Đề thi giữa HK2 môn Toán 8 năm 2022-2023
Trường THCS Văn Lang
-
Câu 1:
Chọn câu sai
A. Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng ax + b = 0, a ≠ 0
B. Phương tình có một nghiệm duy nhất được gọi là phương trình bậc nhất một ẩn
C. Trong một phương trình ta có thể nhân cả 2 vế với cùng một số khác 0
D. Phương trình 3x + 2 = x + 8 và 6x + 4 = 2x + 16 là hai phương trình tương đương
-
Câu 2:
Hãy chọn câu đúng.
A. Phương trình x = 0 và x(x + 1) là hai phương trình tương đương
B. Phương trình x = 2 và |x| = 2 là hai phương trình tương đương
C. kx + 5 = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn số
D. Trong một phương trình ta có thể chuyển một hạng tử vế này sang vế kia đồng thời đổi dấu của hạng tử đó
-
Câu 3:
Phương trình 2x + k = x – 1 nhận x = 2 là nghiệm khi
A. k = 3
B. k = -3
C. k = 0
D. k = 1
-
Câu 4:
Hai biểu thức P = (x – 1)(x + 1) + x2; Q = 2x(x – 1) có giá trị bằng nhau khi:
A. x = 0
B. x = 1
C. x = 0,5
D. x = -1
-
Câu 5:
Giải phương trình: 2x(x – 5) + 21 = x(2x + 1) -12 ta được nghiệm x0. Chọn câu đúng
A. x0 = 4
B. x0 < 4
C. x0 > 4
D. x0 > 5
-
Câu 6:
Số nghiệm của phương trình (x + 2)(x2 – 3x + 5) = (x + 2)x2 là
A. 2
B. 3
C. 4
D. 1
-
Câu 7:
Một hình chữ nhật có chu vi 372m nếu tăng chiều dài 21m và tăng chiều rộng 10m thì diện tích tăng 2862m2. Chiều dài của hình chữ nhật là:
A. 72m
B. 144m
C. 228m
D. 114m
-
Câu 8:
Một xe du lịch khởi hành từ A để đến B. Nửa giờ sau, một xe tải xuất phát từ B để về A. Xe tải đi được 1 giờ thì gặp xe du lịch. Tính vận tốc của mỗi xe, biết rằng xe du lịch có vận tốc lớn hơn xe tải là 10km/h và quãng đường AB dài 90km.
A. Vận tốc xe du lịch là 40 (km/h), vận tốc xe tải là 30 (km/h)
B. Vận tốc xe du lịch là 30 (km/h), vận tốc xe tải là 40 (km/h)
C. Vận tốc xe du lịch là 40 (km/h), vận tốc xe tải là 50 (km/h)
D. Vận tốc xe du lịch là 50 (km/h), vận tốc xe tải là 40 (km/h)
-
Câu 9:
Hãy chọn câu đúng. Nếu ΔABC và ΔDEF có góc B = D; \(\frac{{BA}}{{BC}} = \frac{{DE}}{{DF}}\) thì:
A. ΔABC đồng dạng với ΔDEF
B. ΔABC đồng dạng với ΔEDF
C. ΔBCA đồng dạng với ΔDEF
D. ΔABC đồng dạng với ΔFDE
-
Câu 10:
Để hai tam giác ABC và EDF đồng dạng thì số đo góc D trong hình vẽ dưới bằng:
A. 500
B. 600
C. 300
D. 700
-
Câu 11:
Cho hình thang vuông ABCD (A = D = 900) có AB = 16cm, CD = 25cm, BD = 20cm. Tam giác ABD đồng dạng với tam giác nào dưới đây?
A. ΔBDC
B. ΔCBD
C. ΔBCD
D. ΔDCB
-
Câu 12:
Cho hình thang vuông ABCD (A = D = 900) có AB = 16cm, CD = 25cm, BD = 20cm.
Độ dài cạnh BC là
A. 10cm
B. 12cm
C. 15cm
D. 9cm
-
Câu 13:
Cho hình thang vuông ABCD (A = D = 900) có AB = 1cm, CD = 4cm, BD = 2cm. Chọn kết luận sai?
A. ΔABD ~ ΔBDC
B. BDC = 900
C. BC = 2AD
D. BD vuông góc BC
-
Câu 14:
Cho hình thang vuông ABCD (A = D = 900) có AB = 1cm, CD = 4cm, BD = 2cm.
Độ dài cạn BC là (làm tròn đến hai chữ số thập phân)
A. 3cm
B. 4cm
C. 4,36cm
D. 3,46cm
-
Câu 15:
Cho tam giác nhọn ABC có C = 400. Vẽ hình bình hành ABCD. Gọi AH, AK theo thứ tự là các đường cao của các tam giác ABC, ACD. Tính số đo góc AKH.
A. 300
B. 400
C. 450
D. 500
-
Câu 16:
Cho tam giác ABC có AB = 8cm, AC = 16cm. Điểm D thuộc cạnh AB sao cho BD = 2cm. Điểm E thuộc cạnh AC sao cho CE = 13cm. Chọn câu đúng.
A. ΔEDA ~ ΔABC
B. ΔADE ~ ΔABC
C. ΔAED ~ ΔABC
D. ΔDEA ~ ΔABC
-
Câu 17:
Cho tam giác ABC có AB = 8cm, AC = 16cm. Điểm D thuộc cạnh AB sao cho BD = 2cm. Điểm E thuộc cạnh AC sao cho CE = 13cm. Chọn câu sai.
A. góc ABE = góc ACD
B. AE.CD = AD. BC
C. AE.CD = AD.BE
D. AE.AC = AD.AB
-
Câu 18:
Tứ giác ABCD có AB = 8cm, BC = 15cm, CD = 18cm, AD = 10cm, BD = 12cm. Chọn câu đúng nhất:
A. ΔABD ~ ΔBDC
B. ABCD là hình thang
C. ABCD là hình thang vuông
D. Cả A, B đều đúng
-
Câu 19:
Tứ giác ABCD có AB = 9cm, BC = 20cm, CD = 25cm, AD = 12cm, BD = 15cm. Chọn câu sai:
A. ΔABD ~ ΔBDC
B. ABCD là hình thang
C. ABCD là hình thang vuông
D. ABCD là hình thang cân
-
Câu 20:
Cho ΔABC nhọn, kẻ đường cao BD và CE, vẽ các đường cao DF và EG của ΔADE.
ΔABD đồng dạng với tam giác nào dưới đây?
A. ΔAEG
B. ΔABC
C. Cả A và B
D. Không có tam giác nào
-
Câu 21:
Một tam giác có cạnh nhỏ nhất bằng 12, hai cạnh còn lại bằng x và y (x < y). Một tam giác khác có cạnh lớn nhất bằng 40,5, hai cạnh còn lại cũng bằng x và y. Tính x và y để hai tam giác đó đồng dạng, từ đó suy ra giá trị của S = x + y bằng:
A. 45
B. 60
C. 55
D. 35
-
Câu 22:
Một tam giác có cạnh nhỏ nhất bằng 8, hai cạnh còn lại bằng x và y (x < y). Một tam giác khác có cạnh lớn nhất bằng 27, hai cạnh còn lại cũng bằng x và y. Tính x và y để hai tam giác đó đồng dạng.
A. x = 5; y = 10
B. x = 6; y = 12
C. x = 12; y = 18
D. x = 6; y = 18
-
Câu 23:
Phương trình bậc nhất một ẩn có dạng
A. ax + b = 0, a ≠ 0
B. ax + b = 0
C. ax2 + b = 0
D. ax + by = 0
-
Câu 24:
Phương trình ax + b = 0 là phương trình bậc nhất một ẩn nếu:
A. a = 0
B. b = 0
C. b ≠ 0
D. a ≠ 0
-
Câu 25:
Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn?
A. (x – 1)2 = 9
B. \( {1 \over 2}\)x2 - 1 = 0
C. 2x – 1 = 0
D. 0,3x – 4y = 0
-
Câu 26:
Phương trình nào sau đây là phương trình bậc nhất một ẩn số?
A. 2x + y – 1 = 0
B. x – 3 = -x + 2
C. (3x – 2)2 = 4
D. x – y2 + 1 = 0
-
Câu 27:
Phương trình x – 12 = 6 – x có nghiệm là:
A. x = 9
B. x = -9
C. x = 8
D. x = -8
-
Câu 28:
Nghiệm của phương trình 2x – 1 = 7 là
A. x = 0
B. x = 3
C. x = 4
D. x = -4
-
Câu 29:
Phương trình 5 – x2 = -x2 + 2x – 1 có nghiệm là:
A. x = 3
B. x = -3
C. x = ±3
D. x = 1
-
Câu 30:
Phương trình 2x – 3 = 12 – 3x có bao nhiêu nghiệm?
A. 0
B. 1
C. 2
D. Vô số nghiệm