500 câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học
Với hơn 500+ câu trắc nghiệm Dinh dưỡng học (có đáp án) được chia sẻ dành cho các bạn sinh viên chuyên ngành Y học tham khảo ôn tập chuẩn bị cho kì thi sắp tới. Bộ đề có nội dung xoay quanh về các chất dinh dưỡng, thực phẩm và mối liên hệ với sức khỏe, sinh trưởng, sinh sản và bệnh tật của cơ thể. Chế độ ăn uống của một sinh vật, phụ thuộc phần lớn vào độ ngon của thức ăn,... Để việc ôn tập trở nên hiệu quả hơn, các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời lần lượt các câu hỏi cũng như so sánh đáp và lời giải chi tiết được đưa ra. Sau đó các bạn hãy chọn tạo ra đề ngẫu nhiên để kiểm tra lại kiến thức mình đã ôn tập được nhé!
Chọn hình thức trắc nghiệm (30 câu/30 phút)
-
Câu 1:
Trong các bệnh do ăn uống gây ra, bệnh nào chiếm tỷ lệ cao nhất:
A. Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn, nhiễm độc
B. Bệnh suy dinh dưỡng
C. Bệnh béo phì
D. Thiếu máu dinh dưỡng
-
Câu 2:
Đặc điểm của ngộ độc thức ăn do Salmonella là một loại:
A. Nhiễm trùng nhiễm độc thức ăn
B. Nhiễm độc đơn thuần do độc tố của vi khuẩn
C. Nhiễm trùng do vi khuẩn Salmonella
D. Rối loạn tiêu hóa thông thường.
-
Câu 3:
Loại protid nào sau đây làm cho bột mì có độ dẻo:
A. Glutein
B. Prolamin
C. Albumin
D. Globuin
-
Câu 4:
Khác với suy dinh dưỡng thể phù, suy dinh dưỡng tể teo đét có thể xảy ra:
A. Ngay trong năm đầu đời
B. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 1-3 tuổi ( thể phù)
C. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 3-5 tuổi
D. Chủ yếu trong nhóm trẻ từ 5-7 tuổi
-
Câu 5:
Gia công nấu nướng thực phẩm không nhằm mục đích này:
A. Tăng khả năng đồng hoá
B. Bảo quản tối đa các chất dinh dưỡng quý
C. Sát trùng nguyên liệu có khả năng bị nhiễm trùng
D. Giữ cho thực phẩm được tươi lâu
-
Câu 6:
Kích thước nhân trắc để đánh giá khối lượng cơ thể được biểu hiện bằng:
A. Chiều cao
B. Cân nặng
C. Vòng cánh tay
D. Vòng bụng
-
Câu 7:
Người chế biến và bán thức ăn đường phố không nên làm điều này:
A. Rửa tay và giữ bàn tay sạch trong suốt quá trình chế biến và bán hàng
B. Mặc trang phục bình thường
C. Sử dụng trang thiết bị chuyên dụng khi bán hàng
D. Khi có bệnh truyền nhiễm không nên bán hàng
-
Câu 8:
Giám sát dinh dưỡng là:
A. Một đợt kiểm tra đột xuất
B. Một quá trình theo dõi liên tục
C. Đánh giá việc thực hiện chương trình dinh dưỡng
D. Để phân loại các thể suy dinh dưỡng
-
Câu 9:
Chuyển hóa cơ sở là nhiệt lượng cần thiết để duy trì các chức phận sống của cơ thể như:
A. Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa
B. Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thân nhiệt
C. Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, thân nhiệt
D. Tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, tiêu hóa, thân nhiệt, tiêu hóa, bài tiết cơ thể
-
Câu 10:
Trong sản xuất dồi lạp xường, quá trình khử nitrat thành nitrit xẩy ra nhơ quá trình nào sau đây:
A. Quá trình oxi hoá protein
B. Quá trình phân giải yếm khí
C. Quá trình hoạt động của các vi khuẩn khử nitrat
D. Quá trình phân giải thiếu khí.
-
Câu 11:
Tỷ lệ năng lượng giữa protein, lipid và glucid cho bệnh nhân đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ:
A. P:15% ; L: 25 - 30%; G: 55 - 60%
B. P:15% ; L: 20 - 25%; G: 40 - 45%
C. P:10% ; L: 30 - 35%; G: 55 - 60%
D. P:15% ; L: 30 - 35%; G: 50 - 55%
-
Câu 12:
Người bị bệnh sán dây do ăn phải:
A. Thịt bò có kén sán
B. Thịt lợn có kén sán
C. Cả thịt bò và thịt lợn có kén sán
D. Tất cả các loại thịt của động vật bị bệnh
-
Câu 13:
Một trong những mục tiêu cụ thể của Giám sát dinh dưỡng là “ Mô tả tình hình dinh dưỡng của nhân dân, chú ý đến nhóm có nguy cơ cao”. Điều này cho phép:
A. Xác định bản chất và mức độ của vấn đề về dinh dưỡng và tiến triển của nó
B. Lựa chọn các biện pháp dự phòng thích hợp
C. Phân tích các nguyên nhân và các yếu tố phối hợp
D. Dự báo tiến triển các vấn đề dinh dưỡng
-
Câu 14:
Để đánh giá tình trạng dinh dưỡng, phương pháp nào sau đây được sử dụng:
A. Phương pháp miễn dịch học
B. Phương pháp sinh học phân tử
C. Phương pháp nuôi cấy tế bào
D. Phương pháp hóa sinh
-
Câu 15:
Theo Tổ chức Y tế thế giới, gọi là vùng nguy cơ thiếu dinh dưỡng trung bình, khi tỷ lệ trẻ có cân nặng dưới -2SD:
A. Cao hơn 30%
B. Từ 15 - 30%
C. Từ 10 - 15%
D. Từ 5 - 10%
-
Câu 16:
Trong rau có chứa các chất khoáng kiềm như:
A. Calci và phosphat
B. Magie và kali
C. Calci, Phosphat, magie, kali
D. Calci, Phosphat, magie
-
Câu 17:
Đun sôi thực phẩm trong 1giờ là phương pháp khử độc tố ruột chắc chắn nhất?
A. Đúng
B. Sai
-
Câu 18:
Theo WATERLOW, nếu có chương trình can thiệp dinh dưỡng thì nên ưu tiên cho:
A. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể gầy còm
B. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể còi cọc
C. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể phối hợp còm-còi
D. Trẻ bị suy dinh dưỡng thể nhẹ cân
-
Câu 19:
Trong cách phân chia thực phẩm thành 6 nhóm, thực phẩm nào sau đây thuộc nhóm 1:
A. Thịt, Cá, Tôm , Cua, Phomát
B. Thịt, Cá, Trứng, Đậu, Sữa
C. Thịt, Cá, Ốc, Hến, Tôm
D. Thịt, Cá, Tôm , Cua, Trứng, Đậu
-
Câu 20:
Phân súc vật, phân của người bị bệnh phó thương hàn là nguồn chủ yếu nhiễm vi khuẩn vào thực phẩm để gây ra các vụ ngộ độc thức ăn do:
A. Staphylcocus aureus
B. Salmonella
C. Shigella
D. E.coli
-
Câu 21:
Ở thiếu niên, được xem là suy dinh dưỡng thể thấp còi khi chiều cao theo tuổi ở dưới mức:
A. 1 xentin
B. 2 xentin
C. 3 xentin
D. 4 xentin
-
Câu 22:
Trong chế độ ăn điều trị bệnh đái tháo đường thể không phụ thuộc insulin (type II) và type I nhẹ, lượng chất xơ nên:
A. 20%
B. 25%
C. 30%
D. 40%
-
Câu 23:
Để riêng rẽ thực phẩm sống và thực phẩm chín nhằm mục đích:
A. Để khi ăn không có mùi vị lạ do thực phẩm sống trộn lẫn vào
B. Để không lan các mầm bệnh từ thực phẩm sống sang thực phẩm chín
C. Để thuận lợi khi chế biến và sử dụng
D. Để dễ lựa chọn thực phẩm
-
Câu 24:
Trong sản xuất dồi, chất nào sau đây được dùng để làm chất tăng độ đặc:
A. Na2SO4
B. Acginat
C. Tricalciphotphat
D. Natripirofotfat và natri monofotfat
-
Câu 25:
Một trong những nguyên tắc dinh dưỡng bệnh nhân tăng huyết áp:
A. Tăng muối
B. Tăng Kali
C. Tăng rượu, cà phê, nước chè đặc
D. Tăng gia vị như tiêu, ớt
-
Câu 26:
Để đề phòng ngộ độc thức ăn do salmonella, phương pháp phòng bệnh tích cực có hiệu quả nhất là:
A. Thức ăn đã chế biến nên bảo quản lạnh
B. Đun sôi thức ăn trước khi dùng
C. Bảo đảm thời hạn cất giữ thức ăn
D. Kiểm tra sức khoẻ của nhân viên chế biến thức ăn
-
Câu 27:
Protid của cá dễ hấp thu và đồng hóa hơn protid của thịt vì lý do:
A. Protid của cá không có elastin và collagen
B. Tổ chức liên kết ở cá thấp và phân phối đều
C. Protid của cá không có elastin, tổ chức liên kết thấp và phân phối đều
D. Cá có đầy đủ acid amin cần thiết hơn thịt
-
Câu 28:
Các vấn đề dinh dưỡng phổ biến nhất và trầm trọng nhất ở các nước đang phát triển:
A. Thiếu năng lượng, Thiếu protein, Thiếu acid béo no
B. Thiếu máu do thiếu sắt, Thiếu vitamin A
C. Thiếu protein-năng lượng, Thiếu máu do thiếu sắt
D. Thiếu Iod, Thiếu kẽm
-
Câu 29:
Hệ số sử dụng đạm (NPU) của ngô là:
A. 45%
B. 46%
C. 47%
D. 48%
-
Câu 30:
Nguyên nhân trực tiếp dẫn đến suy dinh dưỡng là:
A. Thiếu ăn về số lượng, chất lượng và mắc các bệnh nhiễm khuẩn
B. Đói nghèo, lạc hậu
C. Do sự bất cập trong các dịch vụ chăm bà mẹ, trẻ em
D. Do thiếu vi chất dinh dưỡng