Trắc nghiệm Giao thoa ánh sáng Vật Lý Lớp 12
-
Câu 1:
Trong thí nghiệm giao thoa Young ban đầu dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ1 = 0,4 μm. Sau đó thay λ1 bằng bức xạ λ2 ≠ λ1 thì tại vị trí vân sáng bậc ba của bức xạ λ1 ta quan sát được một vân sáng của bức xạ λ2. Bước sóng λ2 nhận giá trị
A. 0,3 μm.
B. 0,5 μm.
C. 0,6 μm.
D. 0,74 μm.
-
Câu 2:
Trong thí nghiệm giao thoa Young, ánh sáng có λ = 0,45 μm, a = 1,25 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2,5 m. Miền giao thoa có bề rộng L = 6 mm. Số vân tối quan sát được trên màn là
A. 5.
B. 6.
C. 7.
D. 8.
-
Câu 3:
Trong thí nghiệm giao thoa Young, ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 μm, khoảng cách giữa hai khe sáng là 0,5 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là D = 2 m. Khoảng cách giữa hai vân sáng nằm ở hai đầu ngoài cùng của trường giao thoa là 32 mm. Số vân sáng quan sát được trên màn là
A. 15.
B. 16.
C. 17.
D. 18.
-
Câu 4:
Thực hiện giao thoa Young với 3 ánh sáng đơn sắc \({\lambda}\)1 = 0,4 µm; \({\lambda}\)2 = 0,5 µm; \({\lambda}\)3 = 0,6 µm; D = 2 m; a = 2 mm.Trong khoảng giữa hai vân sáng cùng màu với vân sáng trung tâm ta có thể quan sát được bao nhiêu vân sáng đơn sắc
A. 7.
B. 20.
C. 22.
D. 27.
-
Câu 5:
Chiếu ánh sáng trắng có bước sóng từ 0,38 µm đến 0,76 µm vào hai khe của thí nghiệm Young. Biết khoảng cách giữa hai khe là 1 mm, khoảng cách từ hai khe tới màn là 3 m. Số bức xạ cho vân sáng tại vị trí vân tối thứ ba của bức xạ có bước sóng 0,5 µm là
A. 2 bức xạ.
B. 1 bức xạ.
C. 3 bức xạ.
D. không có.
-
Câu 6:
Thực hiện giao thoa ánh sáng qua khe Young với a = 2 mm, D = 1 m, nguồn S phát ra ánh sáng có bước sóng \({\lambda}\) = 0,5 μm. Bề rộng giao thoa trên màn qua sát là 2 cm. Khoảng cách từ vân sáng bậc 5 đến vân tối thứ 7 ở hai bên vân sáng trung tâm là bao nhiêu?
A. 2,875 mm.
B. 12,5 mm.
C. 2,6 mm.
D. 11,5 mm.
-
Câu 7:
Trong thí nghiệm Young, người ta dùng nguồn sáng đơn sắc S có bước sóng
\({\lambda}\)= 0,6 μm, khoảng cách giữa hai khe đến màn là 0,2 m. Thay nguồn S bằng nguồn S' là nguồn đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)' thì người ta thấy vị trí vân sáng thứ 4 tạo bởi \({\lambda}\)' trùng với vị trí vân sáng thứ 5 tạo bởi \({\lambda}\). Bước sóng \({\lambda}\)' bằngA. 0,6 μm.
B. 0,7 μm.
C. 0,75 μm.
D. 0,65 μm.
-
Câu 8:
Trong thí nghiệm Young, cho a = 2 mm, D = 2 m. Chiếu đồng thời hai bức xạ có bước sóng λ1 = 0,4 μm và λ2 = 600 nm. Trên màn quan sát, gọi M, N là hai điểm ở cùng một phía so với vân trung tâm và cách vân trung tâm lần lượt là 5 mm và 29,3 mm. Số vân sáng có màu giống vân trung tâm trên đoạn MN là
A. 15.
B. 21.
C. 13.
D. 19.
-
Câu 9:
Trong thí nghiệm Young, người ta dùng ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,45 μm, khoảng cách giữa hai khe là a = 0,45 mm. Để trên màn tại vị trí cách vân trung tâm 2,5 mm ta có vân sáng bậc 5 thì khoảng cách từ hai khe đến màn là
A. 1 m.
B. 1,5 m.
C. 0,5 m.
D. 2 m.
-
Câu 10:
Hai khe Young cách nhau a = 1 mm, nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)1 = 0,75 μm thì khoảng vân là i1, nếu nguồn phát ra ánh sáng đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)2 = 0,4 μm thì khoảng vân là i2 hơn kém so với i1 một lượng 0,35 mm. Khoảng cách từ màn đến hai khe là
A. 0,5 m.
B. 1 m.
C. 1,5 m.
D. 2 m.
-
Câu 11:
Thí nghiệm giao thoa ánh sáng với nguồn S phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)1 = 0,62 μm và \({\lambda}\)2 thì tại vị trí vân sáng bậc 5 của \({\lambda}\)1 trùng với một vân sáng của \({\lambda}\)2. Biết rằng \({\lambda}\)2 nằm trong khoảng từ 0,45 μm đến 0,68 μm. \({\lambda}\)2 bằng
A. 0,517 μm.
B. 0,582 μm.
C. 0,482 μm.
D. 0,653 μm.
-
Câu 12:
Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe là a = 2 mm, khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn D = 1,5 m. Nguồn S phát ra ánh sáng trắng có bước sóng trong khoảng từ 0,4 μm đến 0,7 μm. M là một điểm trên màn cách vân sáng trung tâm 1 mm. Các bức xạ cho vân sáng tại M có bước sóng là
A. 0,67 μm và 0,44 μm.
B. 0,67 μm và 0,58 μm.
C. 0,62 μm và 0,58 μm.
D. 0,62 μm đến 0,44 μm.
-
Câu 13:
Trong thí nghiệm về giao thoa ánh sáng, nguồn sáng S phát đồng thời hai bức xạ đơn sắc có bước sóng \({\lambda}\)1 = 0,46 μm và \({\lambda}\)2 = 0,69 μm thì tại chỗ trùng nhau của hai vân sáng gần vân sáng trung tâm nhất là vân bậc mấy của bức xạ \({\lambda}\)1?
A. Bậc 4.
B. Bậc 6.
C. Bậc 5.
D. Bậc 3.
-
Câu 14:
Nguồn S phát ánh sáng đơn sắc chiếu sáng hai khe Young cách nhau 0,8 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe tới màn là 2,5 m. Giữa hai vân sáng ở M và N trên màn cách nhau 22,5 mm có 15 vân tối. Với tốc độ ánh sáng là c = 3.108 m/s thì tần số của ánh sáng do nguồn S phát ra là
A. f = 5,12.1015 Hz.
B. f = 6,25.1014 Hz.
C. f = 8,5.1016 Hz.
D. f = 2,68.1013 Hz.
-
Câu 15:
Thí nghiệm giao thoa sóng ánh sáng trong không khí thì tại M có vân sáng bậc 8 nhưng khi lặp lại thí nghiệm như trên trong chất lỏng thì tại M có vân tối thứ 11 (kể từ vân sáng trung tâm). Chiết suất chất lỏng là
A. n = 1,3125.
B. n = 1,333.
C. n = 1,500.
D. n = 1,1845.
-
Câu 16:
Một thấu kính hội tụ tiêu cự 50 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính, rồi cắt đi mỗi nửa một lớp dày 1 mm, sau đó dán lại thành lưỡng thấu kính có các quang tâm là O1 và O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng là 0,5 (µm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 25 cm. Đặt sau hrỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 1 m. Khoảng vân giao thoa trên màn là
A. 0,375 mm.
B. 0,25 mm.
C. 0,1875 mm.
D. 0,125 mm.
-
Câu 17:
Một thấu kính hội tụ tiêu cự 60 cm được cưa đôi theo mặt phẳng chứa trục chính và vuông góc với tiết diện của thấu kính O2. Nguồn sáng S phát ra bức xạ đơn sắc có bước sóng 0,64 (µm), được đặt trên trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách nó một khoảng 1 m. Đặt sau lưỡng thấu kính một màn ảnh vuông góc với trục đối xứng của lưỡng thấu kính và cách thấu kính một khoảng 4,5 m thì khoảng vân giao thoa là
A. 1,54 mm
B. 0,384 mm.
C. 0,482 mm.
D. 1,2 mm
-
Câu 18:
Hai gương phẳng Frennel lệch với nhau một góc 10. Ánh sáng có bước sóng 0,6 µm được chiếu lên các gương từ một khi S cách giao tuyến của hai gương một khoảng 10cm. Các tia phản xạ từ gương cho hình ảnh giao thoa trên một màn cách giao tuyến hai gương một đoạn 270cm. Tìm khoảng vân:
A. 3,5 mm
B. 0,84 mm.
C. 8,4 mm
D. 0,48mm
-
Câu 19:
Lưỡng lăng kính Fresnel có góc chiết quang 18.10−3 rad làm bằng thuỷ tinh có chiết suất 1,6. Nguồn sáng đơn sắc S phát ánh sáng có bước sóng 0,48 µm đặt trên mặt phẳng chung của hai đáy cách lăng kính một khoảng 0,25 m. Đặt màn ảnh E vuông góc với mặt phẳng hai đáy của lăng kính và cách lăng kính một khoảng 2 m. Khoảng vân sáng giao thoa trên màn là
A. 1,5mm
B. 0,96mm
C. 0,2mm
D. 0,4 mm.
-
Câu 20:
Trong thí nghiệm giao thoa Lôi một khe sáng hẹp S đặt trước mặt gương 1,2 mm và cách một màn ảnh đặt vuông góc mặt gương một khoảng 2 m. Khe S phát ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Xác định khoảng cách năm vân sáng liên tiếp.
A. 1 mm
B. 1,5 mm
C. 2 mm
D. 2,5 mm
-
Câu 21:
Trong thí nghiệm giao thoa khe I−âng, khoảng cách từ 2 khe đến màn là 1,5 m. Đặt trong khoảng giữa 2 khe và màn một thấu kính hội tụ sao cho trục chính của thấu kính vuông góc với mặt phẳng chứa 2 khe và cách đều 2 khe. Di chuyển thấu kính dọc theo trục chính, người ta thấy có 2 vị trí của thấu kính cho ảnh rõ nét cả 2 khe trên màn, đồng thời ảnh của 2 khe trong hai trường hợp cách nhau các khoảng lần lượt là 0,9 mm và 1,6 mm. Bỏ thấu kính đi, chiếu sáng 2 khe bằng ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,72 µm ta thu được hệ vân giao thoa trên màn có khoảng vân là
A. 0,56 mm.
B. 0,48 mm.
C. 0,72 mm.
D. 0,90 mm.
-
Câu 22:
Một tấm nhôm mỏng, trên có rạch hai khe hẹp song song F1 và F2 đặt trước một màn M một khoảng 1,2 m. Đặt giữa màn và hai khe một thau kính hội tụ, người ta tìm được hai vị trí của thấu kính, cách nhau một khoảng 72 cm cho ta ảnh rõ nét của hai khe trên màn. Ở vị trí mà anh bé hơn thì khoảng cách giữa hai ảnh và là 0,4mm. Bỏ thấu kính ra rồi chiếu sáng hai khe bằng một nguồn điểm S phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ = 0,6µm. Tính khoảng vân giao thoa trên màn.
A. 0,45 mm.
B. 0,85 mm.
C. 0,83 mm.
D. 0,4 mm.
-
Câu 23:
Trong một thí nghiệm Iâng, hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng 1,8 mm. Hệ vân quan sát được qua một kính lúp, dùng một thước đo cho phép ta đo khoảng vân chính xác tới 0,01 mm. Ban đầu, đo 5 khoảng vân được giá trị 2,5 mm. Dịch chuyển kính lúp ra xa thêm 40 cm cho khoảng vân rộng thêm và đo 7 khoảng vân được giá trị 4,2 mm. Tính bước sóng của bức xạ.
A. 0,45 µm.
B. 0,54 µm.
C. 0,432 µm.
D. 0,75 µm.
-
Câu 24:
Trong thí nghiệm Young về giao thoa ánh sáng với ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ, khoảng cách hai khe a = 1 mm. Vân giao thoa được nhìn qua một kính lúp có tiêu cự 5 cm đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng L = 45 cm. Một người có mắt binh thường đặt mắt sát kính lúp và quan sát hệ vân trong trạng thái không điều tiết thì thấy góc trông khoảng vân là 15’. Bước sóng λ của ánh sáng là
A. 0,62 µm.
B. 0,50 µm.
C. 0,58 µm.
D. 0,55 µm.
-
Câu 25:
Trong thí nghiệm I−âng với hai khe S1, S2 cách nhau một khoảng a = 0,96 mm, các vân được quan sát qua một kính lúp, tiêu cự f = 4 cm, đặt cách mặt phẳng của hai khe một khoảng L = 40 cm. Trong kính lúp (ngam chừng vô cực) người ta đếm được 15 vân sáng. Khoảng cách giữa tâm của hai vân sáng ngoài cùng đo được là 2,1 mm. Tính góc trông khoảng vân và bước sóng của bức xạ.
A. 3,5.10−3 rad; 0,5 µm.
B. 37,5. 10−3 rad; 0,4 µm.
C. 3,75. 10−3 rad; 0,4 µm.
D. 3,5. 10−3 rad; 0,5 µm
-
Câu 26:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,64 µm. Nếu đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,64 và có bề dày 4 pin trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có bao nhiêu khoảng vân dịch qua gốc tọa độ?
A. 3
B. 5
C. 4
D. 7
-
Câu 27:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, thực hiện với ánh sáng đơn sắc bước sóng 0,45 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày e có chiết suất 1,5 trước trước một trong hai khe I−âng thì qua sát thấy có 5 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ. Bề dày của bản thuỷ tinh là
A. 1 µm.
B. 4,5 µm.
C. 0,45 µm
D. 0,5 µm.
-
Câu 28:
Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách giữa hai khe 0,75 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,5 µm. Hỏi phải đặt một bản thủy tinh có chiết suất 1,5 có bề dày nhỏ nhất bao nhiêu và đặt ở S1 hay S2 thì tại vị trí x = +0,8 mm (chiều dương cùng chiều với chiều từ S2 đến S1) trở thành vị trí của vân sáng?
A. Đặt S1 dày 0,4 µm.
B. Đặt S2 dày 0,4 µm.
C. Đặt S1 dày 1,5 µm.
D. Đặt S2 dày 1,5 µm.
-
Câu 29:
Một khe hẹp S phát ra ánh sáng đơn sắc chiều sáng hai khe S1 và S2 song song, cách đều S và cách nhau một khoảng 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến S là 0,5 m. Chắn khe S2 bằng một bản mỏng thủy tinh có độ dày 0,005 mm chiết suất 1,6. Khe S phải dịch chuyển theo chiều nào và bằng bao nhiêu để đưa hệ vân trở lại trí ban đầu như khi chưa đặt bản mỏng
A. khe S dịch về S1 một đoạn 2,2 cm.
B. khe S dịch về S1 một đoạn 2,5 mm.
C. khe S dịch về S2 một đoạn 2,2 mm.
D. khe S dịch về S2 một đoạn 2,5 mm.
-
Câu 30:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, khoảng cách giữa hai khe 0,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (µm) có chiết suất 1,5 trước khe S2. Vị trí nào sau đây là vị trí vân tối thứ 5.
A. x = −1,96mm.
B. x = −5,96mm.
C. x = 5,96mm.
D. x = 2,4mm
-
Câu 31:
Trong thí nghiệm giao thoa lâng, khoảng cách giữa hai khe 1,5 mm, khoảng cách hai khe đến màn 3 m. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc 0,44 µm. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 2 (µm) có chiết suất 1,5 trước khe S2. Vị trí nào sau đây là vị trí vân sáng bậc 5.
A. x = 0,88mm.
B. x=1,32mm
C. x = 2,88mm.
D. x = 2,4mm.
-
Câu 32:
Trong thí nghiệm giao thoa ánh sáng của Iâng, các khe được chiếu bởi ánh sáng đơn sắc có bước sóng λ. Đặt ngay sau khe S1 một bản thủy tinh có bề dày 20 (µm) và có chiết suất 1,5 ta thấy vân trung tâm ở vị trí I1), còn khi đặt ngay sau khe S2 thì vân trung tâm ở vị trí I2. Khi không dùng ban thủy tinh, ta thấy có 41 vân sáng trong khoảng I1I2, trong đó có hai vân sáng nằm đúng tại I1 và I2. Tìm bước sóng λ.
A. 0,5 µm.
B. 0,45 µm.
C. 0,4 µm.
D. 0,6 µm.
-
Câu 33:
Quan sát vân giao thoa trong thí nghiệm Iâng với ánh sáng có bước sóng 0,68 µm. Ta thấy vân sáng bậc 3 cách vân sáng trung tâm một khoảng 5 mm. Khi đặt sau khe S2 một bản mỏng, bề dày 20 µm thì vân sáng này dịch chuyển một đoạn 3 mm. Chiết suất của bản mỏng
A. 1,5000.
B. 1,1257.
C. 1,0612.
D. 1,1523.
-
Câu 34:
Trong thí nghiệm giao thoa I âng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe 1 mm, khoảng cách hai khe đến màn 1 m. Người ta đặt một bản thủy tinh có bề dày 12 (pm) có chiết suất 1,5 trước khe S1. Hỏi hệ thống vân giao thoa dịch chuyển trên màn như thế nào?
A. về phía S2 là 3 mm.
B. về phía S2 là 6 mm.
C. về phía S1 là 6 mm.
D. về phía S1 là 3 mm.
-
Câu 35:
Trong một thí nghiệm Y−âng về giao ánh sáng, màn quan sát tại điểm O trên đường thẳng vuông góc với mặt phẳng chứa hai khe (gọi là đường d), điểm M trên màn là vị trí của vân sáng. Dịch chuyển màn dọc theo (d), ra xa mặt phẳng chứa hai khe một đoạn nhỏ nhất bằng 1/7 m nữa thì tại M xuất hiện vân tối. Nếu tiếp tục dịch chuyển màn ra xa thêm một đoạn nhỏ nhất bằng 16/35 m nữa thì tại M lại có vân tối. Giả sử cho màn dao động quanh O dọc theo (d) với phương trình y = 30cos20πt (y tính bằng cm, t tính bằng s). Tính từ thời điểm t = 0, trong một giây tại M có bao nhiêu lần xuất hiện vân tối?
A. 60 lần.
B. 80 lần
C. 100 lần.
D. 40 lần
-
Câu 36:
Trong thí nghiệm lâng về giao thoa ánh sáng đơn sắc cho vân giao thoa trên màn E với khoảng vân đo được là 1,5 mm. Biết khe S cách mặt phẳng hai khe S1S2 một khoảng d và mặt phẳng hai khe S1S2 cách màn E một khoảng D = 3d. Nếu cho nguồn S dao động điều hòa theo quy luật u = l,5cos3πt (mm) (t đo bằng giây) theo phương song song với trục Ox thì khi đặt mắt tại O sẽ thấy có bao nhiêu vân sáng dịch chuyển qua trong 1 giây?
A. 21
B. 28
C. 25
D. 14
-
Câu 37:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = −1,2 mm chuyển thành vân sáng.
A. 0,32 mm theo chiều âm.
B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,32 rnm theo chiều dương
D. 0,08 mm theo chiều dương.
-
Câu 38:
Trong thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ mặt phẳng hai khe đến màn 2 m. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa thực hiện với ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu và theo chiều nào để tại vị trí trên màn có toạ độ x = − 1,2 mm chuyển thành vân tối.
A. 0,4 mm theo chiều âm.
B. 0,08 mm theo chiều âm.
C. 0,4 mm theo chiều dương.
D. 0,08 mm theo chiều dương.
-
Câu 39:
Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe là 0,54mm. Khoảng cách từ S đến mặt phẳng hai khe 50 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,5µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn 1,25 mm thì tốc tọa độ O là:
A. vân tối thứ 3
B. vân tối thứ 2.
C. vân sáng bậc 3.
D. vân sáng bậc 2.
-
Câu 40:
Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,6 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn bằng b thì có 3 khoảng vân dịch chuyển qua gốc tọa độ O và lúc này O vẫn là vị trí của vân sáng. Tính b.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 1,6 mm.
D. 2,4 mm
-
Câu 41:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng, với nguồn sáng đơn sắc chiếu vào S. Dịch chuyển S song song với hai khe sao cho hiệu số khoảng cách từ nó đến hai khe bằng λ/2. Hỏi cường độ sáng tại O là tâm màn ảnh thay đổi thế nào?
A. Luôn luôn cực tiểu.
B. Luôn luôn cực đại.
C. Từ cực đại sang cực tiểu.
D. Từ cực tiểu sang cực đại
-
Câu 42:
Thí nghiệm giao thoa lâng khoảng cách hai khe 0,3 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 40 cm. Giao thoa với ánh sáng đơn sắc có 0,6 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn một đoạn tối thiểu bằng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu chuyển thành vân tối.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,4 mm
-
Câu 43:
Thí nghiệm giao thoa I âng khoảng cách hai khe 0,75 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe 80 cm. Giao thoa với ánh sáng đcm sắc có 0,75 µm. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với mán một đoạn tối thiếu bàng bao nhiêu để vị trí của vân sáng trung tâm ban đầu vẫn là vân sáng.
A. 1 mm.
B. 0,8 mm.
C. 0,6 mm.
D. 0,4 mm
-
Câu 44:
Trong thí nghiệm giao thoa Iâng với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách hai khe đến màn là D thì khoảng vân giao thoa là 2 mm. Khoảng cách từ khe S đến mặt phẳng hai khe là d = D/4. Cho khe S dịch chuyển theo phương song song với màn theo chiều dương một đoạn 2 mm thì vân sáng bậc 2 nằm ở toạ độ nào trong số các toạ độ sau?
A. −5 mm.
B. +4mm.
C. +8 mm.
D. 12 mm
-
Câu 45:
Trong thí nghiệm của Young, cách giữa hai khe S1S2 là 1,2 mm. Nguồn S phát ra ánh sáng đơn sắc đặt cách mặt phẳng hai khe một khoảng d và phát ánh sáng đơn sắc có bước sóng 0,5 µm. Nếu dời S theo phương song song với S1S2 một đoạn 2 mm thì hệ vân dịch chuyển một đoạn bằng 20 khoảng vân. Giá trị d là
A. 0,24 m.
B. 0,26 m.
C. 2,4 m.
D. 2,6 m.
-
Câu 46:
Một ánh sáng đơn sắc màu cam có tần số f được truyền từ chân không vào một chất lỏng có chiết suất là 1,5 đối với ánh sáng này. Trong chất lỏng trên, ánh sáng này có
A. màu tím và tần số f.
B. màu cam và tần số 1,5f.
C. màu cam và tần số f
D. màu tím và tần số l,5f.
-
Câu 47:
Một sóng âm và một sóng ánh sáng truyền từ không khí vào nước thì bước sóng
A. của sóng âm tăng còn bước sóng của sóng ánh sáng giảm.
B. của sóng âm giảm còn bước sóng của sóng ánh sáng tăng.
C. của sóng âm và sóng ánh sáng đều giảm.
D. của sóng âm và sóng ánh sáng đều tăng.
-
Câu 48:
Trong thí nghiệm Y−âng về giao thoa với ánh sáng đơn sắc, khoảng cách giữa hai khe là 1,2 mm. Ban đầu, thí nghiệm được tiến hành trong không khí. Sau đó, tiến hành thí nghiệm trong nước có chiết suất 4/3 đối với ánh sáng đơn sắc nói hên. Để khoảng vân trên màn quan sát không đổi so với ban đầu, người ta thay đổi khoảng cách giữa hai khe hẹp và giữ nguyên các điều kiện khác. Khoảng cách giữa hai khe lúc này bằng
A. 0,9 mm.
B. 1,6 mm.
C. 1,2 mm.
D. 0,6 mm.
-
Câu 49:
Giao thoa I−âng với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại hai điểm M và N trên màn có vân sáng bậc 10. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường có chiết suất 1,4 thì số vân sáng và vân tối trên đoạn MN là
A. 29 sáng và 28 tối.
B. 28 sáng và 26 tối.
C. 27 sáng và 29 tối.
D. 26 sáng và 27 tối.
-
Câu 50:
Khi thực hiện giao thoa với ánh sáng đơn sắc trong không khí, tại điểm M trên màn ta có vân sáng bậc 4. Nếu đưa thí nghiệm trên vào môi trường trong suốt có chiết suất 1,625 thì tại điểm M đó ta có
A. vân sáng bậc 5
B. vân sáng bậc 6
C. vân tối thứ 7.
D. vân tối thứ 6