Đề thi HK2 môn Toán 9 năm 2021-2022
Trường THCS Ngô Mây
-
Câu 1:
Cho đường thẳng d có phương trình \( \frac{{m - 1}}{2}x + (1 - 2m)y = 2\). Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
A. 1
B. 2
C. 3
D. \(\frac{1}{2}\)
-
Câu 2:
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m + 2 Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục tung.
A. 1/3
B. 2
C. 2/3
D. 3
-
Câu 3:
Cho đường thẳng d có phương trình (5m - 15)x + 2my = m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 4:
Cho hàm số \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\). Hãy chọn câu đúng trong các câu sau:
A. Nếu a > 0 và x < 0 thì y < 0
B. Nếu a < 0 và x < 0 thì y > 0
C. Nếu a < 0 và x < 0 thì y < 0
D. Nếu y < 0 và x < 0 thì a > 0
-
Câu 5:
Cho hàm số sau \(y = a{x^2},\,\,a \ne 0\) . Chọn câu đúng
A. Nếu a > 0 thì khi x tăng y cũng tăng
B. Nếu a > 0 thì khi x > 0 và x tăng y cũng tăng
C. Nếu a > 0 thì khi x giảm y cũng giảm
D. Nếu a > 0 thì khi x < 0 và x giảm y cũng giảm
-
Câu 6:
Cho đồ thị hàm số \(y = x^2\) và \(y = 3x^2\). Tìm giao điểm của hai đồ thị hàm số đã cho?
A. O(0; 0) và A(1; 1)
B. A(1; 1)
C. O(0; 0)
D. O(0; 0) và B( 1; 3)
-
Câu 7:
Hãy chọn khẳng định đúng. Góc ở tâm là góc
A. Có đỉnh nằm trên đường tròn
B. Có đỉnh trùng với tâm đường tròn
C. Có hai cạnh là hai đường kính của đường tròn
D. Có đỉnh nằm trên bán kính của đường tròn
-
Câu 8:
Chọn khẳng định đúng. Góc có đỉnh trùng với tâm đường tròn được gọi là
A. Góc ở tâm
B. Góc tạo bởi hai bán kính
C. Góc bên ngoài đường tròn
D. Góc bên trong đường tròn
-
Câu 9:
Chọn khẳng định đúng. Trong một đường tròn, số đo cung nhỏ bằng
A. Số đo cung lớn
B. Số đo của góc ở tâm chắn cung đó
C. Số đo của góc ở tâm chắn cung lớn
D. Số đo của cung nửa đường tròn
-
Câu 10:
Một hình trụ có thể tích 147,4 cm2, chiều cao 7,5 cm. Nếu làm tròn đến chữ số thập phân thứ hai thì bán kính đáy r của hình trụ xấp xỉ là (lấy \(\pi = 3,14\) )
A. 2,2 cm
B. 2,5 cm
C. 2,8 cm
D. 3,2 cm
-
Câu 11:
Một hình nón có bán kính đáy bằng 2 cm, chiều cao bằng đường kính một hình cầu. Diện tích toàn phần hình nón bằng diện tích mặt cầu. Tính chiều cao hình nón.
A. 2cm
B. \(\sqrt 3 cm\)
C. \(2\sqrt 3 cm\)
D. 4cm
-
Câu 12:
Cho một hình trụ, một hình nón và một hình cầu có thể tích bằng nhau. Bán kính đáy của hình trụ, bán kính đáy của hình nón và bán kính của hình cầu đều bằng R. Tính các chiều cao h1 của hình trụ và h2 của hình nón theo R.
A. h1 = 4R; h2 = 4/3R
B. h1 = 4/3R; h2 = 4R
C. h1 = 1/3R; h2 = 4R
D. h1 = 4/3R; h2 = 1/3R
-
Câu 13:
Cho đường thẳng d có phương trình (m - 2)x + (3m - 1)y = 6m - 2. Tìm các giá trị của tham số m để d song song với trục hoành.
A. 1
B. 2
C. 3
D. 4
-
Câu 14:
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = ( - 2 - m)x + 2\\ y = (m + 4)x + 19 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình trên có nghiệm duy nhất?
A. m = 3
B. m = -3
C. m ≠ -3
D. m ≠ 3
-
Câu 15:
Cho hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 20\\ y = (2m - 4)x + 10 \end{array} \right.\). Tìm m để hệ phương trình đã cho vô nghiệm
A. m = 3
B. m = 1
C. m = -2
D. m = -1
-
Câu 16:
Đưa phương trình \(- 3x{}^2 - x(x + 2\sqrt 5 ) = 15\) về dạng \(a{x^2} + bx + c = 0\), chỉ ra các hệ số số a, b, c.
A. \(a = -3;b =1 ;c = -15\)
B. \(a = -3;b = 1 ;c = 15\)
C. \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = -15\)
D. \(a = 4;b = 2\sqrt 5 ;c = 15\)
-
Câu 17:
Nghiệm của phương trình \(3 x^{2}-19 x-22=0\) là
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{17}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
C. Vô nghiệm.
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{22}{3} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
-
Câu 18:
Nghiệm của phương trình sau \(5 x^{2}-17 x+12=0\) là?
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=-1 \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{12}{5} \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
D. Vô nghiệm.
-
Câu 19:
Cho đường tròn (O) đường kính AB, vẽ góc ở tâm góc\(\widehat {AOC}\) = 55o. Vẽ dây CD vuông góc với AB và dây DE song song với AB. Tính số đo cung nhỏ BE
A. 55∘
B. 60∘
C. 40∘
D. 50∘
-
Câu 20:
Cho đường tròn (O;R). Gọi H là điểm thuộc bán kính OA sao cho OH = \(\frac{{\sqrt 3 }}{2}\) OA. Dây CD vuông góc với OA tại H. Tính số đo cung lớn CD.
A. 260o
B. 240o
C. 300o
D. 120o
-
Câu 21:
Cho đường tròn (O;R). Gọi H là trung điểm của bán kính OA. Dây CD vuông góc với OA tại H. Tính số đo cung lớn CD.
A. 260∘
B. 300∘
C. 240∘
D. 120∘
-
Câu 22:
Không vẽ hình, hỏi hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm sau: \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + 5y = 10\\ 16{\rm{x}} - 40y = 20 \end{array} \right.\)
A. Vô số nghiệm
B. 0
C. 1
D. 2
-
Câu 23:
Không cần vẽ hình, cho biết hệ phương trình sau có bao nhiêu nghiệm? \(\left\{ \begin{array}{l} y = 2{\rm{x}} + 10\\ y = x + 100 \end{array} \right.\)
A. 1
B. Vô số
C. 0
D. 2
-
Câu 24:
Không giải hệ phương trình, dự đoán số nghiệm của hệ \(\left\{ \begin{array}{l} - 2{\rm{x}} + y = - 3\\ 3{\rm{x}} - 2y = 7 \end{array} \right.\)
A. 0
B. Vô số
C. 1
D. 2
-
Câu 25:
Tìm nghiệm hệ phương trình \(\left\{ \begin{array}{l}2x = - 4\\3y + 6 = 0\end{array} \right.\)
A. Hệ phương trình đã cho có một nghiệm là x = -2
B. Hệ phương trình đã cho có hai nghiệm là x = -2 và y = -2
C. Hệ phương trình đã cho vô nghiệm
D. Hệ phương trình đã cho có nghiệm duy nhất là (x ; y) = (-2 ; -2)
-
Câu 26:
Nghiệm của phương trình \(x^{2}-12 x+27=0\) là
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-9 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=9 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)
-
Câu 27:
Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-10 x+21=0\) là:
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-7 \\ x_{2}=1 \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=7 \\ x_{2}=3 \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}=6 \end{array}\right.\)
D. Phương trình vô nghiệm.
-
Câu 28:
Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-11 x+30=0\) là
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}= 2 \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=6 \\ x_{2}= 5 \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-2 \\ x_{2}= 3 \end{array}\right.\)
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}= -5 \end{array}\right.\)
-
Câu 29:
Nghiệm của phương trình sau \({x^2} + 2\sqrt 2 x + 4 = 3\left( {x + \sqrt 2 } \right)\) là:
A. \({x_1} = 2+ \sqrt 2 ;{x_2} = 1+\sqrt 2 \)
B. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 + \sqrt 2 \)
C. \({x_1} = 2 +\sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \)
D. \({x_1} = 2 - \sqrt 2 ;{x_2} = 1 - \sqrt 2 \)
-
Câu 30:
Cho biết đường tròn (O) có dây AB > CD. Khi đó:
A. Cung AB lớn hơn cung CD
B. Cung AB nhỏ hơn cung CD
C. Cung AB bằng cung CD
D. Số đo cung AB bằng hai lần số đo cung CD
-
Câu 31:
Cho biết đường tròn (O) có cung MN < cung PQ. Khi đó
A. MN > PQ
B. MN
C. MN = PQ
D. PQ = 2MN
-
Câu 32:
Cho đường tròn (O;R), dây cung AB = R\({\sqrt 3 }\). Vẽ đường kính CD ⊥ AB (C thuộc cung lớn AB). Trên cung AC nhỏ lấy điểm M, vẽ dây AN // CM. Độ dài đoạn MN là:
A. MN = R\({\sqrt 3 }\)
B. MN = R\({\sqrt 2 }\)
C. MN = \(\frac{{3R}}{2}\)
D. MN = R\(\frac{{\sqrt 5}}{2}\)
-
Câu 33:
Cho tam giác ABC có \(\widehat B = {60^0}\) , đường trung tuyến AM, đường cao CH. Vẽ đường tròn ngoại tiếp BHM. Kết luận nào đúng khi nói về các cung HB;MB;MH của đường tròn ngoại tiếp tam giác MHB?
A. Cung HB nhỏ nhất
B. Cung MB lớn nhất
C. Cung MH nhỏ nhất
D. Ba cung bằng nhau
-
Câu 34:
Một hình cầu được đặt khít bên trong một hình trụ, biết đường kính hình cầu là 20 cm. Tính thể tích hình trụ.
A. 2000(cm3)
B. 200(cm3)
C. \(200\pi (c{m^3})\)
D. \(2000\pi (c{m^3})\)
-
Câu 35:
Chiều cao của một hình trụ gấp rưỡi bán kính đáy của nó. Tỉ số thể tích của hình trụ này và thể tích hình cầu có bán kính bằng bán kính đáy của hình trụ là:
A. 9/8
B. 8/9
C. 4/3
D. 3/2
-
Câu 36:
Tính thể tích của một hình nón cụt có các bán kính đáy là bằng 4 cm và 7cm, chiều cao bằng 11 cm.
A. \(1023\pi (c{m^3})\)
B. \(341\pi (c{m^3})\)
C. \(93\pi (c{m^3})\)
D. \(314\pi (c{m^3})\)
-
Câu 37:
Nghiệm của phương trình sau \(x^{2}-24 x+70=0\) là?
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=12+\sqrt{74} \\ x_{2}=12-\sqrt{74} \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-12+\sqrt{74} \\ x_{2}=-12-\sqrt{74} \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-12+2\sqrt{74} \\ x_{2}=-12-2\sqrt{74} \end{array}\right.\)
D. Phương trình vô nghiệm.
-
Câu 38:
Tìm m để phương trình có nghiệm duy nhất: \(mx^2 + (4m + 2)x - 4m = 0\)
A. Không có m thỏa mãn.
B. m=0; m=1
C. m=0
D. Phương trình đã cho có nghiệm duy nhất với mọi m.
-
Câu 39:
Cho phương trình \((m - 2)x^2 - 2(m + 1)x + m = 0\). Tìm các giá trị của m để phương trình đã cho có một nghiệm
A. m=−2
B. m=2; m=−1/4
C. m=−1/4
D. m≠2
-
Câu 40:
Nghiệm của phương trình sau \(6 x^{2}-13 x-48=0\) là?
A. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{13+\sqrt{1321}}{6} \\ x_{2}=\frac{13-\sqrt{1321}}{6} \end{array}\right.\)
B. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=\frac{13+\sqrt{1321}}{12} \\ x_{2}=\frac{13-\sqrt{1321}}{12} \end{array}\right.\)
C. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=1 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)
D. \(\left[\begin{array}{l} x_{1}=-1 \\ x_{2}=-3 \end{array}\right.\)