Trắc nghiệm Tri thức lịch sử và cuộc sống Lịch Sử Lớp 10
-
Câu 1:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
D. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 2:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của tri thức lịch sử?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 3:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”?
A. Xi-xê-rông
B. Lo Ác-tơn
C. Ph. Ăng-ghen
D. I. Lê-nin
-
Câu 4:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?
A. C. Mác
B. Ph. Ăng-ghen
C. I. Lê-nin
D. Xi-xê-rông
-
Câu 5:
Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean (COCI) là gì?
A. Tìm hiểu về ASEAN.
B. Theo dòng lịch sử.
C. ASEAN trong tôi
D. Việt Nam và ASEAN
-
Câu 6:
Khảo sát, sưu tầm, tìm kiếm và tập hợp những thông tin liên quan đến đối tượng học tập, nghiên cứu, tìm hiểu lịch sử… là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 7:
Phân loại, đánh giá, thẩm định nguồn sử liệu đã thu thập được là quá trình của việc
A. thu thập thông tin và sử liệu.
B. xử lý thông tin và sử liệu.
C. phân loại các nguồn sử liệu.
D. lập thư mục các nguồn sử liệu.
-
Câu 8:
Kết nối kiến thức, bài học lịch sử vào cuộc sống chính là sử dụng tri thức lịch sử để
A. dự đoán, dự báo những thuận lợi và nguy cơ trong tương lai.
B. giải thích những hiện tượng siêu nhiên, thần bí trong cuộc sống.
C. giải thích và hiểu rõ hơn những vấn đề của cuộc sống hiện tại.
D. đạt được thành tích cao trong các kì thi, bài kiểm tra, đánh giá,…
-
Câu 9:
Điền từ còn thiếu vào chỗ trống (….) trong khái niệm sau: “……….. là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. nhận thức lịch sử.
B. tri thức lịch sử.
C. hiện thực lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 10:
“Những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, thông qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm,… được gọi là
A. hiện thực lịch sử.
B. nhận thức lịch sử.
C. tri thức lịch sử.
D. nghiên cứu lịch sử.
-
Câu 11:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng ý nghĩa của tri thức lịch sử?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 12:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về ý nghĩa của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Con người có thể đúc kết và vận dụng nhiều bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
D. Con người có thể dự báo chính xác về thời cơ và nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 13:
Đền Hùng và lễ Giỗ tổ Hùng Vương là biểu tượng của truyền thống
A. yêu nước và đoàn kết, hướng về cội nguồn.
B. kiên cường đấu tranh chống ngoại xâm.
C. nhân đạo, yêu thương con người.
D. nhân ái, yêu chuộng hòa bình.
-
Câu 14:
Nội dung nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử rất rộng lớn và đa dạng.
B. Tri thức về lịch sử biến đổi và phát triển không ngừng.
C. Lịch sử là ngành khoa học cơ bản, nền tảng của các ngành khoa học khác.
D. Giúp con người mở rộng kiến thức, hoàn thiện và phát triển kĩ năng.
-
Câu 15:
Sắp xếp các nội dung sau theo đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin và sử liệu:
1 - Lập thư mục và danh mục các nguồn sử liệu cần thu thập
2 - Chọn lọc, phân loại sử liệu để thuận lợi cho việc xác minh, đánh giá
3 - Sưu tầm, đọc và ghi chép thông tin sử liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu
4 - Xác minh, đánh giá về nguồn gốc sử liệu, thời điểm ra đời, nội dung sử liệu phản ánh.
A. 1 - 3 - 2 - 4.
B. 4 - 3 - 2 - 1.
C. 1 - 4 - 3 - 2.
D. 2 - 1 - 3 - 4.
-
Câu 16:
Nội dung nào dưới đây phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Giúp con người nhận thức sâu sắc về cội nguồn, bản sắc của cá nhân, cộng đồng.
B. Giúp con người thấy được chiều hướng vận động, phát triển của hiện tại.
C. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
D. Dự báo chính xác về thời cơ, nguy cơ trong tương lai.
-
Câu 17:
Nội dung nào dưới đây không phản ánh đúng về vai trò của tri thức lịch sử?
A. Trang bị những hiểu biết về quá khứ cho cá nhân và xã hội.
B. Góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị lịch sử, văn hóa của các cộng đồng.
C. Là cơ sở để các cộng đồng cùng chung sống và phát triển bền vững.
D. Dự đoán, dự báo trước những gì sẽ xảy ra trong tương lai.
-
Câu 18:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử không phải là gánh nặng cho kí ức, mà là sự soi sáng của tâm hồn”?
A. Xi-xê-rông
B. Lo Ác-tơn
C. Ph. Ăng-ghen
D. I. Lê-nin
-
Câu 19:
Ai là tác giả của câu nói: “Lịch sử là bằng chứng của thời đại, là ngọn lửa của chân lí, là sinh mệnh của kí ức, là thầy dạy cảu cuộc sống và là sứ giả của cố nhân”?
A. C. Mác
B. Ph. Ăng-ghen
C. I. Lê-nin
D. Xi-xê-rông
-
Câu 20:
Một trong những cuộc thi nổi tiếng trong khuôn khổ dự án của Ủy ban Văn hóa thông tin Asean (COCI) là gì?
A. Tìm hiểu về ASEAN.
B. Theo dòng lịch sử.
C. ASEAN trong tôi
D. Việt Nam và ASEAN
-
Câu 21:
Ở Việt Nam, nơi nào dưới đây tập trung đa dạng các sử liệu góp phần phục vụ nhu cầu nghiên cứu, học tập, tham quan và hưởng thụ văn hóa của công chúng?
A. Bảo tàng.
B. Thư viện.
C. Trung tâm lưu trữ.
D. Nhà văn hóa.
-
Câu 22:
Mộc bản triều Nguyễn chứa đựng những tri thức lịch sử thuộc dạng nào dưới đây?
A. Tri thức ẩn, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
B. Tri thức hiện, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
C. Tri thức ẩn, đã được hiểu biết, nhận thức, thường được thể hiện cụ thể qua văn bản.
D. Tri thức hiện, thu được từ sự trải nghiệm thực tế thành kĩ năng của mỗi cá nhân.
-
Câu 23:
Việc dạy và học lịch sử dân tộc ở trường phổ thông có ý nghĩa và giá trị nào dưới đây?
A. Mỗi dân tộc tự nhận thức chính mình trong quan hệ quốc tế.
B. Tạo cơ sở để học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Tạo điểm tựa cho lòng tin vào sức mạnh của dân tộc.
D. Hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
-
Câu 24:
Để sưu tầm tư liệu, người nghiên cứu cần phải
A. chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. xác định độ tin cậy, tính xác thực của nguồn sử liệu đã thu thập.
C. lập thư mục danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
D. ghi chép các thông tin liên quan đến vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
-
Câu 25:
Nội dung nào dưới đây không phải là bước xác định vấn đề khi thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức?
A. Chọn lọc, phân loại các nguồn sử liệu phù hợp.
B. Xác định vấn đề, đối tượng nghiên cứu.
C. Đề xuất phương pháp thực hiện.
D. Lập thư mục, danh sách nguồn sử liệu cần thu thập.
-
Câu 26:
Các bước thu thập thông tin, sử liệu làm giàu tri thức gồm:
A. xác định vấn đề, xác định đánh giá, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại.
B. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.
C. xác định vấn đề, thẩm định sử liệu, chọn lọc – phân loại, xác định đánh giá.
D. xác định vấn đề, sưu tầm sử liệu, thẩm định sử liệu, xác định đánh giá.
-
Câu 27:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu, ,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
-
Câu 28:
Nội dung nào dưới đây không đúng khi nói về dạng tồn tại của tri thức lịch sử từ trải nghiệm thực tế?
A. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
B. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tự rèn luyện, tích lũy từ thực tế.
C. Văn bản, tài liệu, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu,… được mỗi cá nhân tự nghiên cứu và tích lũy.
D. Niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kĩ năng,.. được mỗi cá nhân tiếp nhận qua hệ thống giáo dục.
-
Câu 29:
Những tri thức lịch sử đã được con người nhận thức thể hiện dưới dạng đã cho nào sau đây?
A. Sách, báo, băng ghi âm, bí quyết, kĩ năng.
B. Kĩ năng, kinh nghiệm, niềm tin, bí quyết.
C. Tác phẩm sử học, bí quyết, kĩ năng thực hành.
D. Văn bản, tác phẩm sử học, kết quả nghiên cứu.
-
Câu 30:
Cho biết tri thức lịch sử là tất cả
A. những hiểu biết có hệ thống về các sự vật, hiện tượng trong quá khứ của nhân loại.
B. các quy luật lịch sử có ý nghĩa thiết thực đối với sự tiến bộ của xã hội loài người.
C. hiện tượng siêu nhiên đã tác động mạnh đến tiến trình phát triển xã hội loài người.
D. các sự vật, hiện tượng đã diễn ra trong quá khứ theo ý muốn chủ quan của con người.
-
Câu 31:
Hình thức học tập nào dưới đây không phù hợp với môn Lịch sử?
A. Học trên lớp.
B. Xem phim tư liệu.
C. Tham quan, điền dã.
D. Học trong phòng thí nghiệm.
-
Câu 32:
Ý nào sau đây không phản ánh đúng lí do cần phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Lịch sử là môn học khó, cần phải học suốt đời để hiểu biết được lịch sử.
B. Tri thức, kinh nghiệm từ quá khứ rất cần cho cuộc sống hiện tại và định hướng cho tương lai.
C. Nhiều sự kiện, quá trình lịch sử vẫn chứa đựng những điều bí ẩn cần phải tiếp tục tìm tòi khám phá.
D. Học tập, tìm hiểu lịch sử giúp đưa lại những cơ hội nghề nghiệp thú vị.
-
Câu 33:
Điểm chung trong nội dung phản ánh của hai đoạn trích dân sau là gì?
“Sử để ghi việc, mà việc hay hoặc dở đều dùng làm gương răn cho đời sau”.
(Ngô Sỹ Liên và các sử thần nhà Lê, Đại Việt sử ký toàn thư,
Tập I, Sđd, tr. 101)
“Dân ta phải biết sử ta,
Cho tường gốc tích nước nhà Việt Nam”.
(Hồ Chí Minh, Lịch sử nước ta, 1942)
A. Sử được dùng làm gương răn dạy cho đời sau.
B. Người Việt Nam cần phải hiểu biết về lịch sử Việt Nam.
C. Vai trò, ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với cuộc sống.
D. Người Việt Nam cần phải tường tận về gốc tích của mình.
-
Câu 34:
Ý nào dưới đây không phản ánh đúng vai trò của tri thức lịch sử?
A. Cung cấp những tri thức về sự phát triển của sinh giới.
B. Cung cấp những thông tin về quá khứ để hiểu về cội nguồn của gia đình, dân tộc, nhân loại,…
C. Góp phần lưu truyền, tạo nên yếu tố cốt lõi của ý thức dân tộc và bản sắc văn hóa dân tộc.
D. Hiểu quá khứ để lí giải những vấn đề xảy ra trong hiện tại và dự đoán tương lai.
-
Câu 35:
Các nguồn sử liệu thường được lưu giữ tập trung ở
A. công viên.
B. trường học.
C. bệnh viện.
D. bảo tàng.
-
Câu 36:
Tri thức lịch sử và bài học lịch sử có mối liên hệ thế nào với cuộc sống hiện tại?
A. Là cơ sở để con người nhìn nhận về cuộc sống hiện tại.
B. Tồn tại độc lập với cuộc sống hiện tại của con người.
C. Là hệ quả của những hoạt động của con người ở hiện tại.
D. Là nguyên nhân dẫn tới mọi nhận thức của con người.
-
Câu 37:
Yếu tố đã đóng vai trò quan trọng nhất trong quá trình khôi phục các sự kiện lịch sử là
A. nguồn sử liệu.
B. quan điểm lịch sử.
C. nhận thức lịch sử.
D. hiện thực lịch sử.
-
Câu 38:
Cho biết tri thức lịch sử có mấy dạng tồn tại?
A. Một.
B. Hai.
C. Ba.
D. Bốn.
-
Câu 39:
Nội dung nào cho sau đây phản ánh đúng quy trình thu thập, xử lí thông tin tái hiện tri thức lịch sử?
A. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Xác định vấn đề.
B. Xác định vấn đề => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá => Sưu tầm sử liệu.
C. Xác định vấn đề => Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định, đánh giá.
D. Sưu tầm sử liệu => Chọn lọc, phân loại => Xác định vấn đề => Xác định, đánh giá.
-
Câu 40:
Việc thu thập thông tin, sử liệu có vai trò thế nào trong quá trình học tập, tìm hiểu và nghiên cứu lịch sử?
A. Là cơ sở để khám phá và sáng tạo ra lịch sử loài người.
B. Là cơ sở để tái hiện bức tranh lịch sử đầy đủ, chính xác.
C. Giúp con người kết nối được quá khứ với tương lai.
D. Góp phần làm phong phú các nguồn sử liệu về quá khứ.
-
Câu 41:
Nội dung nào cho sau đây không phải là lí do cần thiết phải học tập và khám phá lịch sử suốt đời?
A. Nhận thức về lịch sử có nhiều chuyển biến mới theo thời gian.
B. Muốn hiểu đúng và đầy đủ về lịch sử là một quá trình lâu dài.
C. Giúp con người tác động và thay đổi quá khứ xã hội loài người.
D. Giúp mỗi người cập nhật, mở rộng tri thức, hoàn thiện kĩ năng.
-
Câu 42:
Một trong những lợi ích của việc học tập và khám phá lịch sử suốt đời là
A. giúp con người cập nhật và mở rộng tri thức.
B. tách rời lịch sử với cuộc sống của con người.
C. giúp con người phát triển về cả thể chất và trí óc.
D. làm phong phú và đa dạng quá khứ của loài người.
-
Câu 43:
Nội dung nào cho sau đây là một trong những lí do cần thiết phải học tập lịch sử suốt đời?
A. Tri thức lịch sử ở nhà trường không có ý nghĩa đối với đời sống.
B. Hiện thực lịch sử của loài người có thể thay đổi theo thời gian.
C. Nhận thức về lịch sử không bao giờ thay đổi theo thời gian.
D. Kho tàng tri thức lịch sử của nhân loại rất rộng lớn và đa dạng.
-
Câu 44:
Những bài học kinh nghiệm trong lịch sử có giá trị như thế nào đối với cuộc sống hiện tại và tương lai của con người?
A. Giúp con người tránh lặp lại sai lầm trong quá khứ.
B. Là yếu tố quyết định đến tương lai của con người.
C. Giúp con người dự báo chính xác về tương lai.
D. Giúp con người kế thừa mọi yếu tố trong quá khứ.
-
Câu 45:
Tri thức lịch sử không đem lại ý nghĩa nào sau đây đối với mỗi cá nhân và xã hội?
A. Góp phần hình thành tinh thần yêu nước và niềm tự hào dân tộc.
B. Là cơ sở để mỗi cá nhân học hỏi, giao lưu, hội nhập quốc tế.
C. Để lại nhiều bài học kinh nghiệm quý giá cho các thế hệ sau.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 46:
Nội dung nào cho sau đây là một trong những ý nghĩa của tri thức lịch sử đối với con người?
A. Giúp con người dự báo chính xác tương lai của loài người.
B. Để lại cho đời sau những bài học kinh nghiệm quý giá.
C. Giúp con người hiểu rõ quy luật sinh - diệt của Trái Đất.
D. Là cơ sở để con người thay đổi quá khứ của loài người.
-
Câu 47:
Tri thức lịch sử được hình thành qua những quá trình nào dưới đây?
A. Học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm về lịch sử.
B. Khám phá, nghiên cứu, trải nghiệm và sáng tạo lịch sử.
C. Nghiên cứu, phục dựng và sáng tạo các sự kiện lịch sử.
D. Phân tích, đánh giá về hiện tại, tương lai của loài người.
-
Câu 48:
Nội dung nào cho sau đây là một trong những vai trò của tri thức lịch sử?
A. Làm cho cuộc sống của con người biến đổi không ngừng.
B. Là cơ sở để con người dự đoán về tương lai xã hội loài người.
C. Giúp con người nhận thức về cội nguồn, bản sắc của bản thân.
D. Giúp con người thay đổi hiện thực lịch sử và nhận thức lịch sử.
-
Câu 49:
Chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống để hoàn thành khái nhiệm sau: “…… là những hiểu biết của con người về các lĩnh vực liên quan đến lịch sử, hình thành qua quá trình học tập, khám phá, nghiên cứu và trải nghiệm”.
A. Sử học.
B. Lịch sử.
C. Tri thức lịch sử.
D. Hiện thực lịch sử.
-
Câu 50:
Bộ phim nào sau đây sử dụng chất liệu là tri thức lịch sử?
A. Thương ngày nắng về.
B. Hương vị tình thân.
C. Hoa hồng trên ngực trái.
D. Lý Công Uẩn: Đường tới Thăng Long.