Trắc nghiệm Tri thức lịch sử và cuộc sống Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Vai trò của Sử học với các ngành khoa học tự nhiên là:
A. Cung cấp thông tin quá khứ, hiện tại và sự vận động phát triển.
B. Xác định không gian, bối cảnh lịch sử
C. Phục dựng lịch sử các ngành khoa học công nghệ và tự nhiên.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 2:
Để tìm hiểu quá khứ và làm giàu tri thức lịch sử, cần dựa vào đâu?
A. Các nguồn sử liệu
B. Giáo trình lịch sử
C. Phim cổ trang
D. Phim tài liệu
-
Câu 3:
Mỗi một sự kiện lịch sử thường được phản ánh qua các nguồn sử liệu khác nhau.
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 4:
Câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng cảu tâm hồn”. Là câu nói của ai?
A. Xi-xê-rông
B. Lo Ác-tơn
C. Ăng-ghen
D. Lê-nin
-
Câu 5:
Câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”. Là câu nói của ai?
A. Xi-xê-rông
B. Các-mac
C. Ăng-ghen
D. Lê-nin
-
Câu 6:
Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean là gì?
A. Tìm hiểu về ASEAN.
B. Theo dòng lịch sử.
C. ASEAN trong tôi
D. Việt Nam và ASEAN
-
Câu 7:
Đền Hùng và Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống gì?
A. Truyền thống yêu nước
B. Uống nước nhớ nguồn
C. Chống giặc ngoại xâm
D. Truyền thống yêu nước và đoàn kết
-
Câu 8:
“Vì sao phải viết quốc sử? Vì sử chủ yếu ghi chép công việc. Có chính trị của một đời phải có sử của một đời. Mà sự ghi chép của sử giữ nghị luận rất nghiêm, tô điểm việc trí trị thì sáng tỏ ngang với Mặt Trời, Mặt Trăng, răn đe kẻ loạn tặc thì ráo riết như sương thu lạnh buốt, người thiện biết có thể bắt chước, kẻ ác biết thì có thể tự răn, quan hệ với chính trị không phải là ít. Cho nên mới làm ra quốc sử." Câu nói trên là của ai?
A. Phạm Công Trứ
B. Hồ Chí Minh
C. Phan Bội Châu
D. Phan Chu Trinh
-
Câu 9:
Cần học tập tri thức lịch sử suốt đời vì?
A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng. Những kiến thức lịch sử ở nhà trường chỉ là một phần nhỏ trong kho tàng lịch sử quốc gia, nhân loại. Muốn hiểu đầy đủ và đúng đắn về lịch sử cần có một quá trình lâu dài.
B. Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng, gắn liền với sự xuất hiện của các nguồn sử liệu mới, những quan điểm và nhận thức mới, lĩnh vực nghiên cứu mới,… Do vậy, những nhận thức về sự kiện, hiện tượng lịch sử của con người hôm nay rất có thể sẽ thay đổi trong tương lai,…
C. Cùng với tìm hiểu tri thức, việc học tập lịch sử suốt đời sẽ giúp mọi người mở rộng và cập nhật vốn kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng xây dựng sự tự tin, thích ứng với những thay đổi nhanh chóng của xã hội, tạo ra những cơ hội mới trong cuộc sống và nghề nghiệp.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 10:
Các bước thu thập thông tin làm giàu tri thức lịch sử như sau:
1. Xác định vấn đề
2. Sưu tầm sử liệu
3. Chọn lọc, phân loại.
4. Xác định đánh giá
A. 1-2-3-4.
B. 1-3-4-2
C. 2-1-3-4.
D. 4-2-1-3
-
Câu 11:
Tri thức lịch sử là: - Là kết quả của quá trình nhận thức của con người. - Phản ánh toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác và có hệ thống. - Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ nhận thức của con người.
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 12:
Tri thức lịch sử là gì?
A. Là kết quả của quá trình nhận thức của con người.
B. Phản ánh toàn bộ sinh hoạt của xã hội loài người trong quá khứ một cách chính xác và có hệ thống.
C. Tri thức lịch sử sẽ phát triển theo trình độ nhận thức của con người.
D. Tất cả đều đúng
-
Câu 13:
Sử liệu được xem là gì?
A. Tư liệu hiện vật
B. Toàn bộ hình thức khác nhau của tư liệu lịch sử.
C. Sử liệu gốc
D. Sử liệu thứ cấp
-
Câu 14:
Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp liên ngành?
A. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian.
B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
-
Câu 15:
Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp đồng đại?
A. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các sự kiện nhân vật, quá trình lịch sử diễn ra trong cùng một thời gian.
B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
-
Câu 16:
Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch đại?
A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
-
Câu 17:
Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp logic?
A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
-
Câu 18:
Đâu là câu trả lời chính xác nhất về phương pháp lịch sử?
A. là phương pháp nghiên cứu sự vật, hiện tượng theo các giai đoạn phát triển của nó.
B. là phương pháp nghiên cứu mối liên hệ biện chứng bên trong của các sự vật, hiện tượng.
C. là tìm hiểu mối liên hệ giữa các nhân vật, sự kiện lịch sử theo trình tự thời gian trước sau.
D. vận dụng phương pháp kĩ thuật nghiên cứu của nhiều ngành khoa học khác.
-
Câu 19:
Đối tượng nghiên cứu của Sử học là toàn bộ quá khứ của loài người. Đó có thể là quá khứ của một cá nhân, một nhóm, cộng đồng người hay một quốc gia, khu vực hoặc toàn thể nhân loại.
A. Đúng
B. Sai
C. X
D. X
-
Câu 20:
Đâu là đối tượng nghiên cứu của Sử học?
A. Toàn bộ quá khứ của loài người.
B. Lịch sử máy tính
C. quá trình hình thành của Trái Đất
D. sự sống của các sinh vật trên Trái Đất
-
Câu 21:
Tại sao giữa hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử luôn có khoảng cách?
A. Con người không thể nhận thức và tái hiện hoàn toàn đầy đủ hiện thực lịch sử.
B. Mất quá nhiều thời gian để thực hiện.
C. Tốn nhiều vật chất tiền bạc, công sức.
D. Không ai muốn lại quá khứ đầy rẫy sự đau thương.
-
Câu 22:
Cây cầu Long Biên là một hiện vật lịch sử vì sao?
A. là cây cầu lớn nhất miền Bắc
B. được xây từ năm 1898
C. Tồn tại hơn một thế kỉ
D. Chứng kiến nhiều sự kiện quan trọng
-
Câu 23:
Câu chuyện Thôi Trữ giết vua được lưu truyền không tôn vinh đức tính nào của nhà sử học?
A. Trung thực
B. Tôn trọng sự thật
C. Phê phán chế độ phong kiến
D. Ngay thẳng
-
Câu 24:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là
A. Sử dụng tri thức lịch sử để điều chỉnh hiện tại, định hướng tương lai.
B. Sử dụng tri thức lịch sử để giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
C. Tái hiện lịch sử trong cuộc sống hiện tại thông qua các hình thức như triển lãm, bảo tàng,...
D. Áp dụng tri thức, kinh nghiệm lịch sử để giải quyết mọi vấn đề của cuộc sống.
-
Câu 25:
Để làm giàu tri thức lịch sử, việc thu thập, xử lí thông tin và sử liệu cần tiến hành theo quy trình nào sau đây?
A. Lập thư mục → Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu.
B. Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu.
C. Chọn lọc, phân loại sử liệu → Sưu tầm sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục.
D. Sưu tầm sử liệu → Chọn lọc, phân loại sử liệu → Xác minh, đánh giá sử liệu → Lập thư mục.
-
Câu 26:
Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A. Phân loại các nguồn sử liệu.
B. Lập thư mục các nguồn sử liệu.
C. Sưu tầm đọc và ghi chép thông tin sử liệu.
D. Xử lí thông tin và sử liệu.
-
Câu 27:
Cho biết thu thập sử liệu được hiểu là
A. Quá trình tập hợp, tìm kiếm tài liệu tham khảo về đối tượng nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
B. Quá trình khảo sát, tìm kiếm, sưu tầm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử.
C. Một khâu của quá trình thẩm định sử liệu.
D. Công đoạn cuối cùng của nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 28:
Cần học tập lịch sử suốt đời vì tri thức lịch sử
A. Liên quan và ảnh hưởng quyết định đến tất cả mọi sự vật, hiện tượng.
B. Chưa hoàn toàn chính xác, cần sửa đổi và bổ sung thường xuyên.
C. Rất rộng lớn và đa dạng, lại biến đổi và phát triển không ngừng.
D. Giúp cá nhân hội nhập nhanh chóng vào cuộc sống hiện đại.
-
Câu 29:
Nội dung nào sau đây phản ánh không đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống?
A. Nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng.
B. Đúc kết và vận dụng thành công bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
C. Đúc kết bài học kinh nghiệm, tránh lặp lại những sai lầm từ quá khứ.
D. Từ đúc kết bài học kinh nghiệm của quá khứ sẽ dự báo chính xác tương lai.
-
Câu 30:
Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm được gọi là
A. Tri thức lịch sử.
B. Hiện thực lịch sử.
C. Tiến trình lịch sử.
D. Phương pháp lịch sử.
-
Câu 31:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lịch sử của ngôi trường mà em đang học?
A. Hiệu trưởng đầu tiên của nhà trường.
B. Quá trình hình thành và phát triển của nhà trường.
C. Những thế hệ học sinh đầu tiên của trường.
D. Định hướng phát triển của trường trong tương lai.
-
Câu 32:
Nội dung nào sau đây không phải là hình thức để học tập và tìm hiểu lịch sử?
A. Đọc sách lịch sử.
B. Tham quan di tích lịch sử.
C. Xem phim khoa học viễn tưởng.
D. Nghe các bài hát có nội dung về lịch sử.
-
Câu 33:
Nội dung nào sau đây không phải là cách mà con người lưu giữ và truyền lại cho thế hệ sau những kinh nghiệm, truyền thống và tri thức?
A. Gửi gắm trong sử thi.
B. Khắc họa trên vách đá.
C. Thực hành nghi lễ truyền thống.
D. Dựng các bộ phim khoa học viễn tưởng.
-
Câu 34:
Nội dung gì sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
A. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ cho con người.
B. ho biết về quá trình sinh trưởng và phát triển của các loài sinh vật.
C. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
D. Trực tiếp làm biến đổi cuộc sống xã hội của con người.
-
Câu 35:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
B. Tri thức về lịch sử phát triển không ngừng.
C. Giúp con người sáng tạo ra hiện thực lịch sử.
D. Giúp mở rộng và làm giàu tri thức lịch sử.
-
Câu 36:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử đối với cuộc sống của con người?
A. Giúp con người sáng tạo lịch sử cho phù hợp với xã hội hiện tại.
B. Cung cấp những thông tin hữu ích về quá khứ xã hội loài người.
C. Giúp con người biết được nguồn gốc của bản thân, gia đình.
D. Góp phần tạo nên ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa cộng đồng.
-
Câu 37:
Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ như thế nào với cuộc sống hiện tại?
A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.
B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.
C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.
D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.
-
Câu 38:
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 39:
Nội dung nào sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 40:
Khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử… là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 41:
Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 42:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
A. dự đoán, dự báo những thuận lợi và nguy cơ trong tương lai.
B. giải thích những hiện tượng siêu nhiên, thần bí trong cuộc sống.
C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
D. đạt được thành tích cao trong các kì thi, bài kiểm tra, đánh giá,…
-
Câu 43:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. nhận thức lịch sử.
B. tri thức lịch sử.
C. hiện thực lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 44:
“Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,… được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. tri thức lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 45:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 46:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. Con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 47:
Đền Hùng và lễ Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống
A. yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.
B. kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.
C. nhân đạo, yêu thương con người.
D. nhân ái, yêu chuộng hòa bình.
-
Câu 48:
Em hãy cho biết nhận định dưới đây đúng hay sai?
“Tri thức lịch sử giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, về bản sắc của cá nhân và cộng đồng trong mọi thời đại. Hiểu biết về cội nguồn, bản sắc là cơ sở để con người hiểu về chỉnh minh và thế giới. Đây là nền tảng để tồn tại, giữ gìn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hoá cộng đồng và chung sống trong một thế giới đa dạng”.
A. Đúng.
B. Sai.
C. X
D. X
-
Câu 49:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
B. Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng.
C. Lịch sử là ngành khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.
D. Giúp con người mở rộng kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng.
-
Câu 50:
Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập
2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá
3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
A. 1 - 3 - 2 - 4.
B. 4 - 3 - 2 - 1.
C. 1 - 4 - 3 - 2.
D. 2 - 1 - 3 - 4.