ADMICRO

350+ câu hỏi trắc nghiệm thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT

Tổng hợp 350+ câu trắc nghiệm "Ôn thi thăng hạng giáo viên THCS và THPT" có đáp án nhằm giúp bạn ôn tập và luyện thi viên chức 2020 đạt kết quả cao. Để ôn tập hiệu quả các bạn có thể ôn theo từng phần trong bộ câu hỏi này bằng cách trả lời các câu hỏi và xem lại đáp án và lời giải chi tiết. Sau đó các bạn hãy chọn mục "Tạo đề ngẫu nhiên" để hệ thống lại kiến thức đã ôn. Chúc các bạn thành công!

356 câu
58 lượt thi

Chọn hình thức trắc nghiệm (25 câu/30 phút)

Chọn phần

  • Câu 1:

    Trong chương trình dạy học định hướng phát triển năng lực, khái niệm năng lực được sử dụng trong mấy trường hợp?


    A. 7


    B. 8


    C. 9


    D. 10


  • ADSENSE / 1
  • Câu 2:

    Mục tiêu dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:


    A. Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục


    B. Kết quả học tập cần đạt được có thể quan sát, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục


    C. Kết quả học tập cần đạt được, đánh giá được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục


    D. Kết quả học tập cần đạt được mô tả chi tiết và có thể quan sát được; thể hiện được mức độ tiến bộ của HS một cách liên tục


  • Câu 3:

    Nội dung dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:


    A. Lựa chọn những nội dung đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết


    B. Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định, gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết


    C. Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra gắn với các tình huống thực tiễn. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết


    D. Lựa chọn những nội dung nhằm đạt được kết quả đầu ra đã quy định. Chương trình chỉ quy định những nội dung chính, không quy định chi tiết


  • Câu 4:

    Hình thức dạy học theo định hướng phát triển năng lực là:


    A. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học


    B. Chú ý các hoạt động ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học


    C. Tổ chức hình thức học tập đa dạng; chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, nghiên cứu khoa học, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học


    D. Chú ý các hoạt động xã hội, ngoại khóa, trải nghiệm sáng tạo; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong dạy và học


  • ZUNIA12
  • Câu 5:

    Đánh giá kết quả học tập của người học theo dạy học định hướng phát triển năng lực là:


    A. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập


    B. Tiêu chí đánh giá dựa vào sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn


    C. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn


    D. Tiêu chí đánh giá dựa vào năng lực đầu ra, có tính đến sự tiến bộ trong quá trình học tập, chú trọng khả năng vận dụng trong các tình huống thực tiễn


  • Câu 6:

    Cấu trúc chung của năng lực hành động được mô tả là sự kết hợp của các năng lực thành phần:


    A. Năng lực chuyên môn, năng lực phương pháp, năng lực xã hội, năng lực cá thể


    B. Năng lực chuyên môn, năng lực chung, năng lực xã hội, năng lực cá thể


    C. Năng lực chuyên môn, năng lực cốt lõi, năng lực xã hội, năng lực cá thể


    D. Năng lực chuyên môn, năng lực chuyên biệt, năng lực xã hội, năng lực cá thể


  • ADMICRO
  • Câu 7:

    Người có năng lực về một lĩnh vực hoạt động nào đó cần có dấu hiệu cơ bản nào?


    A. Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích; Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc


    B. Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích; Hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc


    C. Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; hành động có kết quả, ứng phó linh hoạt, hiệu quả trong những điều kiện mới, không quen thuộc


    D. Có kiến thức, hiểu biết một cách có hệ thống hoặc chuyên sâu về lĩnh vực hoạt động đó; Có khả năng tiến hành hoạt động đó hiệu quả và đạt kết quả phù hợp với mục đích


  • Câu 8:

    Các hình thức đánh giá năng lực người học là:


    A. Sản phẩm; Dự án học tập; Thực hiện (nhiệm vụ)


    B. Dự án học tập; Trình diễn; Thực hiện (nhiệm vụ)


    C. Sản phẩm; Dự án học tập; Trình diễn; Thực hiện(nhiệm vụ)


    D.  vụ) Dự án học tập; Trình diễn; Thực hiện (nhiệm vụ) Sản phẩm; Dự án học tập; Trình diễn; Thực hiện S


  • Câu 9:

    Xây dựng kiểm tra dánh giá năng lực bao gồm bao nhiêu bước?


    A. 3


    B. 4


    C. 5


    D. 6


  • Câu 10:

    Trong bước xác định chuẩn ở các bước xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực giáo viên phải xác định được bao nhiêu chuẩn?


    A. 2


    B. 3


    C. 4


    D. 5


  • Câu 11:

    Xác định nhiệm vụ trong xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực là:


    A. Nhiệm vụ là một hoạt động được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế


    B. Nhiệm vụ là một bài tập để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế


    C. Nhiệm vụ là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn)


    D. Nhiệm vụ là một bài tập được thiết kế để đánh giá năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã xác định ở bước 1 (chuẩn) và giải quyết những thách thức trong thực tế


  • Câu 12:

    Xác định tiêu chí tốt đánh giá việc hoàn thành nhiệm vụ trong xây dựng kiểm tra đánh giá năng lực là:


    A. Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu


    B. Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát được


    C. Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; ngắn gọn; quan sát được; mô tả được hành vi


    D. Được phát biểu rõ ràng, dễ hiểu; quan sát được; mô tả được hành vi


  • Câu 13:

    Thứ tự các bước trong quy trình thực hiện ở phương pháp dạy học giải quyết vấn đề là:


    A. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề; Tìm giải pháp; Nghiên cứu sâu giải pháp; Trình bày giải pháp


    B. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề; Tìm giải pháp; Trình bày giải pháp; Nghiên cứu giải pháp


    C. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề; Tìm giải pháp; Trình bày giải pháp; Nghiên cứu sâu giải pháp


    D. Phát hiện hoặc thâm nhập vấn đề; Tìm giải pháp; Nghiên cứu giải pháp; Trình bày giải pháp


  • Câu 14:

    Bản chất của việc dạy học phát hiện vấn đề là:


    A. Phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra vấn đề, HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác


    B. Phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác


    C. Phương pháp dạy học trong đó GV điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để giải quyết vấn đề và thông qua đó chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác


    D. Phương pháp dạy học trong đó GV tạo ra những tình huống có vấn đề, điều khiển HS phát hiện vấn đề, hoạt động tự giác, tích cực, chủ động, sáng tạo để chiếm lĩnh tri thức, rèn luyện kĩ năng và đạt được những mục đích học tập khác


  • Câu 15:

    Tình huống có vấn đề trong dạy học giải quyết vấn đề là:


    A. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có


    B. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ, hoạt động để biến đổi đối tượng hoạt động hoặc điều chỉnh kiến thức sẵn có


    C. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải, mà phải trải qua quá trình tích cực suy nghĩ


    D. Tình huống có vấn đề là một tình huống gợi ra cho HS những khó khăn về lí luận hay thực hành mà họ thấy cần có khả năng vượt qua, nhưng không phải ngay tức khắc bằng một thuật giải


  • Câu 16:

    Các vấn đề/ tình huống đưa ra để HS xử lí, giải quyết cần thoả mãn bao nhiêu yêu cầu?


    A. Cần sử dụng phương pháp động não để HS liệt kê các cách giải quyết có thể có


    B. Cách giải quyết tối ưu đối với mỗi HS có thể giống hoặc khác nhau


    C. Vấn đề/ tình huống phải gần gũi với cuộc sống thực của HS


    D. HS cần xác định rõ vấn đề trước khi đi vào giải quyết vấn đề


  • Câu 17:

    Tổ chức cho HS giải quyết, xử lí vấn đề/ tình huống có bao nhiêu chú ý?


    A. 3


    B. 4


    C. 5


    D. 6


  • Câu 18:

    Ý nghĩa của hoạt động trải nghiệm là:


    A. Tạo sự thống nhất giữa giáo dục và dạy học, giữa giáo dục trong nhà trường và giáo dục ngoài nhà trường, giữa thời gian trong năm học và thời gian hè


    B. Nó có quan hệ chặt chẽ với hoạt động dạy học và các hoạt động giáo dục trong nhà trường


    C. Gắn lý thuyết với thực hành


    D. Thống nhất giữa nhận thức với hành động


  • Câu 19:

    Khi tổ chức hoạt động trải nghiệm có bao nhiêu yêu cầu?


    A. 2


    B. 3


    C. 4


    D.  5


  • Câu 20:

    Mục tiêu của hoạt động trải nghiệm bao gồm:


    A. Tri thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất, năng lực


    B. Tri thức, kỹ năng, thái độ


    C. Tri thức, kỹ năng, thái độ, phẩm chất


    D. Tri thức, kỹ năng, thái độ, năng lực


  • Câu 21:

    Mục tiêu về thái độ của hoạt động trải nghiệm là:


    A. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống


    B. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống


    C. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, đấu tranh tích cực với những biểu hiện sai trái của bản thân và của người khác (để tự hoàn thiện mình); biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống


    D. Biết tỏ thái độ trước những vấn đề của cuộc sống, biết chịu trách nhiệm về hành vi của bản thân; biết cảm thụ và đánh giá cái đẹp trong cuộc sống


  • Câu 22:

    Bản chất của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo ở trường phổ thông là:


    A. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học có kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục


    B. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục


    C. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, các mối quan hệ nhiều mặt, nhằm giúp người học tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục


    D. Thông qua tổ chức các loại hình hoạt động, nhằm giúp người học chuyển hoá một cách tự giác tri thức thành niềm tin, kiến thức thành hành động, biến yêu cầu của nhà trường, của nhà sư phạm thành chương trình hành động của tập thể lớp học sinh và của cá nhân học sinh, biến quá trình giáo dục thành quá trình tự giáo dục


  • Câu 23:

    Bản chất của tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo là tạo cơ hội cho học sinh:


    A. Thể nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong một môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục


    B. Thể nghiệm tri thức, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trong một môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục


    C. Thể nghiệm tri thức, thái độ và hành vi ứng xử của mình trong một môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục


    D. Thể nghiệm tri thức, thái độ, quan điểm trong một môi trường an toàn, thân thiện có định hướng giáo dục


  • Câu 24:

    Đặc điểm cơ bản của hoạt động trải nghiệm sáng tạo là:


    A. Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động mới có hiệu quả và được coi là môn học


    B. Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động mới có hiệu quả và được coi là chủ đề dạy học


    C. Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động mới có hiệu quả và không được coi là chủ đề dạy học


    D. Nội dung hoạt động được tiến hành theo chủ đề của từng cấp học khác nhau, đòi hỏi người tham gia phải tự giác, tích cực chủ động tham gia vào quá trình hoạt động mới có hiệu quả và không được coi là môn học


  • Câu 25:

    Mục đích chính của hoạt động trải nghiệm sáng tạo trong chương trình giáo dục phổ thông mới là:


    A. Hình thành và phát triển những tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại


    B. Hình thành và phát triển những phẩm chất, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại


    C. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại


    D. Hình thành và phát triển những phẩm chất, tư tưởng, ý chí, tình cảm, giá trị, kỹ năng sống và những năng lực chung cần có ở con người trong xã hội hiện đại


ZUNIA9
ADMICRO