.
Vật rắn không có trục quay cố định, chịu tác dụng của mômen ngẫu lực thì trọng tâm của vật
A. đứng yên.
B. chuyển động dọc trục.
C. chuyển động quay.
D. chuyển động lắc.
-
Câu 34:
Chọn đáp án đúng.
Chuyển động của đinh vít khi chúng ta vặn nó vào tấm gỗ là
A. Chuyển động thẳng và chuyển động xiên.
B. Chuyển động tịnh tiến.
C. Chuyển động quay .
D. Chuyển động tịnh tiến và chuyển động quay.
-
Câu 35:
Một vật đang quay quanh một trục với tốc độ góc w = 6,28 rad/s( Bỏ qua ma sát). Nếu mômen lực tác dụng lên nó mất đi thì:
A. vật dừng lại ngay.
B. vật đổi chiều quay.
C. vật quay đều với tốc độ góc w = 6,28 rad/s.
D. vật quay chậm dần rồi dừng lại.
-
Câu 36:
Trong các chuyển động sau, chuyển động của vật nào là chuyển động tịnh tiến?
A. Đầu van xe đạp của một xe đạp đang chuyển động.
B. Quả bóng đang lăn.
C. Bè trôi trên sông.
D. Chuyển động của cánh cửa quanh bản lề.
-
Câu 37:
Chọn đáp án đúng.
Ôtô chở hàng nhiều, chất đầy hàng nặng trên nóc xe dễ bị lật vì
A. Vị trí của trọng tâm của xe cao so với mặt chân đế.
B. Giá của trọng lực tác dụng lên xe đi qua mặt chân đế.
C. Mặt chân đế của xe quá nhỏ.
D. Xe chở quá nặng.
-
Câu 38:
Tại sao không lật đổ được con lật đật?
A. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng bền.
B. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cân bằng không bền.
C. Vì nó được chế tạo ở trạng thái cần bằng phiếm định.
D. Ví nó có dạng hình tròn.
-
Câu 39:
Để tăng mức vững vàng của trạng thái cân bằng đối với xe cần cẩu người ta chế tạo:
A. Xe có khối lượng lớn.
B. xe có mặt chân đế rộng.
C. Xe có mặt chân đế rộng và trọng tâm thấp.
D. Xe có mặt chân đế rộng, và khối lượng lớn.
-
Câu 40:
Dạng cân bằng của nghệ sĩ xiếc đang đứng trên dây là :
A. Cân bằng bền.
B. Cân bằng không bền.
C. Cân bằng phiến định.
D. Không thuộc dạng cân bằng nào cả.
-
Câu 41:
Trong các vật sau vật nào có trọng tâm không nằm trên vật.
A. Mặt bàn học.
B. Cái tivi.
C. Chiếc nhẫn trơn.
D. Viên gạch.
-
Câu 42:
Chọn đáp án đúng.
Cánh tay đòn của lực là
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
-
Câu 43:
Nhận xét nào sau đây là đúng.
Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
-
Câu 44:
Trong các phát biểu sau, phát biểu nào sai ?
Vị trí trọng tâm của một vật
A. phải là một điểm của vật.
B. có thể trùng với tâm đối xứng của vật.
C. có thể ở trên trục đối xứng của vật.
D. phụ thuộc sự phân bố của khối lượng vật.
-
Câu 45:
Mômen của ngẫu lực được tính theo công thức.
A. M = Fd.
B. M = F.d/2.
C. M = F/2.d.
D. M = F/d
-
Câu 46:
Chọn đáp án đúng.
A. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, cùng chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
B. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
C. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, có độ lớn bằng nhau và cùng tác dụng vào một vật.
D. Ngẫu lực là hệ hai lực song song, ngược chiều, có độ lớn bằng nhau và tác dụng vào hai vật.
-
Câu 47:
Mức quán tính của một vật quay quanh một trục phụ thuộc vào
A. khối lượng và sự phân bố khối lượng đối với trục quay.
B. hình dạng và kích thước của vật
C. tốc độ góc của vật.
D. vị trí của trục quay.
-
Câu 48:
Chuyển động tính tiến của một vật rắn là chuyển động trong đó đường nối hai điểm bất kỳ của vật luôn luôn
A. song song với chính nó.
B. ngược chiều với chính nó.
C. cùng chiều với chính nó.
D. tịnh tiến với chính nó.
-
Câu 49:
Chọn đáp án đúng
Mức vững vàng của cân bằng được xác định bởi
A. độ cao của trọng tâm.
B. diện tích của mặt chân đế.
C. giá của trọng lực.
D. độ cao của trọng tâm và diện tích của mặt chân đế.
-
Câu 50:
Chọn đáp án đúng
Điều kiện cân bằng của một vật có mặt chân đế là giá của trọng lực
A. phải xuyên qua mặt chân đế.
B. không xuyên qua mặt chân đế.
C. nằm ngoài mặt chân đế.
D. trọng tâm ở ngoài mặt chân đế.