500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
Chọn phần
-
Câu 1:
Thời gian ủ bệnh của ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng thường là:
A. 24 giờ
B. Ngắn 2- 6 giờ, trung bình 3 giờ
C. 12- < 24 giờ
D. Rất ngắn vài phút
-
Câu 2:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ, nên chú ý:
A. Giảm năng lượng cho cả bệnh nhân gầy lẫn bệnh nhân béo
B. Đảm bảo đủ năng lượng để giữ cân nặng bình thường
C. Tăng năng lượng cho bệnh nhân gầy
D. Nên hạn chế khoai tây
-
Câu 3:
Biện pháp nào sau đây là không đúng khi đề phòng ngộ độc do clostridium botulinum:
A. Dùng thực phẩm tươi, chất lượng tốt
B. Không sử dụng thức ăn nghi ngờ bị ôi thiu.
C. Đun sôi thức ăn khả nghi trước khi dùng
D. Nhất thiết không được dùng thực phẩm đồ hộp
-
Câu 4:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ, năng lượng cả ngày cho người lao động nhẹ:
A. 1250 kcal
B. 1500 kcal
C. 1750 kcal
D. 2000 kcal
-
Câu 5:
Để đề phòng ngộ độc thức ăn do salmonella, phương pháp phòng bệnh tích cực có hiệu quả nhất là:
A. Thức ăn đã chế biến nên bảo quản lạnh
B. Đun sôi thức ăn trước khi dùng
C. Bảo đảm thời hạn cất giữ thức ăn
D. Kiểm tra sức khoẻ của nhân viên chế biến thức ăn
-
Câu 6:
Cách tốt nhất để bảo quản dầu mỡ là:
A. Bảo quản có thời hạn, cho thêm chất chống oxy hoá nếu bảo quản lâu dài
B. Bảo quản chổ tối và kín để tránh bị ôxy hoá
C. Tránh ánh sáng, để nơi thoáng mát
D. Bảo quản có thời hạn, tránh ánh sáng, cho thêm chất chống oxy hoá nếu bảo quản lâu dài
-
Câu 7:
Tỷ lệ năng lượng giữa protein, lipid và glucid cho bệnh nhân đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ:
A. P:15% ; L: 25 - 30%; G: 55 - 60%
B. P:15% ; L: 20 - 25%; G: 40 - 45%
C. P:10% ; L: 30 - 35%; G: 55 - 60%
D. P:15% ; L: 30 - 35%; G: 50 - 55%
-
Câu 8:
Khi thức ăn nghi ngờ bị nhiễm Salmonella, tốt nhất nên:
A. Đun sôi lại trước khi ăn
B. Loại bỏ không nên dùng
C. Cho thêm gia vị để khử mùi và sát khuẩn
D. Bảo quản lạnh
-
Câu 9:
Những thức ăn nào nên dùng cho bệnh nhân đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ:
A. Rau có hàm lượng glucid thấp
B. Gạo, Nếp
C. Mật ong
D. Đường
-
Câu 10:
Cách đề phòng độc tố vi nấm tốt nhất là:
A. Bảo quản tốt các loại lương thực thực phẩm
B. Đun nấu kỹ thức ăn trước khi dùng
C. Phơi khô và bảo quản lạnh để phòng nhiễm mốc
D. Bảo quản tốt các loại lương thực thực phẩm và không ăn các loại hạt đã bị mốc
-
Câu 11:
Thực phẩm đồ hộp có những đặc điểm nào sau đây không nên sử dụng:
A. Hộp còn sáng bóng
B. Không rỉ rét
C. Khi mở hộp, lớp vecni còn nguyên vẹn không hoen ố
D. Đồ hộp có dấu hiệu phồng tự nhiên
-
Câu 12:
. Thức ăn nên kiêng cho bệnh nhân đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ:
A. Ngũ cốc, Khoai lang
B. Khoai tây
C. Rau quả
D. Sữa
-
Câu 13:
PH thuận lợi cho vi khuẩn phát triển là:
A. 4-5
B. 4-6
C. 4-7
D. 4,6-7
-
Câu 14:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ, nên:
A. Dùng thức ăn giàu chất xơ
B. Nhiều muối
C. Nhiều vitamin A
D. Tăng tỷ lệ protid càng nhiều càng tốt kể cả người có suy thận
-
Câu 15:
Độc tố gây ngộ độc thức ăn do tụ cầu vàng là:
A. Ngoại độc tố
B. Độc tố làm tan sợi huyết
C. Độc tố huỷ bạch cầu
D. Độc tố ruột
-
Câu 16:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường, để ngăn ngừa tạo thành thể cetonic và tăng cường sức đề kháng của cơ thể, nên:
A. Đủ vitamin đặc biệt là vitamin nhóm B (Thiamin, Riboflavin, Niacin)
B. Dùng thức ăn giàu chất xơ
C. Nhiều acid amin cần thiết
D. Nhiều lecithin
-
Câu 17:
Bào tử của Clostridium botulinum:
A. Rất bền vững với nhiệt độ
B. Bị bất hoạt với nồng độ muối cao
C. Rất bền vững với nhiệt độ và nồng độ muối cao
D. Bền vững với các men tiêu hoá
-
Câu 18:
Đối với bệnh nhân có dùng Insulin, nên bố trí các bữa ăn thế nào để đề phòng hạ đường huyết:
A. Ăn trước khi dùng Insulin 60 phút
B. Ăn trước khi dùng Insulin 30 phút
C. Ăn phù hợp với thời gian tác dụng tối đa của insulin
D. Ăn ngay sau khi dùng Insulin
-
Câu 19:
Nguồn truyền nhiễm của clostridium vào thực phẩm:
A. Phân động vật và ruột cá là nguồn mang vi khuẩn
B. Từ phân, đất, ruột cá vi khuẩn xâm nhập vào thực phẩm
C. Thứ ăn đồ hộp
D. Thức ăn ôi thiu
-
Câu 20:
Loại thực phẩm thực vật nào sau đây có chứa soyin:
A. Sắn
B. Khoai tây mọc mầm
C. Đậu tương
D. Măng
-
Câu 21:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ, lượng chất xơ nên:
A. 20%
B. 25%
C. 30%
D. 40%
-
Câu 22:
Yếu tố có ảnh hưởng rõ rệt nhất đến sự phát triển của vi khuẩn trong thực phẩm là:
A. Thành phần của thực phẩm
B. Nhiệt độ
C. Oxy
D. PH
-
Câu 23:
Độc tố botulotoxin có tính chất:
A. Dễ bị nhiệt độ phá hủy và bền vững với men tiêu hóa
B. Bền vững với men tiêu hóa
C. Bền vững với nhiệt độ và men tiêu hóa
D. Dễ bị phá hủy bởi các men tiêu hóa
-
Câu 24:
Thực phẩm thuận lợi cho tụ cầu phát triển và hình thành độc tố:
A. Sữa và thực phẩm đồ hộp
B. Thịt và các chế phẩm
C. Hỗn hợp thức ăn giàu đạm, đường, bột
D. Thực phẩm có độ ẩm cao
-
Câu 25:
Thực phẩm không thuận lợi cho sự phát triển của vi sinh vật:
A. Những thực phẩm nhiều nước
B. Những thực phẩm ít protid
C. Những thực phẩm ít lipid
D. Những thực phẩm quá chua, quá ngọt, quá khô, quá mặn
-
Câu 26:
Khi bị ngộ độc thức ăn do salmonella không nên dùng kháng sinh. Lý do:
A. Tốn kém không cần thiết
B. Vi khuẩn đề kháng với các loại kháng sinh
C. Giải phóng thêm nhiều nội độc tố làm nhiễm độc nặng hơn
D. Không điều trị bệnh cũng tự khỏi
-
Câu 27:
Dễ bị nhiệt độ phá hủy và bền vững với men tiêu hóa là tính chất của:
A. Độc tố ruột
B. Độc tố vi nấm
C. Botulotoxin
D. Tetrodotoxin
-
Câu 28:
Đun sôi thức ăn trước khi dùng là phương pháp tích cực nhất để đề phòng ngộ độc thức ăn do:
A. Vi khuẩn
B. Salmonella
C. Clostridium botulinum
D. Staphylococus aureus
-
Câu 29:
Tại sao thức ăn khi đã bị nhiễm salmonella mặc dù rất nặng nhưng lại khó phát hiện:
A. Do protid không bị phân giải và không làm thay đổi tính chất cảm quan của thực phẩm
B. Do thức ăn bị nhiễm đa số là thức ăn chế biến sẵn để nguội
C. Do bản thân thực phẩm dễ bị nhiễm salmonella
D. Do người ăn thiếu ý thức vệ sinh cần thiết
-
Câu 30:
Đun sôi thực phẩm trong 2 giờ là phương pháp chắc chắn nhất để:
A. Diệt hết tụ cầu có trong thực phẩm
B. Khử độc tố ruột
C. Đảm bảo cho thức ăn không bị nhiễm vi khuẩn
D. Khử hết các độc tố của vi khuẩn trong thức ăn