Trắc nghiệm Moment lực. Cân bằng của vật rắn Vật Lý Lớp 10
-
Câu 1:
Các dạng cân bằng của vật rắn là:
A. Cân bằng bền, cân bằng không bền.
B. Cân bằng không bền, cân bằng phiếm định.
C. Cân bằng bền, cân bằng phiếm định.
D. Cân bằng bền, cân bằng không bền, cân bằng phiếm định
-
Câu 2:
Hợp lực của hai lực song song cùng chiều là:
A. \(\left( \begin{align} & {{F}_{1}}-{{F}_{2}}=F \\ & \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{1}}}{{{d}_{2}}} \\ \end{align} \right)\)
B. \(\left( \begin{align} & {{F}_{1}}+{{F}_{2}}=F \\ & \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{2}}}{{{d}_{1}}} \\ \end{align} \right)\)
C. \(\left( \begin{align} & {{F}_{1}}+{{F}_{2}}=F \\ & \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{1}}}{{{d}_{2}}} \\ \end{align} \right)\)
D. \(\left( \begin{align} & {{F}_{1}}-{{F}_{2}}=F \\ & \frac{{{F}_{1}}}{{{F}_{2}}}=\frac{{{d}_{2}}}{{{d}_{1}}} \\ \end{align} \right)\)
-
Câu 3:
Biểu thức mômen của lực đối với một trục quay là
A. M=Fd
B. \(M=\frac{F}{d}\)
C. \(\frac{{{F}_{1}}}{{{d}_{1}}}=\frac{{{F}_{2}}}{{{d}_{2}}}\)
D. \({{F}_{1}}{{d}_{1}}={{F}_{2}}{{d}_{2}}\)
-
Câu 4:
Điền từ cho sẵn dưới đây vào chỗ trống.
“Muốn cho một vật có trục quay cố định ở trạng thái cân bằng, thì tổng ... có xu hướng làm vật quay theo chiều kim đồng hồ phải bằng tổng các ... có xu hướng làm vật quay ngược chiều kim đồng hồ."
A. mômen lực.
B. hợp lực.
C. trọng lực.
D. phản lực.
-
Câu 5:
Chọn đáp án đúng.
Mô men của một lực đối với một trục quay là đại lượng đặc trưng cho
A. tác dụng kéo của lực.
B. tác dụng làm quay của lực.
C. tác dụng uốn của lực.
D. tác dụng nén của lực.
-
Câu 6:
Chọn đáp án đúng.
Trọng tâm của vật là điểm đặt của
A. trọng lực tác dụng vào vật.
B. lực đàn hồi tác dụng vào vật.
C. lực hướng tâm tác dụng vào vật.
D. lực từ trường Trái Đất tác dụng vào vật.
-
Câu 7:
Một vật rắn quay đều xung quanh một trục, một điểm M trên vật rắn cách trục quay một khoảng R thì có
A. tốc độ góc w tỉ lệ thuận với R;
B. tốc độ góc w tỉ lệ nghịch với R
C. tốc độ dài v tỉ lệ thuận với R;
D. tốc độ dài v tỉ lệ nghịch với R
-
Câu 8:
Trong chuyển động quay biến đổi đểu một điểm trên vật rắn, vectơ gia tốc toàn phần (tổng vectơ gia tốc tiếp tuyến và vectơ gia tốc hướng tâm) của điểm ấy:
A. có độ lớn không đổi.
B. Có hướng không đổi.
C. có hướng và độ lớn không đổi.
D. Luôn luôn thay đổi.
-
Câu 9:
Một vận động viên bơi lội thực hiện cú nhảy cầu. Đại lượng nào sau đây không thay đổi khi người đó đang nhào lộn trên không? (bỏ qua sức cản không khí) :
A. Thế năng của người.
B. Động năng quay của người quanh trục đi qua khối tâm.
C. Mômen động lượng của người đối với khối tâm
D. Mômen quán tính của người đối với trục quay đi qua khối tâm.
-
Câu 10:
Ở máy bay lên thẳng, ngoài cánh quạt lớn ở phía trước, còn có một cánh quạt nhỏ ở phía đuôi. Cánh quạt nhỏ có tác dụng
A. làm tăng vận tốc máy bay.
B. giảm sức cản không khí.
C. giữ cho thân máy bay không quay
D. tạo lực nâng ở phía đuôi.
-
Câu 11:
Cho các yếu tố sau về vật rắn quay quanh một trục:
I. Khối lượng vật rắn. II. Kích thước và hình dạng vật rắn.
III. Vị trí trục quay đối với vật rắn. IV. Vận tốc góc và mômen lực tác dụng lên vật rắn.
Mômen quán tính của vật rắn phụ thuộc vào
A. I, II, IV.
B. I, II, III.
C. II, III, IV.
D. I, III, IV.
-
Câu 12:
Vật rắn quay xung quanh một trục cố định với gia tốc góc có giá trị dương và không đổi. Tính chất chuyển động của vật rắn là
A. quay chậm dần đều.
B. Quay nhanh dần đều.
C. quay đều.
D. quay biến đổi đều
-
Câu 13:
Một chuyển động quay nhanh dần đều thì có
A. gia tốc góc dương.
B. vận tốc góc dương.
C. vận tốc góc dương và gia tốc góc dương.
D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là dương
-
Câu 14:
Một chuyển động quay chậm dần đều thì có
A. gia tốc góc âm.
B. vận tốc góc âm.
C. vận tốc góc âm và gia tốc góc âm.
D. tích vận tốc góc và gia tốc góc là âm
-
Câu 15:
Những khẳng định nào sau đây chỉ đúng cho chuyển động quay nhanh dần đều của vật rắn quanh một trục cố định?
A. Góc quay là hàm số bậc hai theo thời gian.
B. Gia tốc góc là hằng số dương.
C. Trong quá trình quay thì tích số giữa gia tốc góc và vận tốc góc là hằng số dương
D. Vận tốc góc là hàm số bật nhất theo thời gian.
-
Câu 16:
Khi vật rắn quay biến đổi đều quanh một trục cố định? Tại một điểm M trên vật rắn có
A. véc tơ gia tốc tiếp tuyến luôn cùng hướng với véc tơ vận tốc và có độ lớn không đổi.
B. véc tơ gia tốc pháp tuyến luôn hướng vào tâm quỹ đạo và đặc trưng cho biến đổi phương véc tơ vận tốc.
C. vận tốc dài tỉ lệ thuận với thời gian.
D. gia tốc pháp tuyến càng lớn khi M càng gần trục quay.
-
Câu 17:
Vật rắn quay nhanh dần đều quanh một trục cố định. Một điểm trên vật rắn không nằm trên trục quay có
A. gia tốc tiếp tuyến cùng chiều với chuyển động.
B. gia tốc toàn phần nhỏ hơn gia tốc hướng tâm.
C. gia tốc toàn phần hướng về tâm quỹ đạo.
D. gia tốc tiếp tuyến lớn hơn gia tốc hướng tâm.
-
Câu 18:
Một ngôi sao được hình thành từ những khối khí lớn quay chậm xung quanh một trục. Các khối khí này co dần thể tích lại do tác dụng của lực hấp dẫn. Trong quá trình hình thành thì tốc độ góc của ngôi sao
A. tăng dần.
B. giảm dần.
C. bằng không.
D. không đổi.
-
Câu 19:
Một vật rắn đang quay với tốc độ góc ω quanh một trục cố định xuyên qua vật. Nếu tốc độ góc của vật giảm đi hai lần thì động năng của vật đối với trục quay
A. tăng hai lần.
B. giảm hai lần.
C. tăng bốn lần.
D. giảm bốn lần.
-
Câu 20:
Một vật rắn đang quay với tốc độ góc ω quanh một trục cố định xuyên qua vật. Nếu tốc độ góc của vật giảm đi hai lần thì momen động lượng của vật đối với trục quay
A. tăng hai lần.
B. giảm hai lần.
C. tăng bốn lần.
D. giảm bốn lần.
-
Câu 21:
Một nghệ sĩ trượt băng nghệ thuật đang thực hiện động tác quay tại chỗ trên sân băng (quay xung quanh một trục thẳng đứng từ chân đến đầu) với hai tay đang dang theo phương ngang. Người này thực hiện nhanh động tác thu tay lại dọc theo thân người thì
A. momen quán tính của người tăng, tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm.
B. momen quán tính của người giảm, tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng.
C. momen quán tính của người tăng, tốc độ góc trong chuyển động quay của người tăng.
D. momen quán tính của người giảm, tốc độ góc trong chuyển động quay của người giảm.
-
Câu 22:
Hai đĩa tròn có momen quán tính I1 và I2 đang quay đồng trục và ngược chiều với tốc độ góc ω1 và ω2 (hình bên). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau thì hệ hai đĩa quay với tốc độ góc ω xác định bằng công thức:
A. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
B. \(\omega = \left| {\frac{{{I_1}{\omega _1} - {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}} \right|\)
C. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} + {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
D. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} - {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
-
Câu 23:
Hai đĩa tròn có momen quán tính I1 và I2 đang quay đồng trục và cùng chiều với tốc độ góc ω1 và ω2 (hình bên). Ma sát ở trục quay nhỏ không đáng kể. Sau đó cho hai đĩa dính vào nhau thì hệ hai đĩa quay với tốc độ góc ω xác định bằng công thức:
A. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
B. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _1} - {I_2}{\omega _2}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
C. \(\omega = \frac{{{I_1} + {I_2}}}{{{I_1}{\omega _1} + {I_2}{\omega _2}}}\)
D. \(\omega = \frac{{{I_1}{\omega _2} + {I_2}{\omega _1}}}{{{I_1} + {I_2}}}\)
-
Câu 24:
Quả cầu đặc đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính quả cầu đối với trục quay đi qua tâm quả cầu là
A. \(I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
B. \(I = m{R^2}\)
C. \(I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
D. \(I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
-
Câu 25:
Đĩa tròn mỏng đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của đĩa tròn đối với trục quay đi qua tâm đĩa tròn và vuông góc với mặt phẳng đĩa tròn là
A. \(I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
B. \(I = m{R^2}\)
C. \(I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
D. \(I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
-
Câu 26:
Vành tròn đồng chất có khối lượng m và bán kính R. Momen quán tính của vành tròn đối với trục quay đi qua tâm vành tròn và vuông góc với mặt phẳng vành tròn là
A. \(I = m{R^2}\)
B. \(I = \frac{1}{2}m{R^2}\)
C. \(I = \frac{1}{3}m{R^2}\)
D. \(I = \frac{2}{5}m{R^2}\)
-
Câu 27:
Thanh đồng chất, tiết diện đều, khối lượng m, chiều dài l và tiết diện của thanh là nhỏ so với chiều dài của nó. Momen quán tính của thanh đối với trục quay đi qua trung điểm của thanh và vuông góc với thanh là
A. \(I = \frac{1}{{12}}m{l^2}\)
B. \(I = \frac{1}{3}m{l^2}\)
C. \(I = \frac{1}{2}m{l^2}\)
D. \(I = m{l^2}\)
-
Câu 28:
Một momen lực không đổi tác dụng vào một vật có trục quay cố định. Trong các đại lượng : momen quán tính, khối lượng, tốc độ góc và gia tốc góc, thì đại lượng nào không phải là một hằng số ?
A. Momen quán tính.
B. Khối lượng.
C. Tốc độ góc.
D. Gia tốc góc.
-
Câu 29:
Một bánh xe đang quay đều xung quanh trục của nó. Tác dụng lên vành bánh xe một lực \(\vec F\) theo phương tiếp tuyến với vành bánh xe thì
A. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn tăng lên.
B. tốc độ góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống.
C. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn tăng lên.
D. gia tốc góc của bánh xe có độ lớn giảm xuống.
-
Câu 30:
Momen quán tính của một vật rắn không phụ thuộc vào
A. khối lượng của vật.
B. kích thước và hình dạng của vật.
C. vị trí trục quay của vật.
D. tốc độ góc của vật.
-
Câu 31:
Momen của lực tác dụng vào vật rắn có trục quay cố định là đại lượng đặc trưng cho
A. mức quán tính của vật rắn.
B. năng lượng chuyển động quay của vật rắn.
C. tác dụng làm quay của lực.
D. khả năng bảo toàn vận tốc của vật rắn.
-
Câu 32:
Đại lượng đặc trưng cho tác dụng làm quay của lực đối với vật rắn có trục quay cố định được gọi là :
A. momen lực.
B. momen quán tính.
C. momen động lượng.
D. momen quay.
-
Câu 33:
Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn đều, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi vA, vB, aA, aB lần lượt là tốc độ dài và gia tốc dài của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. vA = vB, aA = 2aB.
B. vA = 2vB, aA = 2aB.
C. vA = 0,5vB, aA = aB.
D. vA = 2vB, aA = aB.
-
Câu 34:
Hai học sinh A và B đứng trên chiếc đu đang quay tròn, A ở ngoài rìa, B ở cách tâm một đoạn bằng nửa bán kính của đu. Gọi ωA, ωB, γA, γB lần lượt là tốc độ góc và gia tốc góc của A và B. Kết luận nào sau đây là đúng ?
A. ωA = ωB, γA = γB.
B. ωA > ωB, γA > γB.
C. ωA < ωB, γA = 2γB.
D. ωA = ωB, γA > γB.
-
Câu 35:
Khi vật rắn quay đều quanh một trục cố định với tốc độ góc ω (ω = hằng số) thì một điểm trên vật rắn cách trục quay một khoảng r có tốc độ dài là v. Gia tốc góc γ của vật rắn là
A. \(\gamma = 0\)
B. \(\gamma = \frac{{{v^2}}}{r}\)
C. \(\gamma = {\omega ^2}r\)
D. \(\gamma = \omega r\)
-
Câu 36:
Khi vật rắn quay đều quanh một trục cố định thì một điểm trên vật rắn cách trục quay một khoảng r có tốc độ dài là v. Tốc độ góc ω của vật rắn là
A. \(\omega = \frac{v}{r}\)
B. \(\omega = \frac{{{v^2}}}{r}\)
C. \(\omega = vr\)
D. \(\omega = \frac{r}{v}\)
-
Câu 37:
Một vật rắn đang quay xung quanh một trục cố định xuyên qua vật. Các điểm trên vật rắn (không thuộc trục quay)
A. quay được những góc không bằng nhau trong cùng một khoảng thời gian.
B. ở cùng một thời điểm, không cùng gia tốc góc.
C. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc dài.
D. ở cùng một thời điểm, có cùng vận tốc góc.
-
Câu 38:
Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật. Một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có
A. vận tốc góc biến đổi theo thời gian.
B. vận tốc góc không biến đổi theo thời gian.
C. gia tốc góc biến đổi theo thời gian.
D. gia tốc góc có độ lớn khác không và không đổi theo thời gian.
-
Câu 39:
Một vật rắn đang quay đều quanh một trục cố định đi qua vật. Vận tốc dài của một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn
A. tăng dần theo thời gian.
B. giảm dần theo thời gian.
C. không đổi.
D. biến đổi đều.
-
Câu 40:
Khi một vật rắn quay đều quanh một trục cố định đi qua vật thì một điểm xác định trên vật ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có
A. vectơ vận tốc dài biến đổi.
B. vectơ vận tốc dài không đổi.
C. độ lớn vận tốc góc biến đổi.
D. độ lớn vận tốc dài biến đổi.
-
Câu 41:
Một vật rắn đang quay xung quanh một trục cố định đi qua vật, một điểm xác định trên vật rắn ở cách trục quay khoảng r ≠ 0 có độ lớn vận tốc dài là một hằng số. Tính chất chuyển động của vật rắn đó là
A. quay đều.
B. quay nhanh dần.
C. quay chậm dần.
D. quay biến đổi đều.
-
Câu 42:
Hợp của hai lực song song cùng chiều có đặc điểm nào sau đây?
A. có phương song song với hai lực thành phần
B. cùng chiều với chiều của lực lớn hơn
C. có độ lớn bằng tổng độ lớn của hai lực thành phần
D. các đặc điểm trên đều đúng.
-
Câu 43:
Chọn đáp án đúng.
Cánh tay đòn của lực là :
A. khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. khoảng cách từ trục quay đến vật.
-
Câu 44:
Nhận xét nào sau đây là đúng.
Quy tắc mômen lực:
A. Chỉ được dùng cho vật rắn có trục cố định.
B. Chỉ được dùng cho vật rắn không có trục cố định.
C. Không dùng cho vật nào cả.
D. Dùng được cho cả vật rắn có trục cố định và không cố định.
-
Câu 45:
Đoạn thẳng nào sau đây là cánh tay đòn của lực?
A. Khoảng cách từ trục quay đến giá của lực.
B. Khoảng cách từ trục quay đến điểm đặt của lực.
C. Khoảng cách từ vật đến giá của lực.
D. Khoảng cách từ trục quay đến vật .
-
Câu 46:
Chọn câu đúng trong các câu sau khi nói về chuyển động tròn đều :
A. Tần số quay được xác định bằng công thức n =2p/w với w là vận tốc góc
B. Vận tốc gốc thay đổi theo thời gian
C. Gia tốc hướng tâm có độ lớn không đổi
D. Gia tốc đặc trưng cho sự biến thiên của vận tốc về phương và độ lớn