1500 câu trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô
Hệ thống các câu hỏi trắc nghiệm Kinh tế Vĩ mô dành cho sinh viên đại học, cao đẳng thuộc khối ngành kinh tế, và đặc biệt còn là trợ thủ đắc lực cho học viên ôn thi cao học. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức đã ôn.
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/40 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Một điểm nằm bên ngoài đường giới hạn khả năng sản xuất có thể đạt được khi:
A. Bớt đi một loại hàng hóa phải sản xuất.
B. Có việc làm đầy đủ cho các nguồn lực.
C. Tăng trưởng kinh tế.
D. Có sự phân bố lại các nhân tố sản xuất.
-
Câu 2:
“Chỉ số giá hàng tiêu dùng Việt Nam tăng 2,5% trong quý 2 năm 2010”. Câu nói này thuộc:
A. Kinh tế vĩ mô và thực chứng.
B. Kinh tế vi mô và thực chứng.
C. Kinh tế vĩ mô và chuẩn tắc.
D. Kinh tế vi mô và chuẩn tắc.
-
Câu 3:
Một giỏ hàng trị giá 800 trong năm 2009 (năm cơ sở) và có giá trị 1000 năm 2010, ta nói:
A. Chỉ số GDP là 100 trong năm 2010 và 80 trong năm 2009.
B. Chỉ số GDP là 100 trong năm 2009 và 80 trong năm 2010.
C. Chỉ số GDP là 125 trong năm 2010.
D. Giỏ hàng đã tăng 20% trong thời kì 2009 – 2010.
-
Câu 4:
Chỉ số GDP năm 2010 là 129 và năm cơ sở là năm 2005. Điều này cho thấy một mức tăng:
A. 2,9% giữa năm 2005 và 2010.
B. 29% giữa năm 2005 và 2010.
C. 129% giữa năm 2005 và 2010.
D. Một mức không thể xác định được vì không biết được chỉ số của năm 2005.
-
Câu 5:
Giả sử CPI tháng giêng là 120 và đã tăng lên 126 vào tháng 2. Nếu tỷ lệ này là không đổi trong suốt năm. Khi đó, mức giá được coi là tăng tỉ lệ hàng năm ở mức xấp xỉ:
A. 0.06
B. 0.05
C. 0.26
D. 0.6
-
Câu 6:
Giả sử giá cả trong năm 2010 đã tăng 4%. Chủ thể nào dưới đây đã trải qua việc giảm sức mua của đồng tiền?
A. Một chủ nợ đã thương thảo một hợp đồng cho vay ở mức 6% vào lúc đầu năm.
B. Một hãng đã cam kết tăng lương 8% cho cả năm 2010.
C. Một người về hưu có lương hưu tăng 6,5% cho cả năm 2010.
D. Một chủ đất thương lượng thành công mức tăng 7% địa tô cho cả năm 2010.
-
Câu 7:
Việc làm đầy đủ ở Việt Nam có nghĩa là:
A. Tỉ lệ thất nghiệp đo được là 0%.
B. Xảy ra khi khoảng trống sản lượng là dương.
C. Xảy ra khi tồn tại thất nghiệp tự nhiên.
D. Điều không thể đạt được.
-
Câu 8:
Bên dưới mức thu nhập khả dụng cân bằng hay hòa vốn của các hộ gia đình sẽ:
A. Có mức tiết kiệm âm.
B. Tiêu dùng ít hơn mức thu nhập khả dụng của họ.
C. Có tiết kiệm.
D. Sử dụng một số lượng hàng hóa dịch vụ bằng với giá trị thu nhập khả dụng của họ.
-
Câu 9:
Nếu khuynh hướng tiết kiệm biên tính theo thu nhập khả dụng là 0,25 thì khi đó khuynh hướng tiêu dùng biên (MPC) là:
A. 0.25
B. 0.33
C. 1.25
D. 0.75
-
Câu 10:
Nếu Yd bằng 0,7Y và tiêu dùng luôn bằng 80% thu nhập khả dụng. Khi đó khuynh hướng tiêu dùng biên của tổng thu nhập sẽ là:
A. 0.6
B. 0.8
C. 0.56
D. 1.5
-
Câu 11:
Tổng mức chi tiêu (AE) bằng với:
A. C + I + G + (X – M) + Khoản chuyển giao.
B. C + I + G + (X – M).
C. C + I + G + X + M.
D. C + I + G + (M-X).
-
Câu 12:
Thu nhập quốc dân cân bằng xảy ra khi:
A. Y \= C + I + G + (X – M).
B. Khuynh hướng tiêu dùng trung bình bằng 1.
C. Tổng mức chi tiêu dự tính bằng với tổng mức sản lượng.
D. Tất cả những điều kể trên.
-
Câu 13:
Hàm xuất khẩu ròng điển hình là một đường dốc xuống, vì:
A. Y tăng, xuất khẩu giảm.
B. Y tăng, chi tiêu cho nhập khẩu tăng. Do đó, giảm xuất khẩu ròng.
C. Mức giá tương đối tăng, nhập khẩu tăng và xuất khẩu giảm. Do đó, giảm xuất khẩu ròng.
D. Y tăng, nhập khẩu giảm.
-
Câu 14:
Trượt dọc theo hàm tổng mức chi tiêu (AE) sẽ:
A. Biểu thị một sự thay đổi trong giá cả ở mọi mức thu nhập quốc dân như cũ.
B. Tạo ra một sự thay đổi trong mức thu nhập cân bằng.
C. Biểu thị một sự thay đổi trong chi tiêu do thay đổi trong thu nhập quốc dân.
D. Không có tác động lên mức thu nhập quốc dân.
-
Câu 15:
Một sự thay đổi trong thu nhập quốc dân cân bằng là do:
A. Trượt dọc theo đường tổng chi tiêu.
B. Một sự dịch chuyển của đường tổng chi tiêu.
C. Một sự tăng trong sản lượng trong khi tổng chi tiêu không đổi.
D. Một sự thay đổi trong thuế do thay đổi trong thu nhập quốc dân.
-
Câu 16:
Tăng trong thu nhập quốc dân được dự báo là do có sự tăng lên trong những điều sau đây, ngoại trừ (các yếu tố khác không thay đổi):
A. Chi tiêu chính phủ.
B. Thuế.
C. Xuất khẩu.
D. Đầu tư.
-
Câu 17:
Nếu chi tiêu của một nền kinh tế không phụ thuộc vào thu nhập quốc dân, giá trị của số nhân đơn giản là:
A. 0
B. 1
C. -1
D. Không xác định.
-
Câu 18:
Nếu chính sách tài khóa được sử dụng để thanh toán khoảng trống lạm phát trước khi cơ chế tự điều chỉnh bắt đầu hoạt động, lúc này:
A. Giá cả không thay đổi.
B. Giá cả giảm xuống.
C. Giá cả tăng lên ít hơn nếu cơ chế tự điều chỉnh được sử dụng.
D. Giá cả tăng lên nhiều hơn nếu cơ chế tự điều chỉnh được sử dụng.
-
Câu 19:
Điều nào sau đây là một nhân tố ổn định tự động?
A. Một mức tăng trong chi tiêu quốc phòng.
B. Một sự mở rộng cung tiền trong suốt thời kì suy thoái.
C. Tăng số người được nhận trợ cấp thất nghiệp trong suốt thời kì suy thoái.
D. Một sự tăng lên trong thuế do lạm phát xảy ra trong suốt thời kì suy thoái.
-
Câu 20:
Trong thời kì suy thoái, một nhân tố ổn định tự động sẽ làm dịch chuyển:
A. Đường tổng cung sang phải.
B. Đường tổng cung sang trái.
C. Đường tổng cầu sang phải.
D. Đường tổng cầu sang trái.
-
Câu 21:
Khi có một khoảng trống lạm phát thì chính sách tài khóa chủ động tích cực có thể được sử dụng sẽ là:
A. Tăng thuế suất.
B. Tăng chi tiêu chính phủ.
C. Tăng thanh toán chuyển giao.
D. Cho phép tăng thuế với thuế suất không đổi vì thu nhập cao hơn.
-
Câu 22:
Thâm hụt chu kì được định nghĩa là:
A. Tăng và giảm với những thay đổi trong tỉ lệ lạm phát.
B. Rất nhạy cảm với những thay đổi trong lãi suất.
C. Có khuynh hướng giảm trong dài hạn khi thu nhập tăng.
D. Tăng khi thu nhập giảm trong thời kì suy thoái.
-
Câu 23:
Những đề xuất của chính sách ngân sách theo trường phái Keynes chủ yếu liên quan đến:
A. Tăng trưởng trong dài hạn.
B. Lạm phát trong dài hạn.
C. Cân dối ngân sách.
D. Chính sách chống chu kỳ.
-
Câu 24:
Nếu nợ của quốc gia tăng từ 2,2 tỷ USD lên 2,3 tỷ USD trong năm. Khi đó, thâm hụt quốc gia trong năm đó là:
A. 100 triệu USD.
B. 2,3 tỉ USD.
C. -100 triệu USD.
D. Không thể xác định từ những số liệu đã cho.
-
Câu 25:
Nợ bên ngoài là nói về khoản nợ:
A. Không tính bằng VND.
B. Được nắm giữ bởi những chủ thể phi chính phủ.
C. Được để ở bên ngoài nhà của dân chúng.
D. Được nắm giữ bởi người nước ngoài.
-
Câu 26:
Theo mô hình cổ điển, thâm hụt ngân sách của chính phủ khiến cho:
A. Tăng sản lượng và giá cả.
B. Tăng sản lượng và lãi suất.
C. Tăng sản lượng và hạ thấp đầu tư, giảm tăng trưởng sản lượng dài hạn.
D. Tăng gia tốc lạm phát.
-
Câu 27:
Theo lý thuyết ngang giá tiền tệ của Ricardo, một mức thâm hụt lớn về ngân sách sẽ làm cho:
A. Tăng lãi suất.
B. Tăng tiết kiệm tư nhân.
C. Tăng nợ nước ngoài.
D. Thâm hụt ngoại thương.
-
Câu 28:
Bảng cân đối của ngân hàng ABC, bao gồm tài sản có (Dự trữ: 300; Cho vay: 700) và tài sản nợ (tiền gửi: 1000). Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản gửi là 20%, dự trữ bắt buộc của ngân hàng ABC là:”
A. 300
B. 400
C. 200
D. 500
-
Câu 29:
Bảng cân đối của ngân hàng ABC, bao gồm tài sản có (Dự trữ: 300; Cho vay: 700) và tài sản nợ (tiền gửi: 1000).
Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản gửi là 20% thì ngân hàng ABC có dự trữ dư thừa là:”
A. 300
B. 200
C. 100
D. 0
-
Câu 30:
Bảng cân đối của ngân hàng ABC, bao gồm tài sản có (Dự trữ: 300; Cho vay: 700) và tài sản nợ (tiền gửi: 1000). Nếu tỉ lệ dự trữ bắt buộc đối với các khoản gửi là 20% thì ngân hàng ABC có thể cho vay ra bên ngoài tối đa là:”
A. 300
B. 200
C. 100
D. 0